Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mối bận tâm hàng đầu của những bệnh nhân khi bị chẩn đoán mắc bệnh là: “Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?“. Thực tế vấn đề thời gian sống còn lại của người bị ung thư dạ dày do nhiều yếu tố quyết định vì thế không thể xác định chính xác, tuy nhiên người bệnh và người nhà có thể tham khảo những thông tin sau đây để tình trạng người bệnh được cải thiện tốt hơn.

ung thư di căn vào xương sống được bao lâu
Ung thư dạ dày sống được mấy năm là câu hỏi của rất nhiều người thắc mắc

Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư phổ biến thứ năm trên toàn thế giới (sau ung thư vú, ung thư phổi, ….) Nó được hình thành khi các tế bào ung thư xuất hiện bên trong lớp lót dạ dày. Các tế bào này có thể phát triển thành một khối u, có thời gian phát bệnh nhanh hoặc lâu phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Những yếu tố tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thực chất là tên gọi để chỉ các tế bào xấu tạo thành khối u bên trong dạ dày. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển chúng là:

  • Ung thư hạch
  • Nhiễm vi khuẩn H.pylori (các vết loét bị gây ra do nhóm vi khuẩn này sẽ dẫn đến ung thư dạ dày).
  • Khối u ở các bộ phận khác của hệ thống tiêu hóa.
  • Polyp dạ dày
  • Chế độ ăn ít chất xơ và nhiều thịt hộp, thịt đỏ (thịt bò, cừu, …)
  • Chế độ ăn mặn và đồ muối chua
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia quá mức
  • Gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày
  • Có bệnh về dạ dày lâu dài, thiếu máu ác tính
cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu
Hút thuốc lá có thể làm nặng thêm triệu chứng của ung thư dạ dày

Các giai đoạn của ung thư dạ dày

Các giai đoạn của ung thư dạ dày hoặc thực quản thường sẽ phân vào 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, khối u nằm ở lớp mô trên cùng trong dạ dày. Các tế bào cũng có thể đã lan đến một số lượng hạn chế của các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 2: Ung thư dạ dày lan rộng hơn, phát triển và xâm nhập sâu hơn trong biểu mô dạ dày.
  • Giai đoạn 3: Vào giai đoạn 3, đây được xem là một trong những giai đoạn khá nghiêm trọng. Ung thư đã phát triển qua các lớp của dạ dày và lan sang các bộ phận gần đó. Thậm chí là xuất hiện một hoặc nhiều khối u to nhỏ.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn nghiêm trọng nhất. Ung thư có thể đã di căn đến các khu vực xa hơn của cơ thể.

Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

Theo đó, khi được chẩn đoán và bắt đầu điều trị, việc làm bệnh nhân lo lắng nhất chính là: “Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?” .Thế nhưng để trả lời chính xác trên, bạn có thể cần phải dựa vào những điều sau

1. Điều trị

Lựa chọn điều trị cho ung thư phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể và điều kiện cá nhân của mỗi người bệnh. Thông thường việc điều trị sẽ là:

  • Phẫu thuật: loại bỏ khối u hoặc cắt dạ dày phụ, cắt toàn bộ dạ dày.
  • Xạ trị: sử dụng tia X và proton để tiêu diệt tế bào ung thư
  • Hóa trị: sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.

2. Chăm sóc hỗ trợ

Chăm sóc hỗ trợ là một dạng chăm sóc y tế nhằm giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khác của bệnh để bớt nghiêm trọng hơn.

Đó có thể là:

  • Cung cấp thêm kiến thức về bệnh lý ung thư dạ dày
  • Tạo tâm trạng vui vẻ, lạc quan
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
  • Theo dõi và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

3. Đáp ứng điều trị

Kết hợp cả điều trị và chăm sóc hỗ trợ, người bệnh còn cần phải xét đến mức độ phù hợp của bản thân với liệu trình chữa ung thư. Những trường hợp thích ứng tốt với điều kiện điều trị sẽ cho ra kết quả tích cực. Trường hợp không sẽ phải cần đến một phương pháp khác nhằm nỗ lực đem lại nhiều hiệu quả hơn.

Phần lớn cơ hội phục hồi sẽ tốt hơn nếu như có thể chẩn đoán phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu. Giai đoạn càng nặng hoặc kéo dài thời gian điều trị lâu, thời gian và công sức sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn.

ung thư dạ dày sống được mấy năm
Nói chuyện với bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu hơn về tình trạng của bản thân

Có khoảng 30% những bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống sót ít nhất sau năm năm khi được chẩn đoán. Triển vọng của bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tuổi tác, sức khỏe chung của bệnh nhân và mức độ ung thư đã lan rộng (giai đoạn của tình trạng bệnh).

Thế nhưng thực tế lại cho thấy, ung thư dạ dày thường không được phát hiện mãi cho đến khi đã phát triển sang giai đoạn sau. Lúc này, thời gian sống của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

Lời khuyên

Với những người đã được chẩn đoán rằng mắc bệnh ung thư dạ dày, dù là ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh thì cũng đều cần chú ý đến những vấn đề:

  • Chế độ ăn: hãy hỏi bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về một khẩu phần ăn lành mạnh, giàu chất xơ và đầy đủ dinh dưỡng. Ăn uống là con đường ngắn nhất, nhanh nhất giúp cân bằng lại sức khỏe và việc điều trị.
  • Sinh hoạt: cho cơ thể những phút giây được nghỉ ngơi, thả lỏng hoàn toàn. Một giấc ngủ sâu sẽ có thể giúp ích cho người bệnh rất nhiều.
  • Tâm lý: dẫu biết những mối quan ngại về sức khỏe trong quá trình điều trị vẫn luôn tồn tại, thế nhưng bệnh nhân cần tự cho mình một tâm lý thoải mái, lạc quan. Tinh thần vui vẻ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp người bệnh nhanh chóng đáp ứng tốt việc điều trị.
  • Chuẩn bị cho cuộc hẹn: hãy đến gặp bác sĩ và tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị ung thư dạ dày của mình. Đừng tự ý từ bỏ điều trị hay ngừng sử dụng thuốc khi chưa được sự chấp thuận của bác sĩ.

Với những người đã và đang có dấu hiệu xuất hiện các triệu chứng của ung thư, bạn cần đến các cơ sở y tế để được làm kiểm tra và xét nghiệm. Phát hiện sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và tăng hiệu quả điều trị lên gấp nhiều lần. Đừng quên tạo thói quen làm các kiểm tra xét nghiệm tổng quát mỗi năm 1-2 lần đây là cách phòng bệnh vô cùng hữu hiệu.

Như vậy, với thắc mắc: “Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?”, để có một câu trả lời chính xác cho từng người là điều bất khả thi. Ngược lại, như đã nói, thời gian sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Thế nhưng dù là yếu tố nào, người bệnh cũng không được nản lòng hay tự ý điều trị, dùng thuốc mà thiếu đi sự theo dõi, kiểm soát của bác sĩ chuyên môn.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Click xem thêm

Bệnh ung thư dạ dày có tái phát không?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ngay cả những bệnh nhân điều trị sớm và loại bỏ được căn bệnh...

Hút thuốc lá thủ phạm gây ung thư dạ dày thầm lặng

Thành phần của thuốc lá là những chất độc hại bao gồm cả các hợp chất gây ung thư. Trong...

ung thư dạ dày trẻ em

Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Ung thư dạ dày ở trẻ em dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chiếm tỷ...

Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày ai ai cũng mắc phải

Ung thư dạ dày có thể là biến chứng của các bệnh lý trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ...

Ung thư dạ dày: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính thường gặp. Bệnh nguy hiểm, dễ di căn và có khả năng...

chế độ ăn cho người bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn dành riêng cho người bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn, nhất là khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.