Ung thư dạ dày di căn sang gan: Những điều bạn cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Một khi ung thư dạ dày bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư sẽ di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có gan. Người bị ung thư dạ dày di căn sang gan sẽ có những biểu hiện đặc trưng như buồn nôn hoặc nôn ói liên tục, đau bụng một cách dữ dội, bị phù tay, chân, sút cân nghiêm trọng…

Tìm hiểu về tình trạng ung thư dạ dày di căn sang gan
Tìm hiểu về tình trạng ung thư dạ dày di căn sang gan

Thông tin cần biết về ung thư di căn sang gan

Ung thư dạ dày là căn bệnh khá phổ biến và là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư dạ dày, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất ở những người đang ở độ tuổi trên 40.

Khi mới bị ung thư dạ dày, người bệnh thường nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh tiêu hóa khác nên chủ quan và không đi thăm khám sớm. Hệ quả là có khoảng 80% bệnh nhân đã bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối khi đi khám. Lúc này các tế bào ung thư đã di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể như phổi, não, xương, trực tràng, hạch quanh rốn, hạch nách trái, buồng trứng… và cả gan. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nguy hiểm này.

Hiểu như thế nào về ung thư dạ dày di căn sang gan?

Di căn là một thuật ngữ dùng để chỉ quá trình các tế bào ung thư thoát khỏi khối u ác tính và di chuyển, xâm lấn các mô khác trong cơ thể thông qua hạch bạch huyết và đường máu. Những khối u di căn được gọi là khối u thứ phát vì chúng phát sinh từ khối u nguyên phát.

Từ việc hiểu rõ bản chất của di căn, chúng ta có thể hiểu ung thư dạ dày di căn sang gan chính là tình trạng các tế bào ung thư của khối u trong dạ dày di chuyển bằng đường máu hoặc hạch bạch huyết đi vào gan, hình thành nên các khối u thứ phát.

Vì khối u thứ phát ở gan hình thành do tế bào ung thư dạ dày nên tế bào ung thư trong gan và tế bào ung thư trong dạ dày là cùng 1 loại. Điều này thật sự rất quan trọng, vì hiểu rõ bản chất của di căn mới giúp các bác sĩ xác định được hướng điều trị chính xác.

Các triệu chứng ung thư dạ dày di căn sang gan

Đau bụng dữ dội là một biểu hiện của ung thư dạ dày di căn sang gan
Đau bụng dữ dội là một biểu hiện của ung thư dạ dày di căn sang gan

Ung thư dạ dày khi đã di căn sang gan thường có những biểu hiện rất phức tạp, vì chúng bao gồm cả triệu chứng tại vị trí bị ung thư và cả các triệu chứng tại vùng bị di căn. Thông thường, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Các cơn đau bụng diễn ra một cách dữ dội.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục.
  • Mắt và da có màu vàng do bị tắc ống dẫn mật từ gan xuống ruột non.
  • Bụng sưng, gan to.
  • Bàn tay, bàn chân bị phù.
  • Trên bề mặt da xuất hiện nhiều đốm lạ.
  • Sốt cao, toát nhiều mồ hôi.
  • Không thể ăn uống được.
  • Bị sút cân nghiêm trọng.
  • Tiểu tiện thấy có màu lạ, đi đại tiện có phân đen.

Ngoài những biểu hiện trên, tùy vào thể trạng của từng người mà bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác nữa. Ung thư dạ dày rất khó phát hiện khi chúng ở giai đoạn đầu, vì những biểu hiện của bệnh thường rất giống với các triệu chứng của các bệnh tiêu hóa thông thường. Chính vì vậy, nếu khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường bạn cần nhanh chóng đi thăm khám và được chữa trị sớm.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn sang gan

Ung thư di căn sang gan sẽ làm cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, cơ thể yếu ớt. Những phương pháp chữa trị được áp dụng trong giai đoạn này chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, giảm bớt cảm giác đau đớn và giúp kéo dài mạng sống cho bệnh nhân. Các phương pháp chữa trị sẽ được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:

  • Kích thước của khối u ung thư.
  • Mức độ lan rộng của khối u.
  • Thể trạng của bệnh nhân.

Thông thường, ung thư dạ dày di căn sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau đây:

♦ Phẫu thuật:

Điều trị ung thư dạ dày di căn bằng phẫu thuật
Điều trị ung thư dạ dày di căn bằng phẫu thuật

Đây là phương pháp phổ biến, được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ khối u ác tính bao gồm các dạng như sau:

  • Cắt bỏ một phần dạ dày: Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt một phần dạ dày chứa khối u, các hạch bạch huyết lân cận, các mô hoặc các cơ quan khác nằm gần khối u.
  • Cắt bỏ toàn bộ dạ dày: Toàn bộ dạ dày, các hạch bạch huyết xung quanh, một số bộ phận của thực quản, ruột non và các mô lân cận sẽ được cắt bỏ. Để giúp bệnh nhân có thể ăn uống một cách bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành nối thực quản với ruột non.

Tuy nhiên, việc phẫu thuật đôi khi không thể loại bỏ được hoàn toàn ung thư vì có thể sẽ làm hỏng các cơ quan hoặc các mô quan trọng. Lúc này, các phương pháp điều trị khác sẽ được sử dụng để kết hợp điều trị.

♦ Xạ trị: 

Đây là phương pháp sử dụng các tia bức xạ có năng lượng lớn để chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt khối u ung thư. Xạ trị cũng là một trong các phương pháp được dùng khá phổ biến trong điều trị ung thư, nó có thể được sử dụng trước, trong và sau khi tiến hành phẫu thuật/ hóa trị như một phương pháp bổ trợ. Xạ trị có thể được tiến hành theo 2 cách là tác động tại chỗ hoặc toàn thân.

  • Xạ trị tại chỗ: Các bác sĩ sẽ sử dụng các tia X/ gamma hoặc các tia phóng xạ khác để chiếu thẳng vào các khối u và tiêu diệt chúng.
  • Xạ trị toàn thân: Các loại thuốc phóng xạ được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch sẽ được sử dụng. Những chất phóng xạ có trong loại thuốc này sẽ tác động trực tiếp đến các mô ung thư và tiêu diệt chúng.

Thông thường để mang lại tác dụng chữa trị tốt, người bệnh sẽ cần thực hiện xạ trị 5 ngày/ tuần, tiến hành liên tục trong 5- 8 tuần.

♦ Hóa trị: 

Hóa trị là phương pháp dùng các loại thuốc kê đơn để chữa trị ung thư và các vấn đề khác. Tùy thuộc vào loại thuốc được chỉ định mà nó có thể dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

Có khoảng hơn 100 loại thuốc có thể sử dụng để hóa trị. Mỗi liệu trình điều trị thường kéo dài trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng và được chia ra từng đợt.

Với ung thư dạ dày di căn, hóa trị không thể tiêu diệt hết các tế bào ung thư nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng của ung thư. Tuy nhiên, sử dụng bất cứ các phương pháp trị liệu nào để điều trị ung thư cũng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của người bệnh, do đó bạn hãy trao đổi với các bác sĩ về những rủi ro mà mình có thể mắc phải để có hướng xử lý.

Ngoài các phương pháp chữa trị thông dụng được nêu ở trên, còn có các phương pháp khác được sử dụng để chữa trị ung thư như:

  • Tiến hành cấy ghép các tế bào gốc.
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế sự hình thành tạo mạch.
  • Liệu pháp quang động.
  • Phẫu thuật lạnh.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình cho hợp lý. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc điều trị được diễn ra một cách thuận lợi, các triệu chứng bệnh cũng vì thế mà giảm đi nhanh chóng giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Click xem thêm

Điểm mặt vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau....

Những biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày

Phẫu thuật cắt dạ dày thường được chỉ định cho những trường hợp mắc ung thư dạ dày, viêm loét...

Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?

Ung thư dạ dày bao gồm 5 giai đoạn từ 0-4, con số càng lớn cho thấy mức độ xâm...

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 3: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là khi tình trạng ung thư đã bắt đầu lây lan và diễn...

5 loại hoa quả tốt cho người bị ung thư dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm rau quả giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và chất phytochemical, có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.