Châm cứu chữa viêm khớp háng như thế nào đúng cách ?

Châm cứu chữa viêm khớp háng đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng giúp giảm cơn đau và cải thiện khả năng di chuyển. Tuy nhiên cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phù hợp với một số trường hợp nhất định.

châm cứu điều trị viêm khớp háng
Châm cứu chữa viêm khớp háng như thế nào đúng cách ?

Chữa viêm khớp háng bằng châm cứu có tác dụng gì?

Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị sưng viêm, dẫn đến triệu chứng đau nhức và giảm khả năng chuyển động. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi và những người lao động chân tay.

Cơn đau từ viêm khớp háng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Để hỗ trợ giảm đau do viêm khớp háng, người bệnh phối hợp việc dùng thuốc với các biện pháp giảm đau như xoa bóp bấm huyệt, chườm nóng/ lạnh và châm cứu.

Trong đó châm cứu được đánh giá là phương pháp tác động sâu và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này sử dụng kim châm mảnh và dài, đưa qua da, đi vào huyệt vị nhằm giảm tắc nghẽn khí huyết và cải thiện cơn đau. Châm cứu ra đời dựa trên nguyên tắc điều trị của Đông y. Đông y cho rằng, cơn đau ở khớp háng là do phong thấp ứ đọng khiến khí huyết tắc nghẽn và khó lưu thông.

Châm cứu chữa viêm khớp háng đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng, giúp giảm cơn đau và cải thiện khả năng di chuyển. Tuy nhiên cách chữa này chỉ phù hợp với trường hợp đau nhẹ đến trung bình. Nếu cơn đau dữ dội, bạn cần phải sử dụng thuốc để cải thiện.

→Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm khớp háng phổ biến hiện nay

Châm cứu chữa viêm khớp háng đúng cách

Mỗi cơ quan trong cơ thể đều bị chi phối và ảnh hưởng bởi các huyệt vị nhất định. Vì vậy để làm giảm cơn đau do viêm khớp háng, bạn cần phải day ấn đúng huyệt vị.

châm cứu chữa viêm khớp háng
Huyệt Cư liêu, Phong thị, Hoàn khiêu,… có khả năng giảm cơn đau nhức do viêm khớp háng gây ra

Một số huyệt vị giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm khớp háng, bao gồm:

Huyệt Cư liêu (GB29)

Hay còn gọi là huyệt Cư giao, là huyệt thứ 29 của kinh đởm. Huyệt Cư liêu nằm ở đường nối giữa điểm cao nhất của mấu xương đùi và gai chậu trước.

Tác dụng: Day ấn huyệt Cư liêu giúp trị đau khớp háng, đau thần kinh tọa và đau chi dưới.

Huyệt Hoàn khiêu (GB30)

Hoàn Khiêu là huyệt thứ 30 của kinh Đởm. Huyệt nằm ở vị trí 2/3 trong và 1/3 ngoài của xương cùng và đoạn nối điểm cao nhất của mấu xương đùi.

Tác dụng: Trị viêm khớp háng, đau thần kinh tọa và liệt chi dưới.

Huyệt Phong thị (GB31)

Hay còn gọi là huyệt Thùy thư, huyệt thứ 31 của kinh đởm. Xác định huyệt bằng cách xuôi thẳng cánh tay ép sát vào đùi, vị trí tiếp xúc với đầu ngón tay giữa là huyệt Phong thị.

Tác dụng: Tán hàn thấp, điều khí huyết, tăng cường gân cốt, khu phong. Day ấn huyệt có tác dụng trị đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, chữa đau nhức lưng và chân.

Huyệt Mệnh môn (B28)

Hay còn gọi là huyệt Mạng môn, Trúc trượng, huyệt thứ 4 của mạch đốc. Huyệt nằm ở chỗ lõm dưới đốt sống thắt lưng thứ 2.

Tác dụng: Bổ thận, hòa huyết, điều khí, bôi ngoài. Chuyên trị các chứng lưng đau, đùi và đầu gối nhức, cơ yếu và cứng,…

Huyệt Dương cương (B48)

Huyệt nằm ở dưới đốt sống thứ 10, đo ngang khoảng 3 tấc. Dương cương là huyệt thứ 48 của kinh bàng quang.

Tác dụng: Hóa thấp nhiệt, thanh đởm, vị. Chủ trị chứng đau nhức thắt lưng, khớp háng và đau thần kinh tọa.

Để giảm cảm giác đau nhức khi châm cứu, có thể xoa bóp nhẹ nhàng vào khớp háng và vùng thắt lưng trước khi thực hiện.

Lưu ý khi thực hiện châm cứu chữa viêm khớp háng

Châm cứu là biện pháp điều trị không sử dụng thuốc nên hiếm khi gây tổn thương thận và gan. Tuy nhiên nếu áp dụng sai cách hoặc lạm dụng, phương pháp này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

châm cứu điều trị đau khớp háng
Thận trọng khi châm cứu cho người cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, hen suyễn hoặc suy hô hấp

Khi thực hiện châm cứu chữa viêm khớp háng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Chống chỉ định châm cứu cho bệnh nhân đau khớp háng do chấn thương dây chằng và gãy xương.
  • Thận trọng khi áp dụng cho bệnh nhân cao huyết áp, có tiền sử nhồi máu cơ tim, hen suyễn hoặc suy hô hấp.
  • Không châm cứu vào các vị trí huyệt lở loét, nhiễm trùng hoặc có vết thương hở
  • Tránh châm cứu khi quá no, quá đói hoặc người đang sử dụng rượu bia.
  • Không áp dụng biện pháp này cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu, người sử dụng Aspirin hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.
  • Cân nhắc trước khi áp dụng cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc giãn mạch.
  • Châm cứu không có khả năng thay thế cho việc sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm
  • Tránh vận động mạnh sau khi châm cứu. Thay vào đó nên nghỉ ngơi và tránh hoạt động vài ngày sau khi thực hiện.
  • Cần châm cứu theo liệu trình được chỉ định. Bỏ dở liệu trình có thể khiến tác dụng điều trị suy giảm.
  • Châm cứu có thể gây buồn nôn, chóng mặt và đau nhức, các triệu chứng này thường biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày
  • Chỉ thực hiện phương pháp này ở các bệnh viện và phòng khám lớn.
  • Một số huyệt đạo có thể kích thích tử cung và gây sinh non, vì vậy không áp dụng châm cứu/ bấm huyệt cho phụ nữ mang thai.

Châm cứu chữa viêm khớp háng là biện pháp hỗ trợ giảm đau, được áp dụng nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng các loại thuốc chống viêm. Tuy nhiên để kiểm soát triệu chứng hoàn toàn, bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập lành mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

giảm đau khớp háng sau sinh

Mẹo giảm đau khớp háng sau sinh các mẹ nên biết

Phụ nữ thường gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất...

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm...

Hiểu hơn về thay khớp háng nhân tạo bán phần và toàn phần

Thay khớp háng bán phần và toàn phần là hai thủ thuật phổ biến trong điều trị ngoại khoa. Tùy...

quy trình thay khớp háng nhân tạo

Tìm hiểu về quy trình thay khớp háng nhân tạo

Thay khớp háng nhân tạo được chỉ định khi người bệnh điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả....

Phẫu thuật khớp háng bằng phương pháp nội soi

Nội soi khớp háng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện với bệnh nhân thoái hóa khớp,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *