Tổn thương thận cấp là gì? Thông tin cần biết
Tổn thương thận cấp là hiện tượng suy giảm chức năng đột ngột của thận hay thường được gọi là suy thận. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc với các chứng bệnh khác, gây ra ảnh hưởng nhanh chóng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương thận cấp có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tổn thương thận cấp là gì?
Thận là cơ quan đảm nhiệm nhiều vai trò trong cơ thể. Trong đó, có thể kể đến những chức năng quan trọng như lọc chất thải trong máu và bài tiết nước tiểu. Ngoài ra, thận còn giúp ổn định huyết áp, tăng sinh hồng cầu trong máu và cân bằng muối cùng với chất điện giải cho cơ thể.
Tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng được gọi là tổn thương thận cấp tính. Lúc này, cơ thể người bệnh mất đi sự cân bằng muối, chất điện giải khiến một số hoạt động bị đình trệ. Cần nhanh chóng phát hiện và điều trị. Bởi nếu tổn thương thận cấp kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến cơ quan khác như tim, phổi, não bộ,…
Khác với tình trạng bệnh thận mãn tính với = các tổn thương hình thành từ từ qua nhiều năm, thì tổn thương thận mãn tính hình thành khá đột ngột. Điều này khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Xem thêm: Bệnh thận yếu có chữa khỏi được không?
Nguyên nhân gây tổn thương thận cấp
Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận cấp. Các chuyên gia phân thành những nhóm nguyên nhân chính, bao gồm nguyên nhân tổn thương ở trước thận, tại thận và sau thận. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân trước thận
Nguyên nhân tổn thương thận cấp trước thận bao gồm những yếu tố nguy cơ như suy giảm thể tích dịch ngoại bào, cung lượng tim thấp, sức cản mạch hệ thống thấp,….Một số trường hợp thường gặp:
- Suy giảm thể tích dịch ngoại bào: Nguyên nhân do đi tiểu nhiều, mất dịch qua đường tiêu hóa, xuất huyết, mất tổ chức da, niêm mạc hoặc tình trạng mất lượng dịch và muối qua thận.
- Giảm sức cản mạch hệ thống: Do sốc phản vệ, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp, do suy gian hay sốc nhiễm khuẩn.
- Cung lượng tim thấp: Do tim bị chèn ép, mắc bệnh cơ tim, nhồi máu cơ tim, tắc mạch hoặc tăng áp động mạch phổi.
Ngoài ra, nguyên nhân tổn thương thận cấp trước thận còn xảy ra dưới tác động từ sự co mạch của tiểu động mạch đến và tiểu động mạch tại cầu thận. Đồng thời, còn có sự ảnh hưởng khi trương lực tiểu động mạch đi giảm dưới tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II,…
Nguyên nhân tại thận
Một số nguyên nhân tổn thương tại thận có thể kể đến như tổn thương ống thận cấp, viêm cầu thận cấp, viêm ống kẽ thận cấp,…Cụ thể như sau:
- Tại mạch máu thận: Tổn thương thận cấp hình thành khi thận bị thuyên tắc động mạch, huyết khối, tiền sản giật, cao huyết áp ác tính, mắc chứng bệnh đông máu nội mạch lan tỏa, bệnh mạch máu nhỏ,…
- Tại cầu thận: Tổn thương hình thành khi người bệnh mắc hội chứng goodpasture, viêm cầu thận, ống thận, tán huyết nội mạch, sử dụng thuốc cản quang,…
Nguyên nhân sau thận
Các yếu tố tác động gây tổn thương sau thận thường là do nhiễm trùng nặng, tình trạng mất nước nghiêm trọng, xuất huyết, hạ huyết áp, các bệnh lý tại thận hoặc khi người bệnh gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cản quang.
Nguy cơ mắc tổn thương thận cấp
Tổn thương thận cấp có thể xảy ra khi bệnh nhân nằm viện điều trị bệnh, thậm chí ở những trường hợp đang trong giai đoạn chăm sóc đặc biệt. Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này thường là bệnh nhân trên 65 tuổi, bị bệnh nặng. Theo ghi nhận cho thấy, một vài yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ tổn thương thận cấp như:
- Người già, người cao tuổi ngoài 65.
- Người mắc các bệnh lý về tiểu đường, gan mật, suy tim.
- Người đang điều trị tình trạng bù dịch, nhiễm trùng nặng.
- Người mắc bệnh thận mạn tính, bị mất nước hoặc đã từng bị tổn thương thận cấp trước đó.
- Ngoài ra, một số thuốc có thể gây tác dụng phụ khiến thận bị suy giảm chức năng đột ngột.
Trường hợp tổn thương thận cấp có nguy cơ xảy ra ở trẻ nhỏ. Các yếu tố tác động có thể kể đến như tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị mất nước, điều trị bù dịch, tụt huyết áp, ung thư máu hoặc các bệnh lý về nhiễm trùng, viêm cầu thận,…
Dấu hiệu nhận biết tổn thương thận cấp
Sự suy giảm đột ngột chức năng thận gây ra các triệu chứng sớm, dễ nhận diện. Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh mà tổn thương thận cấp có triệu chứng và mức độ khác nhau. Một vài đặc điểm và dấu hiệu nhận biết thường gặp như:
- Người bệnh gặp phải các triệu chứng từ các nguyên nhân gây suy thận.
- Số lần đi tiểu giảm, nước tiểu giảm. Tuy nhiên một số bệnh nhân khi bị suy thận đột ngột vẫn quan sát thấy lượng nước tiểu bình thường không có hiện tượng biến đổi.
- Phù, sưng ở mắt cá, bàn chân, cân nặng tăng nhanh đột ngột do hiện tượng giữ nước trong cơ thể khi thận bị suy giảm chức năng bài tiết.
- Chán ăn, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nấc cục, cơ thể mệt mỏi, lú lẫn,…
- Khi tình trạng tổn thương thận trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn như khó thở, đau ngực, co giật, hôn mê,…Thậm chí bệnh nhân có thể nôn ra máu, loạn nhịp tim khi tăng kali máu.
Mặc dù gây ra không ít triệu chứng do suy thận cấp, tuy nhiên ở giai đoạn sớm vẫn có bệnh nhân không có triệu chứng nào. Chỉ đến khi xét nghiệm máu hay xét nghiệm nước tiểu kiểm tra sức khỏe do nguyên nhân khác mới tình cờ phát hiện bệnh.
Chẩn đoán và điều trị tổn thương thận cấp
Chẩn đoán tình trạng tổn thương thận cấp thông qua biện pháp xét nghiệm máu và nước tiểu. Ngoài ra, bác sĩ còn dựa vào lượng nước tiểu của bạn để phân tích và xác định vấn đề. Các biện pháp được áp dụng như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ sử dụng một que chuyên dụng để kiểm tra protein, tế bào máu và đường bên trong nước tiểu.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra creatinin máu giúp bác sĩ đánh giá được hoạt động lọc độc tố của thận. Nếu thu được kết quả creatinin tăng, có nghĩ thận đang gặp vấn đề về chức năng đào thải.
- Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng giúp xác định vị trí bị tắc nghẽn trong thận. Đồng thời, thông qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng của hệ tiết niệu, nhận định mức độ ảnh hưởng của sự tắc nghẽn này.
Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện như chụp X quang, Scaner,…Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả thu được, tổng hợp và rút ra chẩn đoán tổn thương thận cấp. Từ đó, phác đồ điều trị được xây dựng sao cho phù hợp với từng người bệnh, đảm bảo hiệu quả cao và an toàn nhất.
Cho đến hiện nay, chưa có biện pháp đặc hiệu nào đối với tình trạng tổn thương này. Điều trị lúc này giúp kiểm soát không để tình trạng suy thận đột ngột gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, người bệnh sẽ được yêu cầu nhập viện để theo dõi, xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên.
Người bệnh có thể phải truyền dịch, điều trị tích cực kết hợp với chế độ ăn uống nghiêm ngặt giúp ổn định lại hàm lượng protein và muối khoáng. Đồng thời, trong lúc này bệnh nhân phải dừng sử dụng những thuốc có tác động ảnh hưởng sự tổn thương đang diễn ra ở thận và điều trị những nguyên nhân gây bệnh nếu có.
Bác sĩ sẽ theo dõi sự thay đổi của muối và chất điện giải trong cơ thể người bệnh. Cùng với đó là kiểm soát lượng kali, natri, canxi, phốt pho, glucose máu, creatinin,…Nếu các chất này có sự thiếu hụt, người bệnh sẽ phải bổ sung thông qua đường uống hoặc truyền dịch.
Trường hợp bệnh nhân không còn đáp ứng điều trị nội khoa, tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo để kéo dài tiên lượng sống. Chạy thận nhân tạo được hiểu là biện pháp lọc máu nhờ sự hỗ trợ của máy móc y khoa, mục đích thay thế thận đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Hiện nay việc chạy thận nhân tạo có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp riêng, đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh. Theo đó, thời gian và tần suất thực hiện cũng sẽ khác nhau.
Quyết định chạy thận nhân tạo sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi xem xét tình trạng và trao đổi với người bệnh và người thân. Đa phần bệnh nhân khi đã chạy thận nhân tạo khi phục hồi chức năng sẽ không cần chạy thêm lần nữa.
Tiên lượng cho bệnh nhân tổn thương thận cấp
Tiên lượng cho bệnh nhân tổn thương thận cấp ở mỗi đối tượng có sự khác biệt lớn. Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ suy thận, nguyên nhân gây tổn thương, thể trạng của người bệnh, phương pháp điều trị, chăm sóc,…
Theo thống kê, nguy cơ tử vong của người tổn thương thận cấp khá cao. Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị đúng phương pháp bệnh có tiên lượng tốt hơn các chứng bệnh khác. Bệnh nhân sau điều trị tích cực có khả phục hồi chức năng thận, mặc dù vậy cũng có trường hợp chuyển sang bệnh thận mạn tính, phải duy trì chạy thận nhân tạo hoặc có nguy cơ tái phát trong tương lai.
Biện pháp phòng ngừa tổn thương thận cấp
Tổn thương thận cấp có thể xảy ra khi cơ thể bạn đang mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương khởi phát do thói quen sinh hoạt hàng ngày tác động làm suy giảm chức năng thận. Do đó, để phòng bệnh, bạn đọc nên lưu ý các vấn đề sau đây:
- Không sử dụng thuốc giảm đau tùy tiện: Sử dụng thuốc giảm đau cho có khả năng gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận
- Tránh ăn quá mặn: Cơ thể hấp thụ lượng muối lớn là nguyên nhân gây cao huyết áp dẫn đến bệnh suy thận
- Hạn chế ăn thịt đỏ: Thịt đỏ có nguy cơ nhiễm toan cao có thể gây tổn thương thận cấp. Nên thay thế thịt đỏ sang thịt trắng và bổ sung protein từ rau củ quả, trái cây.
- Không ăn nhiều đồ ngọt: Đường làm tăng nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch, thận,…Cắt giảm đường xấu giúp cơ thể bạn trở nên khỏe mạnh hơn.
- Bổ sung đủ nước: Uống ít nước khiến độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vì thế, bạn nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Ngủ đủ giấc, ngủ ngon và sâu giấc là yếu tố giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tinh thần tốt hơn
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá: Thuốc chứa các dạng độc tố không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hoạt động của thận, gây áp lực cho cơ quan này trong việc bài tiết thải độc
- Vận động cơ thể: Tập luyện thể dục, thể thao giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tổn thương thận cấp.
Tổn thương thận cấp là tình trạng suy giảm đột ngột chức năng của thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra tương ứng với vị trí tổn thương trước, sau hoặc tại thận. Bạn nên sớm thăm khám và điều trị các bệnh lý của cơ thể, hạn chế các rủi ro biến chứng khiến cơ quan quan trọng này bị tổn thương, suy giảm chức năng ngày càng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
- Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết
- Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!