Mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Một thắc mắc được nhiều người đưa ra là liệu mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không? Câu trả lời cho câu hỏi này rất quan trọng giúp cho mẹ chuẩn bị tâm lý cũng như các biện pháp hiệu quả nhất cho việc điều trị bệnh ở giai đoạn khá nhạy cảm này. 

mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không
Nhiều người thắc mắc là mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Liệu mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?

Trước hết chúng ta có thể hiểu đơn giản bệnh trĩ là sự phồng lên của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Bình thường các mô này có nhiệm vụ tống đẩy phân ra ngoài. Sự bất thường này làm cho mẹ bầu thường xuyên có cảm giác đau rát, khó chịu khi ngồi và khó khăn khi đi đại tiện. Thậm chí có dấu hiệu chảy máu.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng chủ yếu là do sự gia tăng áp lực của tử cung làm búi trĩ sa ra ngoài. Cộng thêm đó là chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học. Nếu mẹ chủ quan không tiến hành bất cứ biện pháp can thiệp nào thì bệnh sẽ ngày càng nặng, làm ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Về thắc mắc mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không? Theo các bác sĩ thì cũng còn tùy vào trường hợp bệnh. Nếu bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu thì mẹ hoàn toàn có thể sinh thường được. Còn nếu ở giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên chọn biện pháp mổ sinh. Vì sinh thường mẹ hay phải rặn để đưa thai nhi ra ngoài, điều này có thể đồng thời đẩy búi trĩ  ra ngoài nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Đó là chưa kể đến trường hợp không thể đưa búi trĩ vào trong dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Mách bạn: Cách chữa bệnh trĩ bằng đậu bắp và dầu oliu bạn nên thử

Những điều mà mẹ bầu nên làm khi không may bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh rất hay gặp nhưng không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị khoa hoc. Chính vì vậy, khi không may mắc bệnh, mẹ nên áp dụng các biện pháp như sau:

1/ Thường xuyên tập bài tập Kegel

Bài tập này không chỉ hạn chế được các triệu chứng của bệnh trĩ mà còn giúp củng cố phần sàn của xương chậu. Nhờ vậy mà tăng cường được khả năng nâng đỡ vùng bàng quang, tử cung. Điều này giúp cho việc sinh nở gặp nhiều thuận lợi hơn. Mẹ có thể tiến hành bài tập Kegel hàng ngày theo những gì được hướng dẫn như sau:

phòng chống bệnh trĩ khi mang thai
Bài tập Kegel giúp phòng bệnh trĩ khi mang thai
  • Tiến hành co cơ âm đạo rồi thả lỏng như đang nín tiểu, đồng thời tiến hành co cơ hậu môn rồi thả lỏng ra. Lúc này nên điều chỉnh hơi thở thật đều đặn, không tập trung lên các vùng cơ bắp ở tay và chân.
  • Lúc đầu nên tập trong thời gian ngắn rồi tăng dần lên. Có thể là co cơ trong 10 giây rồi lặp lại 10 lần. Khi đã quen thì nên tiến hành nhanh hơn và số lần lặp lại giảm xuống. Áp dụng 3-4 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả.

Chú ý không tiến hành bài tập khi đang buồn tiểu thật sự và nhớ rửa tay thật sạch trước khi đặt vào âm đạo.

2/ Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với mẹ bầu, vì không chỉ đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy mẹ nên:

điều trị bệnh trĩ khi mang thai
Uống nước hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai
  • Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, làm mềm phân và hạn chế tình trạng táo bón.
  • Bổ sung các loại rau củ quả và trái cây để tăng cường vitamin cùng các loại khoáng chất cần thiết. Cụ thể nên ăn nhiều cà rốt, quả sung, khoai lang, chuối, rong biển, bí đỏ…
  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

3/ Thay đổi chế độ sinh hoạt

Người bệnh cũng nên thực hiện thêm một vài thay đổi trong chế độ sinh hoạt như sau:

chữa bệnh trĩ khi mang thai
Bệnh nhân nên thường xuyên gặp bác sĩ nếu bị bệnh trĩ khi mang thai
  • Hạn chế tình trạng ngồi nhiều đứng lâu có thể làm gia tăng áp lực cho vùng hậu môn. Mẹ nên nghiêng về bên trái khi ngủ hoặc khi nằm để giảm áp lực cho vùng trực tràng. Đồng thời cách này cũng làm gia tăng lượng máu lưu thông ở hậu môn.
  • Dùng đá chườm lên hậu môn hàng ngày để giảm tình trạng sưng tấy. Ngoài ra cũng có thể ngâm mình trong bồn nước nóng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày để giảm đau.
  • Vệ sinh hậu môn thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

4/ Thường xuyên đi khám bác sĩ

Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà vì các biện pháp điều trị ở giai đoạn này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên cũng như phác đồ điều trị hợp lý. Ngoài việc dùng thuốc còn có thể hướng dẫn cách ăn uống, sinh hoạt sao cho thật sự phù hợp.

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi được tình trạng bệnh. Đồng thời có những định hướng điều trị thật sự phù hợp.

Qua những gì được chia sẻ có lẽ bạn đã giải đáp được thắc mắc xung quanh vấn đề mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không? Hy vọng rằng bạn sẽ có những biện pháp hiệu quả để đối phó với căn bệnh này. Nếu vẫn còn thắc mắc thì nên hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Bảng giá chi phí cắt trĩ – Chi tiết từng mục

Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền và nên cắt ở đâu uy tín là một trong những từ khóa được...

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone,...

Mới phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì và kiêng gì ?

Để hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật cắt trĩ và thúc đẩy vết mổ nhanh phục hồi, bạn...

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ công thức bí truyền của người H'mông

Công trình nghiên cứu “Phương pháp mới đặc trị bệnh trĩ” – Thành quả của những nỗ lực (Kỳ 3 – cuối)

Sau một chuyến đi dài hơn 300km từ Hà Nội lên Hà Giang, đoàn nghiên cứu của Trung tâm Thuốc...

Bài thuốc từ lá ngải cứu chữa bệnh trĩ ít ai biết

Các triệu chứng sưng, viêm, đau rát khu vực hậu môn do trĩ có thể được cải thiện nhờ vào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *