Viêm khớp háng ở người già: Bệnh phổ biến cần cảnh giác

Viêm khớp háng ở người già khó điều trị hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi. Bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng và phổ biến hơn trong những năm gần đây. Nếu không can thiệp điều trị sớm, khớp có thể bị tổn thương và mất khả năng vận động.

viêm khớp háng ở người già
Viêm khớp háng ở người già là bệnh lý phổ biến

Tìm hiểu bệnh viêm khớp háng ở người già

Người già là đối tượng dễ mắc phải các bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp háng. Viêm khớp háng là tình trạng sụn khớp ở háng bị tổn thương, có thể bị bào mòn hoặc nứt, rách khiến xương đùi và xương chậu va chạm mạnh khi vận động. Đầu xương tiếp xúc trong thời gian dài sẽ kích thích mô mềm xung quanh sưng viêm để bảo vệ khớp, từ đó gây ra các cơn đau nhức tại vị trí này.

1. Nguyên nhân

Viêm khớp háng ở người già có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Thoái hóa: thoái hóa là tình trạng phổ biến nhất gây viêm khớp ở người già. Thoái hóa khiến mô sụn thiếu linh hoạt, dẻo dai và mất dần độ đàn hồi, xương suy yếu,… Những yếu tố này là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm khớp phát sinh.
  • Hoại tử chỏm xương đùi: là tình trạng máu không thể tuần hoàn đến chỏm xương đùi và gây hoại tử xương. Tình trạng này thường gặp ở nam giới và có thể xuất hiện ở người trẻ và trung niên nếu duy trì các thói quen thiếu lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá,… Hoại tử chỏm xương đùi khiến xương đùi tổn thương và gián tiếp làm tổn thương mô sụn của khớp, từ đó gây ra tình trạng viêm sưng tại khớp háng.
  • Chấn thương hông: chấn thương không điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện khiến xương khớp và sụn bị tổn thương. Tình trạng kéo dài khiến mô sụn bị bào mòn và dẫn đến tình trạng viêm.
  • Nhiễm trùng khớp: là tình trạng khớp bị viêm do vi khuẩn xâm nhập. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sưng viêm sẽ trở nên nghiêm trọng và khiến người bệnh khó khăn khi vận động.

Ngoài ra, người béo phì, bệnh nhân gout, tiểu đường, lạm dụng steroid,… thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp háng khi về già.

→Xem thêm: Những thực phẩm người bị viêm khớp háng nên ăn

2. Triệu chứng

Khi bị viêm khớp háng, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng sau:

đau khớp háng ở người già
Đau khớp là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp háng
  • Đau khớp: là triệu chứng dễ nhận biết nhất của viêm khớp háng và các bệnh viêm khớp mãn tính khác. Đau khớp thường xuất hiện khi bạn hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Nếu bạn không ngưng hoạt động và nghỉ ngơi, cơn đau sẽ tăng lên và gây đau đớn cục bộ.
  • Cứng khớp: sụn khớp bị bào mòn khiến khớp bị cứng và khó hoạt động. Cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm khi khớp không hoạt động trong một thời gian dài.
  • Giảm khả năng vận động: cơn đau do viêm khớp gây ra thường xuất hiện khi bạn vận động hoặc di chuyển. Do đó, khi bị viêm khớp háng bạn thường ít vận động để hạn chế tình trạng cơn đau xuất hiện. Dần dần khả năng vận động của khớp sẽ bị suy giảm.

Bên cạnh những triệu chứng tại khớp, bạn có thể nhận thấy cơ thể mệt mỏi, sốt, suy nhược, tâm tính thay đổi,… khi mắc bệnh lý này.

3. Khi nào cần điều trị?

Đau xương khớp ở người già là tình trạng rất phổ biến, vì vậy mọi người thường có tình trạng lơ là và chủ quan với các triệu chứng ở khớp háng. Nếu để tình trạng kéo dài, người bệnh có thể bị tổn thương khớp nặng nề và mất hẳn khả năng vận động.

Bạn nên chủ động đến bệnh viện khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khớp háng tiếp tục bị đau sau một tuần nghỉ ngơi
  • Đi kèm với đau khớp là tình trạng sốt hoặc phát ban
  • Bạn không thể di chuyển khớp háng hoặc chỉ thực hiện được những cử động nhỏ
  • Khớp có biểu hiện sưng nóng

Đau khớp háng có thể do bạn vận động quá nhiều, với trường hợp này khi bạn nghỉ ngơi khớp sẽ phục hồi và chấm dứt cơn đau trong vòng 1 tuần. Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn, đau khớp háng có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp háng ở người già. Bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Điều trị viêm khớp háng ở người già

Khác với bệnh nhân trẻ tuổi, xương khớp của người già thường yếu và không còn khả năng phục hồi tốt. Chính vì thế nếu để kéo dài, bạn có thể phải can thiệp ngoại khoa.

1. Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn được chỉ định đầu tiên khi bệnh nhân tiến hành chữa viêm khớp háng. Mục đích của điều trị bảo tồn là làm giảm cơn đau và các triệu chứng, đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh nhằm trì hoãn việc thực hiện phẫu thuật.

  • Dùng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau (paracetamol) để bạn làm giảm các cơn đau do viêm khớp háng gây ra. Trong trường hợp cơn đau đi kèm với triệu chứng sưng viêm, bạn sẽ được chỉ định thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Khác với thuốc giảm đau, NSAID có tác dụng giảm đau và giảm viêm, thích hợp để điều trị các triệu chứng có mức độ từ trung bình đến nặng.

đau khớp háng ở người già
Dùng thuốc giúp giảm cơn đau và các triệu chứng do bệnh viêm khớp háng gây ra

Dùng thuốc là biện pháp tạm thời, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Lạm dụng thuốc có thể khiến cơ thể phát sinh những triệu chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

  • Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện vật lý trị liệu. Các kỹ thuật từ vật lý trị liệu sẽ cải thiện khả năng vận động khớp, giảm mức độ ảnh hưởng do viêm khớp gây ra. Vì bệnh nhân có độ tuổi cao nên vật lý trị liệu không thực sự đem lại kết quả tương đương như bệnh nhân có độ tuổi còn trẻ, do đó phương pháp này chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, một số bài tập trị liệu có thể giúp người bệnh giảm cơn đau và các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng. Do đó, bác sĩ vẫn khuyến khích bạn thực hiện thay vì lạm dụng thuốc giảm đau.

2. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với bệnh nhân có độ tuổi cao. Người già có mức độ vận động thấp hơn người trẻ tuổi, như vậy khớp nhân tạo sẽ không phải chịu tác động quá lớn. Điều này hạn chế được những biến chứng sau phẫu thuật như trật khớp, ổ khớp không ổn định,…

Một nguyên nhân khiến các bác sĩ luôn trì hoãn việc phẫu thuật là khớp nhân tạo chỉ có tuổi thọ 15 – 20 năm. Như vậy, người trẻ tuổi phẫu thuật thay khớp háng có thể phải thực hiện thay khớp lần thứ hai. Điều này khiến các biến chứng sau phẫu thuật tăng cao và đe dọa đến khả năng vận động của khớp.

Các cuộc phẫu thuật luôn đi kèm với những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Phòng ngừa viêm khớp háng ở người già

Điều trị viêm khớp háng ở người già rất khó khăn, vì thế các chuyên gia luôn khuyến khích bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ gặp phải bệnh lý này.

Phòng ngừa không chỉ thích hợp với người khỏe mạnh mà còn có ý nghĩa rất lớn với bệnh nhân đang điều trị. Các biện pháp này sẽ giúp xương khớp được cải thiện, hệ miễn dịch được củng cố và gia tăng mức độ chống chịu của cơ thể với bệnh tật.

đau khớp háng ở người già
Nên chủ động phòng ngừa viêm khớp háng ở người già
  • Dành 15 – 30 phút mỗi ngày để rèn luyện cơ thể. Nên lựa chọn động tác hoặc bộ môn phù hợp với cường độ vận động của khớp. Tập luyện thường xuyên giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối và phòng ngừa được các bệnh xương khớp mãn tính.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, kiêng cử rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Các thành phần độc hại trong những loại đồ uống này khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời tăng nguy cơ tắc mao mạch nuôi dưỡng khớp. Điều này khiến xương khớp dễ suy yếu, các cơn đau nhức có xu hướng tăng lên về mức độ và tần suất.
  • Bổ sung các thực phẩm lành mạnh, bao gồm rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega 3, vitamin D và canxi. Hạn chế thu nạp đồ ăn có nhiều đường, thức ăn nhanh,… khiến nồng độ cholesterol tăng cao, gây ảnh hưởng đến tim mạch và cân nặng.
  • Theo dõi sức khỏe đều đặn, nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khỏe.

Viêm khớp háng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Do đó, bạn nên phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng này. Trong trường hợp đã mắc bệnh, hãy điều trị sớm để ngăn chặn mức độ tổn thương lên xương khớp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm khớp gối phản ứng là gì? Có chữa được không?

Viêm khớp phản ứng có chữa khỏi được không?

Viêm khớp phản ứng nếu không được chữa trị sớm có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề...

Người bị viêm khớp háng nên kiêng ăn 8 loại thực phẩm này

Bên cạnh các biện pháp chuyên sâu, bệnh nhân đau khớp háng nên thiết lập chế độ ăn lành mạnh...

Mẹ bầu bị đau khớp háng có phải sắp sinh ?

Mẹ bầu thường bị đau khớp háng vào những tháng cuối thai kì. Vậy đây có phải là dấu hiệu...

Điều trị viêm khớp háng

Các phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc, phẫu thuật, chườm nóng/lạnh,… là những phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến. Mỗi phương...

Khớp háng kêu lục cục tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng khớp háng (hay còn gọi là chỏm xương đùi) kêu lục cục mỗi khi di chuyển, vận động...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *