Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc Có Thật Sự Hiệu Quả Không?

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Dùng Máy Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Có Tốt Không? Giải Đáp Chi Tiết

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Trầu Không

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản không phải ai cũng biết

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Của Ông Bà Xưa

Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Nhật loại nào tốt ?

Chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu khuynh diệp có được không?

Viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi vô căn. Bệnh thường tự khỏi khi bệnh nhân ngưng tiếp xúc với chất kích ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm mũi vận mạch cần áp dụng điều trị y khoa để cải thiện bệnh.

Viêm mũi vận mạch là gì?

Viêm mũi vận mạch hay còn gọi là viêm mũi vô căn. Là tình trạng viêm của màng bên trong mũi kéo dài dẫn đến mãn tính. Và các biểu hiện đặc trưng của bệnh chủ yếu là hắt hơi, chảy nước mũi, tắc nghẽn mạch máu trong màng nhầy mũi. Viêm mũi vận mạch xảy ra có thể là do quá mẫn cảm với các kích thích từ bên ngoài như không khí khô, thức ăn, thuốc,… Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không xác định nguyên nhân gây bệnh.

Viêm mũi vận mạch là gì
Viêm mũi vận mạch tuy không gây nguy hiểm nhưng người bệnh không nên lơ là trong điều trị. Bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bạn.

Viêm mũi vận mạch tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này thường cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, để khắc phục tình trạng khó chịu do bệnh gây ra, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch xuất hiện khi các mạch máu bên trong mũi mở rộng hoặc giãn ra. Chính sự giãn nở các mạch máu trong mũi dẫn đến tình trạng sung huyết và tắc nghẽn. Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch thường không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, bệnh xảy ra có thể là do cơ thể phản ứng với một số yếu tố sau:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh.
  • Các chất kích thích có trong môi trường như khói thuốc lá, mùi nước hoa.
  • Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, vi rút do cảm cúm hoặc cảm lạnh gây ra.
  • Đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích, cay hoặc quá nóng.
  • Bệnh nhân lạm dụng thuốc xịt mũi.
  • Dị ứng với một số loại thuốc như aspirin, thuốc chẹn beta (Metoprolol, Propranolol, Atenolol), ibuprofen, aspirin, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn cương dương hoặc thuốc an thần.
  • Người bị suy giáp hay thay đổi nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
  • Căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi vận mạch.

Triệu chứng viêm mũi vận mạch là gì?

Bệnh viêm mũi vận mạch thường có điểm chung với viêm mũi dị ứng là các triệu chứng bệnh khá giống nhau bao gồm các biểu hiện:

Tuy nhiên, trong trường hợp điển hình, ngứa mũi và hắt xì do viêm mũi vận mạch gây ra thường ít hơn. Nhưng triệu chứng chảy nước mũi và nghẹt mũi thường nổi trội hơn. Và ở một số trường hợp, chảy nước mũi thường là biểu hiện chính, tình trạng nghẹt mũi rất ít gặp phải hoặc không có. Tuy nhiên, một số trường hợp lại gặp phải tình trạng nghẹt mũi nhiều hơn chảy nước mũi.

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch có thể xuất hiện và biến mất, kéo dài vài ngày, vài tuần không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp phải dấu hiệu này:

  • Triệu chứng bệnh không thuyên giảm mặc dù người bệnh đã sử dụng thuốc điều trị kê toa hoặc không kê toa.
  • Xuất hiện phản ứng phụ gây khó chịu và khiến bệnh thêm nặng khi dùng thuốc.

Chẩn đoán viêm mũi vận mạch như thế nào?

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng rất khó để chẩn đoán bệnh viêm mũi vận mạch. Vì thế, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xem liệu bệnh xảy ra là do vấn đề sức khỏe hay dị ứng.

Nếu là viêm mũi vận mạch do dị ứng, chuyên viên y tế sẽ yêu cầu kiểm tra da để chẩn đoán. Hoặc cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra hệ miễn dịch có hoạt động bình thường hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân kiểm tra xoang để xem có vấn đề nào gây viêm mũi hay không. Nội soi mũi hay chụp CT mũi xoang là biện pháp được yêu cầu thực hiện.

Viêm mũi vận mạch được điều trị như thế nào?

Thông thường, để điều trị viêm mũi vận mạch, người bệnh cần tránh xa tác nhân gây bệnh. Với một số trường hợp gặp phải các triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc sau đây để cải thiện.

Điều trị viêm mũi vận mạch như thế nào?
Dùng thuốc không kê đơn hay thuốc kê đơn để làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
  • Thuốc xịt mũi không kê theo đơn (OTC).
  • Thuốc thông mũi không kê đơn như phenylephrine và pseudoephedrine. Tuy nhiên, pseudoephedrine gây tác dụng phụ toàn thân như mất ngủ, khó tiểu, hồi hộp, khó chịu. Vì vậy, thuốc chống chỉ định dùng ở người cao huyết áp.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như flixonase.

Trong trường hợp bệnh chuyển nặng hoặc người bệnh gặp phải các triệu chứng phụ từ thuốc không theo đơn, bác sĩ sẽ giúp kê một số loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Cụ thể:

  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như mometasone.
  • Hoặc một số loại thuốc kháng histamin như olopatadine hydrochloride và azelastine.
  • Thuốc xịt mũi nhỏ giọt hoặc ipratropium.
  • Thuốc kháng cholinergic.

Về cơ bản, các loại thuốc này có thể giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng và sử dụng thuốc kéo dài. Bởi tác dụng phụ của thuốc có thể gây lờn, kháng thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị về sau.

Nếu thuốc không đáp ứng chữa trị viêm mũi vận mạch. Khi đó, phẫu thuật có thể là giải pháp được xem xét để chấm dứt triệu chứng và ngăn ngừa bệnh gây biến chứng.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm mũi vận mạch?

Phòng ngừa viêm mũi vận mạch sẽ trở nên khó khăn khi bạn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu biết được yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể phòng tránh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng viêm mũi nghiêm trọng.

Quan trọng hơn, người bệnh không nên lạm dụng thuốc thông mũi, đặc biệt là oxymetazoline. Mặc dù thuốc có thể giải quyết nhanh tình trạng nghẹt mũi, sung huyết nhưng chúng cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể ngăn ngừa sự xuất hiện viêm mũi vận mạch bằng cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày hoặc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường,…

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Vì vậy, nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc về viêm mũi vận mạch, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vẫn cụ thể hơn.

Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Theo thống kê, có khoảng 20- 30% phụ nữ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi...

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Của Ông Bà Xưa

Trong dân gian, chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu là phương thuốc điều trị được nhiều ông bà...

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh và cách phòng ngừa

Bí kíp hạn chế viêm mũi dị ứng máy lạnh bạn nên biết

Thường xuyên mở điều hòa khi ngủ hoặc khi làm việc cũng có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng....

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát? Làm sao để chữa khỏi?

Với những người bị viêm mũi dị ứng, việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn khi người...

Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng quanh năm là kết quả của việc thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *