Tìm hiểu về quy trình thay khớp háng nhân tạo

Thay khớp háng nhân tạo được chỉ định khi người bệnh điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin về quy trình thay khớp háng nhân tạo để bạn có thể cân nhắc về trước khi áp dụng phương pháp này.

quy trình thay khớp háng nhân tạo
Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp ở hông

Thay khớp háng nhân tạo là gì?

Thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật loại bỏ khớp háng bị tổn thương và thay bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật được thực hiện khi khớp của bệnh nhân bị tổn thương nặng nề và không thể phục hồi.

Phương pháp này là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo giúp người bệnh có thể vận động và di chuyển trở lại.

Thay khớp háng nhân tạo thường được chỉ định đối với các bệnh lý như: viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, hoại tử xương,…

Quy trình thay khớp háng nhân tạo

Bác sĩ phẫu thuật sẽ cân nhắc những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn khi phẫu thuật thay khớp háng, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến phẫu thuật và những trường hợp có thể xảy ra vào thời gian sau khi phẫu thuật.

1. Chuẩn bị trước phẫu thuật

Đánh giá y tế: bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu kiểm tra thể chất để chắc rằng bạn có đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.

Hạn chế nhiễm trùng: Da của bạn không nên có bất kỳ nhiễm trùng hoặc kích ứng trước khi phẫu thuật. Nếu có, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị dứt điểm nhiễm trùng trước khi thực hiện.

Hiến máu: Bạn có thể được khuyên nên hiến máu của chính mình trước khi phẫu thuật. Máu sẽ được lưu trữ trong trường hợp bạn cần máu sau phẫu thuật.

Thuốc: Nói với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng. Một số loại thuốc sẽ được yêu cầu ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.

Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm cân trước khi phẫu thuật để tránh áp lực lên khớp nhân tạo.

quy trình thay khớp háng nhân tạp
Bạn nên trao đổi với bác sĩ về nguy cơ và các biến chứng có thể xuất hiện khi phẫu thuật

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm trước khi phẫu thuật để giới hạn những rủi ro có thể phát sinh. Trước khi phẫu thuật vài giờ, bác sĩ sẽ yêu cầu một vài điều, hãy cố gắng thực hiện để đảm bảo cuộc phẫu thuật không xuất hiện bất cứ rủi ro nào.

2. Quy trình phẫu thuật

quy trình thay khớp háng nhân tạp
Quy trình thay khớp háng nhân tạo

Bước 1:

Trong phẫu thuật thay khớp háng, bạn sẽ được gây mê toàn thân để thư giãn cơ bắp và khiến bạn hôn mê tạm thời. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy đau hay có bất cứ nhận thức nào trong khi quá trình phẫu thuật.

Hãy trình bày tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý để bác sĩ lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp.

Bước 2:

Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt dọc theo bên hông và di chuyển các cơ nối với đỉnh xương đùi để lộ khớp hông. Một số bác sĩ phẫu thuật ở mặt sau của khớp hoặc thực hiện qua mặt trước của khớp háng tùy vào từng trường hợp.

Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần xương và sụn bị tổn thương để chuẩn bị thay khớp mới.

Bước 3:

Để loại bỏ chứng viêm khớp của hõm khớp, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để cạo sạch sụn và xương bị hư hỏng. Bề mặt hõm khớp được làm sạch và trơn trước khi tiến hành cấy ghép.

Sau đó bác sĩ tiến hành điều chỉnh để hõm khớp phù hợp với kích thước của khớp nhân tạo.

Bước 4:

Đặt hõm khớp nhân tạo vào hõm khớp đã được làm sạch. Sau đó, gắn khớp nhân tạo vào xương đùi bằng cách sử dụng xi măng hoặc vít cố định.

Bước 5:

Điều chỉnh ống tủy xương đùi để đảm bảo phần khớp nhân tạo liên kết chặt chẽ với cơ quan này

Bước 6:

Đặt chuôi khớp nhân tạo vào ống tủy xương đùi và lắp vào hõm khớp nhân tạo.

Bước 7:

Điều chỉnh hõm khớp và chuôi khớp để đảm bảo chiều dài hai chân bằng nhau sau phẫu thuật.

Bước 8:

Kiểm tra độ ổn định và liên kết của ổ khớp để hạn chế tình trạng lỏng và trật khớp sau khi phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, bạn nên thực hiện các yêu cầu từ bác sĩ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng từ phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để phục hồi khả năng vận động và làm lành vết thương.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm hiểu rõ hơn về quy trình thay khớp nhân tạo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay định hướng y khoa thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.

Tham khảo thêm: Tổng chi phí thay khớp háng nhân tạo

Khớp háng kêu lục cục tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng khớp háng (hay còn gọi là chỏm xương đùi) kêu lục cục mỗi khi di chuyển, vận động là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh...

Những “thực phẩm vàng” người bị viêm khớp háng nên ăn

Viêm khớp háng là tình trạng các gốc tự do làm tổn thương tế bào xương gây đau, sưng và...

nguyên nhân gây viêm khớp háng

11 Nguyên nhân gây viêm khớp háng hàng đầu bạn nên biết

Tuổi tác cao, béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,… là những nguyên nhân gây viêm khớp háng thường...

biến chứng sau khi thay khớp háng

Những biến chứng nguy hiểm sau khi thay khớp háng bạn nên hiểu rõ

Thay khớp háng là phẫu thuật được áp dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng, viêm khớp...

giảm đau khớp háng sau sinh

Mẹo giảm đau khớp háng sau sinh các mẹ nên biết

Phụ nữ thường gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất...

Đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai và những điều cần biết

Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ. Bạn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *