Ăn Đồ Chua Bị Ê Răng và Cách Chữa Làm Hết Ê Buốt
Ăn đồ chua bị ê buốt răng cũng là một trong những trường hợp thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do thói quen ăn uống khiến men răng bị bào mòn nhạy cảm hơn. Ngoài ra một số trường hợp còn liên quan đến bệnh nha khoa và nhiều vấn đề khác.
Ăn đồ chua bị ê răng là do đâu?
Ăn đồ chua bị ê buốt răng là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Bất kỳ vị trí răng nào cũng có thể bị ê buốt, chẳng hạn như răng cửa, các răng hàm hoặc ê buốt diễn ra trên toàn bộ hàm răng trên, dưới. Không chỉ ăn đồ chua bị ê buốt, tình trạng này còn xảy ra ở những trường hợp ăn đồ nóng, lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột,…
Trong hệ thống răng lợi, răng cửa có vai trò cắn nhỏ thức ăn, là nơi tiếp xúc thức ăn đầu tiên, các răng hàm sẽ đảm nhận chức năng nhai nghiền thức ăn. Do đó những vị trí răng này sẽ có nguy cơ ê buốt cao hơn, đặc biệt là khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm có tình bào mòn như đồ ăn quá ngọt, quá chua,…
Trường hợp ăn đồ chua bị ê buốt răng có thể nói là trường hợp xảy ra thường xuyên nhất. Trong đó, các răng số 5, 6 là hai vị trí dễ bị ê buốt nhất. Đôi khi một số đối tượng có cảm giác ê buốt cả hàm, mặc dù vậy tỷ lệ rất ít, không thường xuyên.
Cơn ê buốt có thể xảy ra ngắn hạn trong vòng vài phút và tự thuyên giảm. Tuy nhiên một số trường hợp nhận thấy tình trạng này kéo dài còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác. Khi đó, bạn cần thăm khám và xác định nguyên nhân gây ê buốt để có hướng khắc phục sớm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ chua, dưới đây là các yếu tố tác động chính bạn đọc nên lưu ý:
Vệ sinh răng không đúng cách
Cách chăm sóc răng hàng ngày không phù hợp khiến cho răng trở nên yếu dần, dễ tổn thương hơn. Nhất là khi bạn không đánh răng, chải răng quá mạnh,… Thức ăn thừa, mảng bám trên răng không được loại bỏ khiến cho vi khuẩn có nơi lưu trú, tiết ra chất độc làm hại men răng, ăn mòn răng theo thời gian.
Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng đánh răng càng mạnh thì răng càng được làm sạch, tuy nhiên đây là quan niệm không phù hợp. Bởi, tác động lực quá mạnh không những không làm sạch cao răng mà còn dễ gây tổn thương nướu, chân răng. Do phần cao răng đóng dày, cứng, chỉ có thể loại bỏ thông qua dụng cụ nha khoa.
Việc sử dụng nước súc miệng cũng giúp làm sạch khoang miệng tốt hơn, tuy nhiên nhiều người lạm dụng, súc miệng quá nhiều lần trong ngày khiến cho răng nhạy cảm hơn. Khi đó, không chỉ ăn đồ chua bị ê buốt ra mà ngay cả khi bạn ăn đồ ngọt, cắn những món hơi cứng cũng có thể khiến cơn ê buốt bùng phát.
Liên quan yếu tố bẩm sinh
Ngoài vấn đề vệ sinh răng miệng không đúng cách thì một số trường hợp sự nhạy cảm của răng liên quan đến yếu tố bẩm sinh. Đặc biệt đối với các bé không nhận đủ canxi, flour từ trong bụng mẹ, răng không được nuôi dưỡng tốt khiến men răng mỏng hơn so với những đứa trẻ khác.
Giai đoạn mọc răng, chỉ cần bé gặp phải một tác động nhỏ, không quá lớn cũng khiến răng bị ê buốt, đau nhức nhẹ làm bé khó chịu. Những trường hợp răng nhạy cảm bẩm sinh không nên ăn quá nhiều đồ có tính axit để tránh gây kích thích khiến răng ê buốt và kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
Việc tiếp tục sử dụng nhiều thực phẩm quá chua, quá ngọt hoặc cay nóng, đồng thời lạm dụng thuốc tân dược giảm đau, kháng sinh sẽ khiến cho răng ngày càng suy yếu dần. Lúc này răng nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài, ăn uống khó khăn hơn kéo theo nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.
Răng bị ê buốt do men răng mòn
Hiện tượng ăn đồ chua bị ê buốt răng có thể là dấu hiệu cho thấy men răng cứng bị bào mòn. Có rất nhiều nguyên nhân tác động gây ra tình trạng này. Trong đó có thể kể đến như thói quen nghiến răng khi ngủ, ăn nhai các món quá cứng, quá dai thường xuyên làm men răng cứng bị bào mòn.
Ngoài ra, một số trường hợp mòn men răng do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, thường ăn đồ chua, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ,… Khi đó, nếu tiếp tục ăn những món chua, món ăn gây kích thích có thể khiến cơn ê buốt bùng phát.
Trường hợp bạn không kiểm soát, tiếp tục ăn những món ăn có tính axit sẽ khiến men răng bị bào mòn ngày càng nghiêm trọng hơn. Lâu dần ngà răng lộ ra, ảnh hưởng đến tủy răng gây đau nhức dữ dội do tủy là nơi chứa đựng nhiều dây thần kinh và mạch máu.
Chấn thương khiến răng nhạy cảm
Ngoài các nguyên nhân kể trên, hiện tượng khi ăn đồ chua bị ê buốt răng có thể xảy ra sau chấn thương. Cụ thể như té ngã, tai nạn, va đập làm răng bị nứt, gãy, tổn thương nướu răng,… Khi đó, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp bảo tồn răng thật.
Khi răng lợi chưa phục hồi hoặc đã phục hồi vết thương tuy nhiên sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Vì thế nếu bạn ăn nhiều món ăn có tính axit cùng một lúc sẽ làm cho răng trở nên ê buốt, kèm theo một vài biểu hiện bất thường khác.
Vậy nên bệnh nhân sau điều trị chấn thương hàm nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Trường hợp nhận thấy răng nhạy cảm, dễ ê buốt, đôi khi đau nhức hoặc lung lay nên thông báo để được bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh khắc phục sớm.
Ảnh hưởng từ thủ thuật nha khoa
Cơn ê buốt răng hơi khó chịu sẽ tiếp tục diễn ra một thời gian ngắn sau khi bạn cạo cao răng, trám hay niềng răng. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng ê buốt khi ăn đồ chua. Thông thường khi áp dụng thủ thuật nha khoa, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc, ăn uống nhằm giảm áp lực cho răng và hỗ trợ quá trình phục hồi hiệu quả, an toàn.
Theo đó, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều món ăn quá chua, cay nóng, đồ ăn cứng, khó nhai sau khi vừa can thiệp các thủ thuật nha khoa. Thay vào đó người bệnh nên lựa chọn những món mềm, nêm nếm ít gia vị, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất,… giúp răng chắc khỏe hơn.
Các bệnh lý nha khoa
Trường hợp bạn nhận thấy tình trạng ăn đồ chua bị ê buốt răng kéo dài, đôi khi răng đau nhức khó chịu, các biểu hiện bất thường thậm chí xuất hiện vào ban đêm,… nên chủ động thăm khám bác sĩ. Bởi, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nha khoa.
Các vấn đề thường gặp như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng, sâu răng,… Bệnh có thể ngày càng nặng nề hơn nếu bệnh nhân không phát hiện, điều trị và chăm sóc răng miệng đúng cách. Các tổn thương trên răng, độ nhạy cảm của răng có thể tăng lên nếu bệnh nhân tiếp tục ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
Trường hợp viêm nhiễm, tổn thương răng kéo dài có khả năng phát sinh biến chứng. Khi đó người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Răng yếu có thể gãy rụng, mất răng vĩnh viễn gây ra nhiều hệ lụy không chỉ cho đời sống mà còn ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Ê răng khi ăn đồ chua có ảnh hưởng gì không?
Ăn đồ chua bị ê buốt răng có thể xuất hiện đột ngột và sau đó giảm dần mà không cần điều trị, nhất là trường hợp bạn ăn những trái cây quá chua, món ăn nêm nếm nhiều chất chua, đồ ăn có tính axit cao,… Đối với những trường hợp này bạn không cần phải quá lo lắng, thay vào đó bạn có thể điều chỉnh thói quen ăn uống để cải thiện.
Tuy nhiên trường hợp cơn ê buốt kéo dài, lặp lại thường xuyên kèm theo các biểu hiện bất thường, đây có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh nha khoa. Trường hợp bạn không chăm sóc và điều trị sớm có thể khiến cơ thể gặp phải các biến chứng không mong muốn khác.
Nhất là khi viêm nhiễm xảy ra khu trú sau đó lan rộng đến các răng lân cận làm răng yếu, dễ gãy rụng mất. Trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử dần khiến răng chết đi. Lúc này mặc dù cơn ê buốt, khó chịu biến mất nhưng khi tủy đã chết hoàn toàn có thể làm răng giòn, nguy cơ rụng răng bất cứ lúc nào.
Việc tổn thương, hư hỏng cấu trúc răng, mất răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai. Nhất là khi tổn thương xảy ra ở hệ thống răng nhai ở hàm trên, hàm dưới. Đặc biệt nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm lan rộng có khả năng gây nhiễm trùng máu đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Cách chữa ê buốt răng khi ăn đồ chua
Vậy khi ăn đồ chua bị ê buốt làm thế nào để khắc phục? Bạn không cần quá lo lắng nếu nhận thấy tình trạng ê buốt diễn ra ngắn hạn sau đó biến mất hoàn toàn. Bởi, đây có thể là biểu hiện bình thường, răng nhạy cảm khi đột ngột tiếp xúc với món có tính axit.
Tuy nhiên đối với trường hợp cơn ê buốt kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Nếu tình trạng nhạy cảm răng liên quan đến bệnh nha khoa sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng, giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng hoặc phát sinh biến chứng.
Dưới đây là một vài cách giúp giảm cơn ê buốt khó chịu, bạn đọc có thể tham khảo:
Các biện pháp tạm thời
Áp dụng các biện pháp tạm thời giảm cơn ê buốt khi ăn đồ chua, chẳng hạn như dùng nước muối, súc miệng bằng nước lá trầu, lá lốt hoặc lá bàng,… Nguyên liệu được sử dụng có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, an toàn. Một số cách làm như sau:
- Dùng củ gừng: Gừng có tính ấm, chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng củ gừng giúp giảm tình trạng ê buốt răng, hỗ trợ kiểm soát các vấn đề nha khoa liên quan. Bạn có thể pha trà gừng, nấu nước gừng súc miệng xoa dịu tình trạng ê buốt.
- Sử dụng tỏi: Tỏi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là các chất chống viêm. Dùng tỏi ngậm vào vị trí răng đang bị ê buốt hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu. Đồng thời cách này còn giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm nguy cơ sâu răng, viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
- Dùng lá trà xanh: Trong lá trà chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nhờ đó giúp ức chế vi khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm, bệnh nha khoa tiến triển. Nấu nước lá trà ngậm và súc miệng cũng là cách hỗ trợ bạn giảm ê buốt răng khi ăn đồ chua một cách hiệu quả và an toàn.
Dùng mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng, tuy nhiên người phải kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, nếu trường hợp bạn thực hiện một thời gian mà triệu chứng không thuyên giảm nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
ĐỌC NGAY: 12 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả
Điều trị chuyên sâu
Đối với trường hợp ê buốt răng khi ăn đồ chua có liên quan đến bệnh nha khoa hoặc các chấn thương không thể phục hồi thông qua biện pháp tại nhà cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy tình trạng tổn thương, viêm nhiễm, vị trí răng bị hư hại mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thông thường các thủ thuật được thực hiện có thể kể đến như:
- Cạo cao răng: Làm sạch bề mặt răng tại nha khoa, đây là cách giúp bạn loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn, giúp răng sạch khỏe hơn. Ngoài ra, việc cạo cao răng cũng là bước đầu trong điều trị các vấn đề răng miệng, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chuyên sâu hơn để loại bỏ nguy cơ cho bệnh nhân.
- Điều trị tủy: Nếu cơn ê buốt liên quan đến viêm nhiễm tủy, sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy cho người bệnh. Răng được loại bỏ tủy hư hỏng và trám bít lại bằng vật liệu nha khoa duy trì răng thật, giúp bạn cắn nhai như bình thường. Ngoài ra, trường hợp hư hỏng răng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ, nhổ bỏ và dùng răng giả thay thế,…
- Ghép lợi/nướu: Trường hợp tình trạng ê buốt có liên quan đến viêm nhiễm tổ chức quanh răng, viêm lợi nghiêm trọng sẽ phải ghép lợi thay thế để bảo vệ răng nướu và giảm nguy cơ biến chứng. Phần lợi mới được thay thế sẽ giúp bao bọc chân răng, giảm cơn ê buốt và bảo vệ răng trước những tác động khác.
Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh, các bác sĩ cân nhắc và chỉ định giải pháp phù hợp. Bên cạnh điều trị theo phác đồ, bạn nên kết hợp chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, lựa chọn thực phẩm phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả hơn.
Chăm sóc phòng nguy cơ ăn đồ chua bị ê răng
Ăn đồ chua bị ê buốt răng là tình trạng nhiều người gặp phải. Để khắc phục bạn có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ, bạn đọc nên thay đổi một số thói quen không lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh toàn diện hơn. Một số lưu ý như sau:
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, dùng bàn chải đánh răng phù hợp. Đồng thời bạn nên lựa chọn loại kem đánh răng, nước súc miệng chất lượng, tùy thuộc theo độ tuổi và tình trạng răng miệng. Dùng đúng cách, không nên lạm dụng để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, không nên ăn thường xuyên các món quá chua, đồ ăn ngọt, cay,… Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, làm răng chắc khỏe, phòng bệnh nha khoa biến chứng.
- Thay đổi một vài thói quen xấu như nghiến răng, cắn nhai những đồ cứng, dai,…
- Điều trị các vấn đề răng miệng, bệnh hô hấp, tiêu hóa,… để giảm nguy cơ vi khuẩn di trú khiến bạn bị sâu răng, tổn thương răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ, theo dõi bất thường để kịp thời điều trị khi cần thiết, phòng ngừa biến chứng không mong muốn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được nguyên nhân vì sao khi ăn đồ chua bị ê răng và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả. Trường hợp triệu chứng bất thường có liên quan đến bệnh nha khoa, tổn thương răng cần được khám chữa kịp thời, tránh nguy cơ viêm nhiễm trở nặng ảnh hưởng đến chức năng của răng, gây hại sức khỏe tổng thể.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Top 9 Nước Súc Miệng Chống Ê Buốt Răng Tốt Nhất
- Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? 5 Loại Thuốc An Toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!