Phẫu thuật khớp háng bằng phương pháp nội soi

Nội soi khớp háng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện với bệnh nhân thoái hóa khớp, hoại tử chỏm xương đùi, viêm màng hoạt dịch,… Thủ thuật này được đánh giá có nhiều ưu điểm và cải thiện được các hạn chế của phẫu thuật truyền thống.

Nội soi khớp háng
Nội soi khớp háng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Nội soi khớp là gì?

Nội soi khớp hay còn gọi là phẫu thuật nội soi là thuật ngữ chung mô tả hình thức phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Vết mổ được thực hiện có phạm vi rất nhỏ, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng máy soi khớp để quan sát và thực hiện phẫu thuật thay vì mổ toàn bộ khớp như phẫu thuật truyền thống.

Chính vì không tạo vết cắt lớn như phẫu thuật thông thường nên phẫu thuật nội soi ít gây đau đớn cho bệnh nhân, giảm cứng khớp và rút ngắn thời gian phục hồi.

Mặc dù vậy, nội soi khớp vẫn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Bạn chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết người bệnh sẽ được điều trị bảo tồn trước khi can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa.

Khi nào nên phẫu thuật nội soi khớp háng?

Bác sĩ có thể đề nghị nội soi khớp háng nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm khi điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa bao gồm nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, dùng thuốc uống hoặc tiêm,…

phẫu thuật nội soi khớp háng
Trước khi được chỉ định nội soi khớp háng, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa

Nội soi khớp háng có thể làm giảm các triệu chứng đau đớn, cải thiện tổn thương ở sụn khớp và các mô mềm xung quanh. Phẫu thuật nội soi khớp háng thường được áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Sạn khớp: xương bị nứt khiến mảnh vụn xương nằm trong khớp háng. Vụn xương này khiến cho khớp háng đau và cứng khi vận động.
  • Hội chứng bắt chẹt: do gân bao quanh khớp cọ xát vào xương khiến khớp phát ra âm thanh khi vận động. Một số trường hợp hội chứng bắt chẹt bị viêm và rách gân có thể phải can thiệp nội soi.
  • Hoại tử vô khuẩn xương: hay còn gọi là hoại tử chỏm xương đùi. Bệnh hình thành khi chỏm xương đùi bị hoại tử do máu không thể tuần hoàn đến cơ quan này. Nội soi khớp được thực hiện trong giai đoạn sớm khi chưa có biến dạng khớp, nếu không kịp thời thực hiện người bệnh có thể phải tiến hành thay toàn bộ khớp.
  • Chứng loạn sản: là một bệnh lý di truyền khiến xương khớp bị biến dạng và phát triển không đồng đều.
  • Viêm màng hoạt dịch khớp háng: do màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương và sưng viêm. Tình trạng sưng có thể phát triển và giới hạn khả năng vận động của khớp.
  • Nhiễm trùng khớp háng: phát triển do chấn thương không được điều trị dứt điểm. Nhiễm trùng khiến sụn khớp bị hao mòn, mô mềm xung quanh bị kích thích và sưng viêm.
  • Thoái hóa khớp háng: khi sụn khớp bị bào mòn hoàn toàn, đầu xương biến dạng, khả năng vận động bị hạn chế, bác sĩ sẽ cân nhắc nội soi khớp cho bệnh nhân thoái hóa.

Mặc dù nội soi khớp không gây tổn thương lên toàn bộ khớp háng và ít gây ra các biến chứng, nhưng bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi chỉ định phương pháp này cho bệnh nhân.

Thực hiện phẫu thuật nội soi khớp háng

Kiểm tra tình trạng sức khỏe

Bạn nên gặp bác sĩ để đánh giá sức khỏe chung trước khi phẫu thuật. Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị dứt điểm trước khi can thiệp phẫu thuật.

Nếu từng có tiền sử hình thành cục máu đông, bạn nên thông báo với bác sĩ để được dùng thuốc làm loãng máu trước khi phẫu thuật. Biến chứng cục máu đông có thể gây nguy hiểm nếu cục máu đông xuất hiện ở các tĩnh mạch, động mạch lớn.

Nhiễm trùng cũng là một vấn đề bạn cần điều trị trước khi phẫu thuật. Vi khuẩn có thể lây nhiễm xuống khu vực phẫu thuật và gây nhiễm trùng khớp háng. Nếu nhiễm trùng ở vết mổ, bác sĩ có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng phát triển ở bên trong khớp háng, bạn có thể phải thực hiện phẫu thuật lần hai.

Ngoài ra, bạn nên thông báo với bác sĩ về tất cả loại thuốc, viên uống bổ sung mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu bạn ngưng dùng những loại thuốc này.

Gây mê

Khớp háng là khớp lớn nhất cơ thể nên bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân và thả lỏng cơ trước khi phẫu thuật.

Một số trường hợp chỉ được gây tê khu vực nếu tình trạng ở khớp không quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng cụ thể để lựa chọn phương án thích hợp với bạn.

Quy trình phẫu thuật nội soi khớp háng

Quy trình phẫu thuật nội soi khớp háng
Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi khớp háng
  • Bước 1: Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cố định hông của bạn để đảm bảo khớp háng không xê dịch khi thực hiện. Sau đó bác sĩ sẽ vẽ các vết cắt trên hông để xác định vị trí vết mổ và nơi đặt máy nội soi.
  • Bước 2: Rạch 2 vết mổ dài khoảng 5mm ở mặt bên của hông để đưa thiết bị nội soi vào. Máy nội soi cho phép bác sĩ quan sát khớp, sụn và kịp thời nhận biết tình trạng chảy máu bất thường khi đang phẫu thuật.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ dựa vào vấn đề bạn mắc phải để sử dụng dụng cụ tương ứng. Lưỡi dao cạo thường được dùng để tái tạo sụn, loại bỏ mô hoạt dịch,… Với ổ khớp có phần cơ không chắc chắn, bác sĩ có thể dùng dụng cụ grasper để cắt bỏ.
  • Bước 4: Khâu lại vết thương và băng kín bằng bông gạc.

Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Vì thế người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để biết chính xác thời gian thực hiện.

ĐỌC THÊM: Hiểu hơn về phương pháp thay khớp háng nhân tạo bán phần và toàn phần

Biến chứng và phục hồi khớp háng

Biến chứng

Phẫu thuật nội soi khớp háng ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị căng dây thần kinh và tê khi bác sĩ cố định khớp háng trong một thời gian dài. Ngoài ra, các tổn thương nhỏ ở dây thần kinh và mạch máu cũng có thể xảy ra.

Một số biến chứng khác như nhiễm trùng, cục máu đông,… cũng có thể xảy ra. Các biến chứng này có thể được ngăn chặn nếu người bệnh tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau khi phẫu thuật.

Phục hồi

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ ở trong phòng hồi sức từ 1 đến 2 giờ trước khi được xuất viện. Người bệnh cũng có thể ở lại bệnh viện vài ngày để theo dõi nếu có yêu cầu từ nhân viên y tế.

Thời gian đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên nằm yên trên giường và chỉ được vận động nhẹ nhàng. Các hoạt động mạnh có thể khiến khớp bị tổn thương và sưng viêm.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vết mổ (đây là phản ứng tự nhiên trong quá trình phục hồi khớp). Bác sĩ có thể kê thuốc để giảm các triệu chứng đau nhức ở khớp. Những loại thuốc được dùng để kiểm soát cơn đau bao gồm opioids, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc gây tê tại chỗ.  Trao đổi với bác sĩ nếu cơn đau không cải thiện sau 1 đến 3 ngày dùng thuốc.

Bên cạnh đó, người bệnh nên dùng nạng để giảm áp lực lên khớp. Người bệnh có thể phải dùng nạng từ 1 – 2 tháng đến khi khớp phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cần luyện tập những bài tập vật lý trị liệu để khôi phục khả năng vận động của khớp háng.

Điều trị viêm khớp háng

Các phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc, phẫu thuật, chườm nóng/lạnh,… là những phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến. Mỗi phương...

viêm khớp háng nên uống thuốc gì

Điều trị viêm khớp háng nên uống thuốc gì ?

Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp mãn tính thường gặp ở những người trung niên. Bệnh gây ra...

viêm khớp háng ở trẻ em

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp háng ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ từ 1 – 10 tuổi. Bệnh có thể để...

Xao bóp bấm huyệt đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau khớp háng

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau khớp háng hiệu quả nên thử

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản, dùng áp lực bàn tay tác động vào da, mạch máu, dây thần...

Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?

Thay khớp háng là thủ thuật trong điều trị ngoại khoa. Thủ thuật này không được áp dụng cho toàn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *