Mẹ bầu bị đau khớp háng có phải sắp sinh ?
Mẹ bầu thường bị đau khớp háng vào những tháng cuối thai kì. Vậy đây có phải là dấu hiệu sắp sinh hay chỉ là cơn đau xương khớp thông thường?
Đau khớp háng có phải sắp sinh?
Đau khớp háng là tình trạng thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển và đè lên vùng xương chậu khiến mẹ bị đau khớp háng và các khu vực xương khớp lân cận. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do mẹ bầu không bổ sung đủ canxi, vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hoặc do các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Ngoài ra tình trạng tăng cân quá nhanh cũng chính là nguyên nhân khiến khớp háng bị tổn thương và đau nhức.
Nhìn chung, đau khớp háng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Đây có thể là triệu chứng sinh lý bình thường trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên đau khớp háng cũng có thể là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh.
Ngoài triệu chứng đau khớp háng, chuyển dạ còn biểu hiện bằng các triệu chứng như:
- Bụng bầu tụt xuống thấy rõ, đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mẹ bầu sắp sinh
- Cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn nằm nghỉ ngơi
- Có dấu hiệu tiêu chảy
- Ngưng tăng cân
- Đau vùng lưng dưới và hay bị chuột rút
- Khớp háng giãn ra
- Dịch âm đạo thay đổi về kết cấu và màu sắc
- Xuất hiện các cơn cơ thắt mạnh và liên tục
- Vỡ nước ối
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần báo với người thân để kịp thời đưa bạn đến bệnh viện.
Để chủ động hơn trong việc sinh nở, bạn nên thăm khám thường xuyên để bác sĩ chẩn đoán ngày dự sinh và nhập viên trước đó.
Cải thiện cơn đau khớp háng ở mẹ bầu
Như đã đề cập ở trên, đau khớp háng có thể là hệ quả của các thay đổi đột ngột ở cơ thể mẹ bầu. Mặc dù triệu chứng này không gây nguy hiểm, tuy nhiên cơn đau khớp háng có thể gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi.
ĐỌC NGAY: Cách chữa đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé
Để cải thiện cơn đau, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Tránh lao động nặng nhọc để hạn chế tần suất và mức độ của cơn đau.
- Nghỉ ngơi để khớp phục hồi và hỗ trợ cải thiện cơn đau
- Chườm nóng/ chườm lạnh thường xuyên nhằm kích thích tuần hoàn máu và làm giảm cơn đau xương khớp.
- Luyện tập thường xuyên sẽ làm giảm các triệu chứng đau nhức và tăng cường phạm vi chuyển động của khớp háng.
- Sử dụng gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu để làm giảm áp lực từ bụng bầu lên khớp háng và đốt sống thắt lưng.
- Nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Cố gắng thực hiện có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu có ý định quan hệ tình dục trong thời thai kỳ, nên trao đổi với bác sĩ về tư thế thích hợp nhằm hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ – đặc biệt là canxi.
Nếu cơn đau không có xu hướng thuyên giảm hoặc trở nên nặng nề hơn, bạn cần gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
XEM THÊM
- Hướng dẫn những bài tập yoga tốt cho người bị đau khớp háng
- Mẹo giảm đau khớp háng sau sinh các mẹ nên áp dụng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!