Bị đau khớp háng sau khi sinh : Nguyên nhân và cách xử lý

Đau khớp háng sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này là hệ quả do sự thay đổi sinh lý trong suốt thời gian thai kỳ hoặc có thể do các bệnh lý xương khớp gây ra.

Đau khớp háng sau khi sinh
Đau khớp háng sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ

Nguyên nhân và cách khắc phục đau khớp háng sau khi sinh

1. Nguyên nhân

Đau khớp háng sau sinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Dư âm từ việc mang thai: trong thời gian mang thai, trọng lượng của thai nhi đè nén lên vùng xương chậu, gây tổn thương tại cơ quan này và các vị trí khớp lân cận
  • Do quá trình sinh nở: Áp lực từ kỳ sinh nở khiến phụ nữ thường xuyên gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh.
  • Rạch tầng sinh môn: Dư chấn từ vết rạch tầng sinh môn sẽ khiến phụ nữ gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Nếu mẹ bầu không đáp ứng đủ hàm lượng canxi, hệ thống xương khớp của mẹ dễ bị suy yếu. Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh gặp phải các vấn đề về xương như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, đau khớp,…
  • Do các bệnh lý mãn tính: Một số bệnh lý có thể gây đau khớp háng như: thoái hóa khớp háng, đau dây thần kinh tọa, đau xương cùng chậu, viêm khớp háng,…

Xem thêm: Đau khớp háng sau khi chơi thể thao và cách xử lý

Đau khớp háng sau khi sinh
Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến phụ nữ gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh

2. Cách xử lý đau khớp háng sau khi sinh

  • Dùng thuốc:

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau, viên uống bổ sung,… để giảm cơn đau ở khớp háng.

Đau khớp háng sau khi sinh
Phụ nữ sau sinh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc

Nhóm thuốc NSAID, thuốc giảm đau thông thường, corticosteroid,… là những loại thuốc thường được dùng để giảm đau khớp háng sau sinh.

Một số loại thuốc có thể được đào thải qua nguồn sữa, do đó những người đang nuôi con bằng sữa mẹ nên báo với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp bắt buộc, bạn phải ngưng cho bé bú để điều trị dứt điểm cơn đau khớp háng.

  • Vật lý trị liệu:

Bài tập thể dục và các kỹ thuật trong vật lý trị liệu có khả năng làm giảm cơn đau khớp háng sau khi sinh. Phương pháp này được đánh giá khá an toàn vì không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả tức thì như việc dùng thuốc. Bạn phải kiên trì thực hiện phương pháp này trong một thời gian dài.

Đau khớp háng sau khi sinh
Vật lý trị liệu được xem là phương pháp giảm đau an toàn

Hệ thống xương khớp của phụ nữ sau sinh thường yếu hơn người bình thường, bạn cần lựa chọn những bài tập hoặc bộ môn thể thao có cường độ phù hợp. Đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… là những bộ môn được khuyến khích cho phụ nữ sau sinh bị đau khớp háng.

  • Phẫu thuật:

Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp đau khớp háng bắt nguồn từ các bệnh lý mãn tính. Các nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình mang thai thường được điều trị dứt điểm bằng các phương pháp điều trị nội khoa.

Phẫu thuật tiềm ẩn những hệ lụy nguy hiểm nên chỉ được thực hiện khi khớp háng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, giảm khả năng vận động, cơn đau xuất hiện liên tục,… Bác sĩ sẽ đề cập về lợi ích và nguy cơ trước khi bệnh nhân quyết định thực hiện phương pháp này.

Đau khớp háng sau khi sinh
Phẫu thuật khớp háng được chỉ định khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả

Phẫu thuật đau khớp háng bao gồm:

  • Thay toàn bộ khớp háng
  • Tái tạo bề mặt hông
  • Nội soi khớp
  • Cắt bỏ xương

Sau phẫu thuật, bạn cần thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động và ngăn chặn tình trạng tái phát.

  • Các phương pháp khác:

Liệu pháp nhiệt/ lạnh: đặt túi chườm nóng hoặc lạnh lên vùng hông, bạn sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt. Trong trường hợp khớp xuất hiện sưng viêm nặng nề, bạn chỉ nên chườm lạnh. Nhiệt độ cao có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn trước.

Dành thời gian nghỉ ngơi: dư âm từ việc mang thai và sinh nở khiến xương khớp của phụ nữ sau sinh suy yếu. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để tránh những tác động vật lý lên cơ quan này. Từ đó làm giảm mức độ và tần suất cơn đau xuất hiện.

Đau khớp háng sau khi sinh
Massage nhẹ nhàng giúp giảm cơn đau ở vùng hông và khớp háng

Massage: bạn có thể nhờ người thân massage nhẹ nhàng ở khớp háng. Tác động từ bàn tay sẽ thúc đẩy tăng cường máu và làm giảm cơn đau ở vị trí này. Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng kết hợp với dầu xoa bóp.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: phụ nữ sau sinh nên có chế độ dinh dưỡng khoa học. Vì ngoài nhu cầu từ cơ thể, chế độ dinh dưỡng phải đáp ứng được nguồn sữa cho em bé. Nếu bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn thiếu chất, xương khớp và các cơ quan trong cơ thể sẽ chịu những tổn thương nhất định. Lúc này tình trạng đau khớp háng có thể chuyển biến nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên dựa vào các thông tin này để chẩn đoán và điều trị bệnh một cách cảm quan. Nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Chúng tôi không đưa ra bất cứ lời khuyên nào thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Có thể bạn quan tâm

 

Đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai và những điều cần biết

Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ. Bạn...

Xao bóp bấm huyệt đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau khớp háng

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau khớp háng hiệu quả nên thử

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản, dùng áp lực bàn tay tác động vào da, mạch máu, dây thần...

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm...

Châm cứu chữa viêm khớp háng như thế nào đúng cách ?

Châm cứu chữa viêm khớp háng đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng giúp giảm cơn đau và...

Đau khớp háng bên trái

Đau khớp háng bên trái: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng đau khớp háng bên trái có thể do khớp hoạt động quá nhiều hoặc có thể là dấu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *