Những biến chứng nguy hiểm sau khi thay khớp háng bạn nên hiểu rõ

Thay khớp háng là phẫu thuật được áp dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, viêm đa khớp dạng thấp,…

Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ những biến chứng sau khi thay khớp háng để cân nhắc việc thực hiện phương pháp này.

biến chứng sau khi thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng sau khi thay khớp háng bạn cần biết

1. Hình thành cục máu đông

Cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sau khi phẫu thuật. Tình trạng này gây ra nguy hiểm nếu cục máu đông vỡ và di chuyển đến phổi, tim hoặc não.

biến chứng sau khi thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng có thể gây đông máu ở trong tĩnh mạch

Bạn nên ngưng hút thuốc trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông tại tĩnh mạch. Hoặc các bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống đông máu để ngăn tập kết tiểu cầu.

Sau phẫu thuật, bạn có thể được chỉ định thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng này.

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể xảy ra tại vị trí vết mổ hoặc trong các mô sâu hơn gần khớp nhân tạo. Vi khuẩn Staphylococcus aureus, kháng Gram dương và trực khuẩn Gram âm là tác nhân gây nhiễm trùng sau phẫu thuật thường gặp nhất.

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng ở vị trí khớp nhân tạo, bạn có thể phải phẫu thuật lần thứ hai để loại bỏ và thay thế một khớp nhân tạo mới.

Trong thời gian bị nhiễm trùng bạn nên hạn chế thực hiện các cuộc phẫu thuật hay điều trị nha khoa. Nếu bắt buộc phải thực hiện, bạn nên báo với bác sĩ và nha sĩ về tình trạng nhiễm trùng.

3. Gãy xương

Trong khi phẫu thuật, các bộ phận xương khớp khỏe mạnh ở gần khớp háng có thể bị gãy. Đôi khi chỉ xuất hiện các vết nứt rất nhỏ và tế bào xương có thể tự phục hồi. Tuy nhiên tình trạng gãy xương nghiêm trọng hơn cần phải được điều trị bằng phương pháp y khoa.

Người mắc bệnh loãng xương dễ gặp phải biến chứng này, do đó bạn nên bổ sung vitamin và canxi trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ gãy xương khi thực hiện thay khớp háng.

4. Trật khớp

Trật khớp háng là biến chứng thường gặp trong vài tháng đầu sau phẫu thuật. Nếu khớp háng bị trật, bác sĩ có thể sử dụng nẹp để giữ cho hông cố định. Nếu bạn bị trật khớp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để định hình lại khớp.

biến chứng sau khi thay khớp háng
Trật khớp thường xảy ra trong vài tháng đầu sau khi thay khớp háng

Để ngăn chặn biến chứng này, bạn nên hạn chế vận động mạnh sau thời gian phẫu thuật. Cố gắng tránh áp lực lên khớp háng để khớp cố định trong vài tháng.

Các đối tượng dễ gặp phải biến chứng trật khớp:

  • Nữ giới
  • Tuổi 80 tuổi trở lên
  • Lạm dụng rượu bia
  • Đã thực hiện cuộc phẫu thuật khớp háng trước đó
  • Khớp háng yếu

Biến chứng này đã trở nên ít phổ biến hơn trong những năm gần đây, vì vật liệu khớp nhân tạo và kỹ thuật trong phẫu thuật thay khớp háng đã được cải thiện hơn rất nhiều.

5. Thay đổi chiều dài chân

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện các bước để hạn chế vấn đề này. Nhưng đôi khi khớp nhân tạo được thay vô tình làm cho một chân dài hơn hoặc ngắn hơn chân kia.

Nếu chênh lệch giữa hai chân không quá lớn, bác sĩ có thể tiến hành thực hiện một số phương pháp để cải thiện. Tuy nhiên, độ chênh lệch quá lớn buộc bệnh nhân phải thay khớp háng nhân tạo một lần nữa.

Khi chiều dài chân không bằng nhau, bạn có thể cảm thấy đau và mỏi cơ. Các dây thần kinh có thể bị kéo căng đến mức tê bì và đau đớn.

6. Lỏng khớp

Mặc dù biến chứng này rất ít xảy ra khi phẫu thuật thay khớp háng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khớp nhân tạo không cố định vào xương hoặc có thể lỏng dần theo thời gian.

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thay khớp háng nhân tạo lần thứ hai. Hoặc phẫu thuật để cố định ổ khớp.

 7. Nhiễm ion kim loại

Các khớp nhân tạo kim loại có khả năng giải phóng các ion vào máu của bạn, chúng có thể gây viêm và ăn mòn xương.

Vì biến chứng này rất nguy hiểm nên các bộ phận nhân tạo bằng kim loại hiện nay hiếm khi được sử dụng.

8. Chấn thương thần kinh

Trong quá trình phẫu thuật, các dây thần kinh và dây chằng bao quanh khớp có thể vô tình bị tổn thương. Chấn thương dây thần kinh xương đùi, dây thần kinh tọa và dây thần kinh thị giác là các biến chứng phổ biến nhất.

biến chứng sau khi thay khớp háng
Chấn thương thần kinh tọa là biến chứng thường gặp do phẫu thuật thay khớp háng gây ra

Tùy vào mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Biến chứng này thường được cải thiện hoàn toàn từ 1 – 3 tháng.

9. Phản ứng dị ứng

Nguyên liệu của khớp nhân tạo có thể gây dị ứng ở bên trong cơ thể. Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng không loại trừ những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải biến chứng này.

Dù rất hiếm gặp nhưng đã có trường hợp tử vong do phản ứng dị ứng với nguyên liệu của khớp nhân tạo.

10. Tử vong

Tử vong là một biến chứng hiếm gặp khi thực hiện thay khớp háng nhân tạo. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch ở độ tuổi trên 70 tuổi.

Bạn nên chủ động báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc thực hiện phương pháp này.

Phẫu thuật thay khớp háng là lựa chọn cuối cùng khi khớp bị tổn thương nặng nề và không còn khả năng phục hồi. Để hạn chế những biến chứng do phương pháp này, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật.

Tham khảo thêm:

Xao bóp bấm huyệt đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau khớp háng

Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau khớp háng hiệu quả nên thử

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản, dùng áp lực bàn tay tác động vào da, mạch máu, dây thần...

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

Lý do khiến bạn bị đau khớp háng sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ tình dục, nhiều người gặp tình trạng đau nhức vùng hông và khớp háng. Các dấu...

Châm cứu chữa viêm khớp háng như thế nào đúng cách ?

Châm cứu chữa viêm khớp háng đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng giúp giảm cơn đau và...

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *