Đau khớp háng sau khi chơi thể thao và cách xử lý

Những người tập thể dục, vận động viên thường sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện. Nhưng nếu bị đau khớp háng thì có thể là do chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận này. Tuy nhiên, bạn cần lưu tâm hơn vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về khớp háng, phải được chăm sóc và điều trị.

→Xem thêm: Ngủ dậy bị đau khớp háng nguyên nhân do đâu?

I. Nguyên nhân gây đau khớp háng sau khi chơi thể thao

Vận động viên bị đau khớp háng sau khi chơi thể thao thường là do chấn thương hoặc căng cơ quá mức. Điều quan trọng là bạn phải chú ý đến mức độ đau của bản thân để tìm biện pháp giảm đau và ngăn ngừa tình trạng đau chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Đau khớp háng sau khi chơi thể thao
Đau khớp háng sau khi chơi thể thao thường là do chấn thương hoặc hoạt động quá mạnh

Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng thường gặp ở vận động viên hoặc người hay chơi thể thao:

1. Kéo căng quá mức cơ khớp háng

Tình trạng đau phần hông và háng thường là hậu quả của việc kéo căng quá mức cơ đùi. Dấu hiệu chấn thương cấp tính này có thể xuất hiện tương tự ở bất kỳ bắp cơ nào nếu bạn có những động tác hoạt động với cường độ mạnh. Tình trạng này thường khá phổ biến ở vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, vận động viên bộ môn cử tạ…

2. Chứng rách ổ cối xương chậu

Ổ cối là một lớp sụn bao quanh xương chậu, có chức năng kết nối xương chậu với cổ xương đùi. Nó còn tạo nên sự ổn định của khớp xương tại vị trí này nhằm cho phép sự vận động được linh hoạt và thuận lợi hơn.

Việc chơi thể thao bị chấn thương như té ngã bất ngờ khiến lớp sụn này đứt gãy. Bạn sẽ thấy đau dữ dội ở đùi trong, khi đi lại thì phần hông có cảm giác như bị điện giật và hạn chế khả năng chuyển động. Bạn cần phải được nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm và điều trị bằng phương pháp nội soi khớp.

3. Viêm bao hoạt dịch ở hông

Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng thường nằm ở các khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân. Bao hoạt dịch đóng vai trò như một lớp đệm giữa xương, cơ bắp, gân hoặc da để giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn.

Viêm bao hoạt dịch thường thấy ở những người chạy bộ, vận động viên điền kinh khi hoạt động quá mức. Tình trạng này còn do té ngã gây tác động viêm túi hoạt dịch, khiến khớp xương và gân bị ma sát mạnh vào nhau.

4. Viêm xương khớp háng

Tình trạng viêm khớp háng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến bạn bị đau hông, háng mạn tính và đau nhiều hơn sau khi chơi thể thao. Đây là một dạng viêm làm bào mòn màng xương ở khớp háng.

Viêm khớp háng
Viêm khớp háng là một trong những nguyên nhân gây đau sau khi chơi thể thao

Theo thời gian, lớp sụn ở háng bị bào mòn, khiến cho phần xương lộ ra. Khi bạn cử động, phần xương này ma sát với những xương khác khiến bạn đau đớn dữ dội. Nhất là sau những hoạt động mạnh như khi chơi thể thao.

5. Hội chứng Iliopsoas

Hội chứng Iliopsoas là một trong số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khớp háng. Hội chứng này thường khiến người gặp đau nhiều ở háng và đùi trên, bị cứng khớp hông và có điện giật ở chi dưới khi vận động mạnh.

Những đối tượng hay gặp hội chứng Iliopsoas thường là các vận động viên thể dục dụng cụ, vũ công và vận động viên điền kinh. Đây là những người thường xuyên thực hiện các động tác uốn cong hông liên tục và lặp đi lặp lại mỗi ngày.

6. Đau xương cụt

Đau xương cụt (phần xương cuối cùng của cột sống) là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng. Nếu bạn khi chơi thể thao bị té ngồi thì rất có thể đã bị chấn thương phần xương này.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bạn bị bầm tím hoặc gãy xương cụt. Điều này gây nên đau nhức dữ dội ở mông và lan sang hông và khớp háng. Bệnh nhân cần được thăm khám và có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục nhất định.

7. Chứng thoát vị thể thao

Thoát vị thể thao còn được gọi là triệu chứng đau bụng thể thao. Triệu chứng này thường do sự suy yếu của thành bụng dưới – nơi các cơ và gân mỏng xuất hiện dày đặc. Nó là nguyên nhân dẫn đến chứng đau bụng dưới và phần háng khi bạn chơi khúc côn cầu, bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền… Nếu điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không hiệu quả, các bác sĩ sẽ có định hướng tiến hành thực hiện phẫu thuật.

Tham khảo ngay: Đau khớp háng bên trái: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

II. Cách khắc phục chứng đau háng sau khi chơi thể thao

Nếu tình trạng bị đau khớp háng sau khi chơi thể thao kéo dài dai dẳng. Bạn nên thăm khám và điều trị hợp lý với các bác sĩ chuyên khoa để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, nếu bạn có thể giữ thăng bằng và khớp háng không đau quá mức. Hãy thử áp dụng các bài tập sau đây:

1. Uốn cong hông

Bài tập này giúp phần hông và háng giảm đau, giãn cơ và tránh việc chấn thương sau khi chơi thể thao:

  • Nằm thẳng trên sàn, hai chân duỗi thẳng và hai tay ở hai bên.
  • Đẩy hông của bạn lên khỏi mặt sàn, đồng thời nhấc một chân lên sao cho bạn cảm thấy các cơ từ hông đến đùi trên co lại.
  • Giữ nguyên tư thế trong 6 – 10 giây và lặp lại với chân còn lại. Thực hiện lặp lại khoảng sáu lần ở mỗi chân, nghỉ vài giây ở giữa các hiệp.
Động tác uốn cong hông
Động tác uốn cong hông giúp giảm đau và giãn cơ sau khi chơi thể thao

2. Bài tập xoay hông

Bài tập này giúp khớp hông linh hoạt và căng giãn cơ đùi, giúp máu huyết lưu thông và giảm các chứng đau khớp háng sau khi chơi thể thao:

  • Nằm thẳng trên sàn, hai chân duổi thẳng, hai tay để sang hai bên như động tác uốn cong hông.
  • Di chuyển chân trái sang một bên cho đến khi cách chân phải một góc 30 độ.
  • Xoay chân trái và phần hông về phía tay trái càng nhiều càng tốt. Khi thực hiện nên giữ thẳng cả hai chân.
  • Giữ nguyên tư thế này khoảng 6 – 10 giây và lặp lại với chân phải.
  • Tùy theo khả năng mà bạn có thể mở rộng khoảng cách của hai chân, nên thực hiện động tác này khoảng 3 lần.

Chứng đau khớp háng khi chơi thể thao có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách.

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì. Tuy nhiên, để bệnh nhanh được chữa khỏi, bên cạnh...
Thuốc chữa đau khớp gối của Nhật loại nào tốt?

5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao

Glucosamine, Q&P Kowa, sụn vi cá mập Orihiro Squalene, ZS Chondroitin… là các loại thuốc chữa đau khớp gối của...

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm...

Đau khớp háng sau khi sinh

Bị đau khớp háng sau khi sinh : Nguyên nhân và cách xử lý

Đau khớp háng sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này là hệ quả...

nguyên nhân gây viêm khớp háng

11 Nguyên nhân gây viêm khớp háng hàng đầu bạn nên biết

Tuổi tác cao, béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,… là những nguyên nhân gây viêm khớp háng thường...

Quan hệ vợ chồng sau khi thay khớp háng cần lưu ý

Thảo luận về vấn đề tình dục luôn là đề tài được quan tâm. Nhất là đối với những bệnh...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Hồ văn giangHồ văn giang says: Trả lời

    Dạ thưa bs e bị đau cơ háng và đau bụng dưới và đau bọng đái khi chơi thể thao.bs có cách nào để khắc phục ko ạ

    1. Tho HuynhTho Huynh says:

      Cũng bị y như bạn mong dc tư vấn

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *