Đau khớp háng bên trái: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng đau khớp háng bên trái có thể do khớp hoạt động quá nhiều hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ đề cập đến những bệnh lý có thể gây đau nhức ở vùng hông trái. Nếu nhận thấy triệu chứng kéo dài, bạn nên cân nhắc về thông tin trong bài viết này.

Đau khớp háng bên trái
Đau khớp háng bên trái là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Các bệnh lý gây đau khớp háng bên trái

Đau khớp háng có thể là biểu hiện của cơ thể khi chấn thương hoặc bạn vận động mạnh. Trong trường hợp này, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất nếu bạn nghỉ ngơi và điều trị dứt điểm chấn thương.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn cần chú ý những biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện bệnh. Tránh để bệnh kéo dài và làm giảm khả năng vận động của khớp.

1. Viêm khớp

Viêm khớp là bệnh lý phổ biến nhất gây đau khớp háng bên trái. Viêm khớp háng xuất hiện do nhiều nguyên nhân, có thể do khớp tổn thương, thoái hóa hoặc do rối loạn trong hệ miễn dịch. Sụn khớp bị tổn thương khiến đầu xương va chạm mạnh khi vận động. Điều này khiến mô mềm xung quanh bị kích thích và sưng viêm. Người bệnh sẽ thấy đau nhức ở bên hông trái nếu viêm khớp xuất hiện ở khớp háng bên trái.

Viêm khớp là bệnh lý mãn tính và chưa thể điều trị dứt điểm. Người bệnh cần tiến hành điều trị để kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình viêm gây tổn thương khớp.

2. Loãng xương

Loãng xương hình thành do tế bào mới không được sản sinh khiến mật độ xương giảm và thưa dần. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ sau sinh và người cao tuổi.

bị đau khớp háng bên trái
Loãng xương có thể gây đau nhức vùng hông bên trái

Khi tình trạng loãng xương trở nên nghiêm trọng, xương có thể bị nứt hoặc gãy. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận thấy cơn đau âm ỉ trong khớp. Khớp háng là cơ quan dễ bị loãng xương nhất, đặc biệt là đối với người đã trải qua kỳ sinh nở.

Trong thời gian này, nếu bạn tác động mạnh vào khớp, khớp rất dễ bị gãy. Để cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bổ sung canxi và vitamin D để cải thiện mật độ xương.

3. Viêm màng bao hoạt dịch

Màng hoạt dịch là một màng rất mỏng trên sụn khớp, đóng vai trò tiết chất nhầy để giảm ma sát khi khớp vận động. Viêm màng bao hoạt dịch có thể là hệ quả của chấn thương không được điều trị dứt điểm hoặc do các bệnh lý rối loạn chuyển hóa gây ra.

Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm sưng có thể trở nên nghiêm trọng và giới hạn khả năng vận động của người bệnh. Điều trị nội khoa có thể giúp bạn giảm cơn đau và triệu chứng của bệnh, đồng thời trì hoãn can thiệp ngoại khoa.

4. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa bắt nguồn từ vùng thắt lưng, chạy dọc xuống hông và kéo dài xuống bàn chân. Đây được xem là dây thần kinh dài và chi phối nhiều cơ quan nhất.

đau nhức khớp háng bên trái
Đau dây thần kinh tọa gây đau nhức ở vùng lưng dưới, hông và bàn chân

Đau thần kinh tọa do rễ thần kinh bị chèn ép bởi một tác nhân nào đó (thường gặp nhất là nhân nhầy của đĩa đệm thoát vị). Rễ thần kinh bị chèn ép sẽ sinh ra cơn đau ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống hông và xuống bàn chân. Trường hợp đau thần kinh tọa bên trái sẽ làm xuất hiện triệu chứng đau khớp háng ở cùng bên.

5. Hoại tử chỏm xương đùi

Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng xương bị hoại tử do máu không thể tuần hoàn đến vị trí này. Tình trạng hoại tử thường xuất hiện tại chỏm xương đùi ở nam giới trong độ tuổi 30 – 50 tuổi.

Hoại tử chỏm xương đùi có thể do chấn thương gây trật khớp hoặc do người bệnh thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá khiến mao mạch nuôi dưỡng xương bị tắc. Trong trường hợp không điều trị sớm, chỏm xương đùi có thể suy yếu, gây lún và hủy hoại toàn bộ khớp.

6. Gout

Gout là bệnh viêm khớp mãn tính hình thành do axit uric tăng cao làm kết tủa muối urat tại khớp. Khi nồng độ axit uric tăng quá cao, muối urat có thể kết tủa tại nhiều vị trí, trong đó có khớp háng.

Nên điều chỉnh nồng độ axit uric để tránh xuất hiện hạt tophi. Hạt tophi phát triển có thể gây chèn ép khớp và làm tổn thương khớp nặng nề.

7. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung, thường là buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột hoặc bên ngoài thành tử cung. Một số trường hợp xuất hiện ở thận và bàng quang. Bệnh lý này có thể gây đau hông bên trái nếu nội mạc phát triển và chèn ép các nhánh nhỏ của dây thần kinh tọa.

Thông tin này chưa bao gồm tất cả các bệnh lý gây đau hông bên trái. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chẩn đoán đúng vấn đề gặp phải. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo sẽ hợp lý

Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp được chỉ định trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng,...

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm...

Châm cứu chữa viêm khớp háng như thế nào đúng cách ?

Châm cứu chữa viêm khớp háng đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng giúp giảm cơn đau và...

Điều trị viêm khớp háng

Các phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc, phẫu thuật, chườm nóng/lạnh,… là những phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến. Mỗi phương...

dấu hiệu của bệnh viêm khớp háng

Dấu hiệu cảnh báo bị viêm khớp háng nên cảnh giác

Đau khớp háng, lưng dưới, tê bì chân, cứng khớp,… là những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.