12 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà – Các Mẹo Hay Dân Gian

Những cách trị ê buốt răng tại nhà thường được dân gian áp dụng để khắc phục cho các trường hợp bị nhẹ. Chúng khá an toàn nhưng cần phải thực hiện một cách kiên trì để đạt được hiệu quả tối ưu.

Cách trị ê buốt răng dân gian có hiệu quả không?

Để điều trị răng ê buốt, việc khắc phục nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết. Bên cạnh đó, các mẹo dân gian cũng được nhiều người áp dụng để trị ê buốt răng tại nhà. Đây là các mẹo tự nhiên nên có độ an toàn cao, dễ áp dụng và không gây tốn kém chi phí. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp hỗ trợ giảm ê buốt răng ở mức độ nhẹ. 

cách trị ê buốt răng tại nhà
Cách trị ê buốt răng tại nhà chỉ cho hiệu quả với các trường hợp bị nhẹ

Các trường hợp bị ê buốt răng nghiêm trọng thường không đáp ứng tốt với mẹo dân gian. Bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh của bản thân, từ đó tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn được một phương pháp điều trị phù hợp.

→Xem thêm: Răng Bị Ê Buốt Lung Lay Là Do Đâu? Biện Pháp Khắc Phục

12 cách trị ê buốt răng tại nhà dễ áp dụng

Dưới đây là 12 cách chữa ê buốt răng tại nhà đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian:

1. Mẹo chữa ê buốt răng bằng đinh hương

Chiết xuất đinh hương chứa nhiều tinh dầu và hàm lượng eugenol so với các thảo dược khác cao gấp 20 lần. Những chất này có khả năng sát trùng mạnh. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giảm viêm nướu, bảo vệ cấu trúc men răng.

Đặc biệt, hoạt chất eugenol còn hoạt động như một loại thuốc gây tê tự nhiên. Nó giúp giảm đau nhức, chống ê buốt răng và mang lại cho bạn hơi thở thơm mát hơn. 

Cách 1: Nhai nụ đinh hương

  • Nụ đinh hương rửa sạch, phơi khô. Bảo quản trong hũ có nắp đậy kín và để nơi thoáng mát dùng dần.
  • Mỗi khi răng bị ê buốt, bạn hãy lấy 2 – 3 nụ nhai từ từ trong miệng khoảng 5 – 10 phút để tinh dầu được giải phóng và phát huy tác dụng giảm ê buốt răng.
  • Lặp lại 2 lần mỗi ngày cho đến khi cảm giác khó chịu chấm dứt hẳn.

Cách 2: Thuốc đắp giảm ê buốt từ bột đinh hương và dầu ô liu

  • Bạn lấy 1 thìa bột đinh hương trộn chung với 2 thìa dầu ô liu cho đều
  • Đắp hỗn hợp thuốc tự chế lên các răng bị ê buốt và lưu lại khoảng 10 phút.
  • Cuối cùng, dùng nước ấm súc miệng lại cho thật sạch.
  • Áp dụng cách này đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày để tình trạng ê buốt răng nhanh chóng được cải thiện.

Cách 3: Dùng tinh dầu đinh hương

  • Dùng tăm tiệt trùng thấm tinh dầu đinh hương và chấm trực tiếp lên răng
  • Để từ 5 – 10 phút mới súc miệng lại.
  • Áp dụng liên tục vài ngày liền cảm giác ê buốt sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Súc miệng bằng nước muối chống ê buốt răng

Dùng nước muối súc miệng là một cách trị ê buốt răng dân gian khá quen thuộc và được nhiều người áp dụng. Với khả năng sát khuẩn mạnh, nước muối có khả năng tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn có hại, làm dịu kích ứng ở răng, lợi. cách trị ê buốt răng tại nhà bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày giúp giảm ê buốt răng, tiêu diệt vi khuẩn có hại

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 0.9g muối pha với 1 lít nước để ra được nước muối loãng có nồng độ tương tự như nước muối sinh lý.
  • Dùng hỗn hợp trên súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi đánh răng xong.
  • Thời gian súc miệng mỗi lần khoảng 1 – 2 phút để nước muối tiếp xúc với bề mặt răng và mọi không gian trong khoang miệng nhằm phát huy được hiệu quả tối ưu.

3. Điều trị ê buốt răng tại nhà bằng lá bàng

Trong lá bàng có chứa nhiều thành phần Flavonoid, Saponin hay Tercatin… là những chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi – những nguyên nhân gây ê buốt răng thường gặp.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 3 – 4 cái lá bàng tươi non, không bị sâu bệnh
  • Rửa sạch lá, ngâm 15 phút trong nước muối để tiệt trùng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
  • Thái nhỏ lá, đem xay nhuyễn với vài hạt muối ăn và 1 ly nước ấm
  • Vắt hỗn hợp lấy nước cốt
  • Dùng súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm ê buốt răng. Mỗi lần súc từ 1 – 2 phút là được.

4. Rượu hạt gấc giảm ê buốt răng hiệu quả

Hạt gấc ngâm rượu là bài thuốc dân gian có nhiều tác dụng trị bệnh như điều trị bệnh trĩ, hôi miệng, đau răng, viêm nha chu cấp và mãn tính… Sự kết hợp giữa các hoạt chất trong hạt gấc với rượu mang đến tác dụng diệt khuẩn, chống viêm mạnh, làm dịu cảm giác ê buốt, đau nhức răng.

Cách ngâm rượu hạt gấc:

  • Bạn dùng hạt gấc của những quả chín già, vỏ ngoài căng và đen bóng.
  • Đem hạt gấc nướng trên bếp cho đến khi thấy lớp vỏ ngoài hơi cháy xém
  • Dùng vật cứng đập nhẹ để tách lấy nhân hạt bên trong và giã nhỏ
  • Tiếp theo, hãy cho phần nhân thu được vào trong bình thủy tinh và đổ ngập rượu trắng ngon vào ngâm cùng trong 30 ngày.
  • Mỗi khi bị ê buốt răng, bạn hãy lấy một ít rượu ngậm trong miệng khoảng 10 phút.
  • Nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần để khôi phục trạng thái bình thường cho răng, giúp răng chắc khỏe hơn.

5. Cách trị ê buốt răng dân gian với Oxy Già

Oxy Già thường được sử dụng để khử trùng vết thương. Tuy nhiên, dân gian còn tận dụng dung dịch này để khắc phục chứng ê buốt răng tại nhà, nhất là khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng.

Chứa thành phần Hydrogen peroxide, Oxy Già có khả năng khử trùng nhẹ, giúp làm giảm các tác nhân có hại trong khoang miệng, giảm sưng viêm nướu, xoa dịu cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu cho răng. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi Oxy Già được sử dụng làm nước súc miệng chữa ê buốt răng.

cách trị ê buốt răng dân gian từ oxy già
Oxy già được dân gian dùng để súc miệng trị ê buốt răng tại nhà

Cách làm: 

  • Chuẩn bị 1 ly nước ấm và 1 thìa Oxy Già
  • Trộn đều cả hai nguyên liệu trên với nhau
  • Dùng hỗn hợp vừa pha súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra. Tuyệt đối không được nuốt vào.
  • Sau cùng, bạn nên tráng lại với với nước sạch. Tránh để hoạt chất hydrogen peroxide tồn đọng lâu trong miệng.

Giải đáp chi tiết: Ê Buốt Răng và Chảy Máu Chân Răng: Xử Lý Như Thế Nào?

6. Mẹo chữa ê buốt răng tại nhà bằng trà xanh

Trà xanh chứa hàm lượng EGCG lactic và fluor dồi dào. Chúng có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm các mô mềm trong khoang miệng, bảo vệ và củng cố sự vững chắc cho men răng, giúp răng bớt ê buốt. 

Cách dùng:

  • Bạn rửa sạch 1 nắm lá trà xanh rồi vò nhẹ cho lá hơi nhàu.
  • Tiếp theo, bỏ lá trà vào ấm, đổ ngập nước và đun sôi trong 5 phút
  • Thêm vào vài hạt muối ăn, để cho muối tan hoàn toàn rồi tắt bếp
  • Cuối cùng, bạn gạn nước trà ra ly, để nguội còn hơi âm ấm thì lấy súc miệng 2 – 3 lần trong ngày. Thời gian súc miệng mỗi lần ít nhất 2 phút.

7. Mật ong chữa ê buốt răng

Nếu không đáp ứng được với các phương pháp trên, bạn có thể thử cách trị ê buốt răng tại nhà bằng mật ong. Nguyên liệu này có đặc tính sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm đau, tiêu sưng cho các mô mềm bị viêm, đồng thời giảm hiện tượng kích ứng, ê buốt răng.

Cách sử dụng:

  • Hòa 1 thìa mật ong vào trong ly nước ấm
  • Khuấy cho đến khi mật ong tan đều
  • Sau đó, bạn dùng dung dịch trên ngậm và súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút, cảm giác ê buốt sẽ từ từ biến mất.
  • Kết thúc quy trình điều trị ê buốt răng bằng nước mật ong ấm, bạn nên súc miệng lại lần nữa với nước cho thật sạch để đường trong mật ong không còn lưu lại, tránh gây sâu răng.

8. Bài thuốc dân gian trị ê buốt răng tại nhà từ rượu cau

Ngoài rượu hạt gấc, dân gian còn sử dụng rượu cau để trị ê buốt răng. Đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên của loại rượu này sẽ góp phần tích cực vào việc cải thiện các vấn đề về răng miệng, giúp răng bớt ê buốt và chắc khỏe hơn.

cách trị ê buốt răng tại nhà bằng rượu cau
Hạt cau được sử dụng để ngâm rượu làm thuốc trị ê buốt răng tại nhà

Cách 1: Rượu cau tươi

  • Lần lượt tách vỏ từng quả cau và lấy hạt bên trong, cắt làm đôi
  • Cho hạt cau vào trong hũ thủy tinh. Cứ 1 kg hạt thì đổ vào 3 lít rượu.
  • Đậy kín miệng hũ và để nơi thoáng mát từ 30 – 40 ngày.
  • Khi bị ê buốt răng, bạn chỉ cần lấy một ít rượu ngậm trong miệng 10 phút rồi nhổ ra.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cách 2: Trị ê buốt răng bằng rượu cau khô

  • Bạn đem quả cau khô ngâm với nước một lúc cho vỏ nở ra sẽ dễ cắt hơn
  • Tách vỏ lấy hạt bên trong đem sao trên lửa nhỏ trong 3 – 4 phút.
  • Tiếp theo, bỏ hạt cau vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu theo tỷ lệ 1:8 trong 50 ngày.
  • Sử dụng làm thuốc ngậm trị ê buốt răng tương tự như cách trên.

9. Bí quyết trị ê buốt răng bằng nghệ

Tiếp theo, bạn có thể tham khảo cách trị ê buốt răng tại nhà bằng củ nghệ vàng. Nhờ chứa nguồn curcumin phong phú, nghệ có khả năng bảo vệ men răng trước sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân có hại, giảm ê buốt răng, đồng thời chống sưng viêm nướu, áp xe răng, viêm loét miệng ở trẻ em và người lớn.

  • Cách 1: Hòa bột nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ với nước trong 5 phút và thoa trực tiếp lên răng bị ê buốt trong 5 phút. Sau đó đánh răng lại cho sạch.
  • Cách 2: Lấy 1 thìa cà phê bột nghệ trộn chung với 1/2 thìa dầu mù tạt và 1/2 thìa cà phê muối. Bôi hỗn hợp này vào răng cần điều trị và vùng nướu xung quanh. Để 10 phút trước khi súc miệng lại cho sạch. Áp dụng mỗi ngày 2 lần.

10. Dùng kem Capsaicin chống ê buốt răng

Capsaicin là hoạt chất được chiết xuất từ quả ớt. Chất này có khả năng giảm đau, tiêu viêm tự nhiên nên được sử dụng trong sản xuất các loại kem bôi hay nước súc miệng chống ê buốt răng.

Bạn có thể dùng các sản phẩm chứa Capsaicin để bôi hay súc miệng trị ê buốt răng. Ban đầu khi mới sử dụng, khoang miệng có thể cảm thấy nóng rát nhưng tình trạng này sẽ dần cải thiện sau vài lần sử dụng.

11. Cách trị ê buốt răng dân gian với tỏi

Tỏi là gia vị khá quen thuộc nhưng cũng là vị thuốc nổi tiếng với khả năng điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả chứng ê buốt răng. Sở hữu nguồn allicin dồi dào, tỏi được xem là khắc tinh của vi khuẩn, virus và nấm có hại trong khoang miệng, đồng thời giúp hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau, đẩy lùi cơn ê buốt răng một cách an toàn.

cách trị ê buốt răng dân gian bằng tỏi
Tỏi được dân gian sử dụng như một loại thuốc trị ê buốt răng tự nhiên, an toàn cho cơ thể

Cách sử dụng:

  • Bạn lấy 1 củ tỏi tươi lột vỏ
  • Giã nát tỏi với một ít muối ăn
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp lên răng bị ê buốt trong 10 phút. Hoặc bạn có thể vắt nước cốt tỏi thoa lên bề mặt răng.
  • Cuối cùng, đánh răng lại cho sạch sẽ. Tránh để mùi tỏi lưu lại trong miệng.

12. Dùng kem đánh răng chống ê buốt

Để tiện lợi hơn, bạn có thể sử dụng kem đánh răng chống ê buốt. Loại kem này được đặc chế với các thành phần có khả năng làm giảm độ nhạy cảm của răng và củng cố men răng, qua đó cải thiện tình trạng ê buốt răng.

Thị trường kem đánh răng chống ê buốt khá đa dạng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được một loại phù hợp.

Trên đây là những cách trị ê buốt răng tại nhà đang được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong dân gian. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra được một phương pháp phù hợp với bản thân. Trong thời gian áp dụng, chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không đánh chải răng quá mạnh hoặc sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất tẩy trắng gây hại cho men răng.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi sử dụng kem đánh răng chống ê buốt 

Top 10 Loại Kem Đánh Răng Chống Ê Buốt Được Ưa Chuộng

Kem đánh răng chống ê buốt ngày càng được nhiều người tin dùng. Hiện nay trên thị trường có đa dạng sản phẩm, tuy nhiên bạn cần lựa chọn loại...

Răng Ê Buốt Kéo Dài Do Đâu? Nguy Hiểm Chớ Coi Thường

Răng ê buốt kéo dài là triệu chứng thường gặp khi bạn thường xuyên ăn đồ lạnh, đánh chải răng...

Ăn đồ chua bị ê răng là do đâu?

Ăn Đồ Chua Bị Ê Răng và Cách Chữa Làm Hết Ê Buốt

Ăn đồ chua bị ê buốt răng cũng là một trong những trường hợp thường gặp hiện nay. Nguyên nhân...

Biểu hiện nhận biết ê buốt răng hàm dưới

Ê Buốt Răng Hàm Dưới: Biểu Hiện và Giải Pháp Chữa Trị

Ê buốt răng hàm dưới có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này có thể...

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Răng Ê Buốt: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Khắc Phục

Răng ê buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố tạm thời, bệnh lý và các...

Răng mẻ bị ê buốt là do đâu?

Răng Mẻ Bị Ê Buốt Là Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Răng mẻ bị ê buốt khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Điều này khiến chất lượng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *