Viêm màng hoạt dịch khớp háng và phác đồ điều trị

Viêm màng hoạt dịch khớp háng là bệnh lý hình thành do tổn thương tại màng hoạt dịch. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không tiến hành điều trị từ sớm. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn nhận biết và có thể ứng phó khi bệnh lý này xuất hiện.

Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng
Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng hình thành do tổn thương tại màng hoạt dịch

Viêm màng hoạt dịch khớp háng

Màng hoạt dịch là một màng rất mỏng bao phủ các sụn khớp trong cơ thể. Viêm màng hoạt dịch khớp háng là tình trạng viêm và sưng ở khớp háng. Tình trạng này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm màng hoạt dịch khớp háng thường là kết quả của tình trạng chảy máu khớp lặp đi lặp lại và không được điều trị dứt điểm. Khi bị viêm bao hoạt dịch, màng hoạt dịch dày lên và gây chảy máu nhiều hơn ở khớp.

1. Nguyên nhân

Viêm màng hoạt dịch khớp háng có thể hình thành do các nguyên nhân sau:

  • Bệnh lý khác

Viêm màng hoạt dịch có thể là hệ quả do các bệnh lý khác ở trong cơ thể gây ra như viêm khớp, bệnh gout, lao, lupus, viêm khớp vảy nến,…

  • Lạm dụng khớp

Là tình trạng cơ thể vận động ở khớp háng quá nhiều khiến khớp bị tổn thương. Màng hoạt dịch là một bộ phận trong khớp, do đó bộ phận này có thể bị ảnh hưởng nếu cơ thể tác động sức ép vật lý lên khớp trong một thời gian dài.

  • Chấn thương không được điều trị dứt điểm

Chấn thương ở mô mềm hoặc tại khớp háng nếu không được điều trị dứt điểm có thể kích thích hệ miễn dịch tấn công vào sụn khớp khỏe mạnh.

2. Triệu chứng

Tổn thương ở màng hoạt dịch khiến dịch nhầy trong khớp tăng lên, gây ra hiện tượng sưng viêm và đau nhức. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng viêm màng hoạt dịch khớp háng sau:

viêm khớp háng có dịch
Sưng và đau khớp là triệu chứng phổ biến nhất do viêm màng hoạt dịch khớp háng gây ra
  • Sưng: đây là triệu chứng đặc trưng nhất của viêm màng hoạt dịch khớp háng. Triệu chứng này phát sinh do khớp tiết ra một lượng dịch nhầy lớn.
  • Đau khớp: tình trạng viêm sẽ khiến khớp háng đau nhức nặng nề.
  • Khả năng vận động bị hạn chế: khi khớp bị sưng và đau, người bệnh sẽ rất khó khăn khi vận động tại khớp này. Nếu bạn vận động, hàm lượng máu sẽ đổ dồn về khớp và gây đau đớn cực độ. Cơn đau chỉ thuyên giảm khi bạn ngưng hoạt động và nghỉ ngơi.

Ngoài các triệu chứng tại khớp, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, tâm tính thay đổi,…

Chẩn đoán viêm hoạt dịch khớp háng

Vì các triệu chứng của viêm màng hoạt dịch khớp háng không quá đặc trưng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết.

Chẩn đoán viêm màng hoạt dịch khớp háng
Chẩn đoán viêm màng hoạt dịch khớp háng
  • Chụp cộng hưởng MRI: giúp bác sĩ quan sát được các mô mềm xung quanh khớp. Nếu bạn bị viêm màng hoạt dịch khớp háng, hình ảnh từ MRI sẽ cho thấy màng hoạt dịch dày lên và nhìn rõ lưu lượng máu đổ dồn về khớp.
  • X-Quang: chụp X-Quang cho phép bác sĩ quan sát rõ mô xương của bạn, điều đó sẽ hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh lý bạn mắc phải.
  • Sinh thiết: bác sĩ có thể yêu cầu lấy một mô nhỏ ở khớp để quan sát dưới kính hiển vi. Các chỉ số thu về sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Ngoài những xét nghiệm nói trên, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chọc hút dịch khớp hoặc siêu âm để phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh.

Điều trị viêm màng hoạt dịch khớp háng

1. Điều trị nội khoa

Dùng thuốc là phương pháp đầu tiên được chỉ định khi điều trị viêm màng hoạt dịch khớp háng. Thuốc kháng viêm thường được bác sĩ chỉ định để làm giảm cơn đau và triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua
Điều trị nội khoa viêm màng hoạt dịch khớp háng
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sưng viêm và giảm đau ở khớp bị tổn thương. Các NSAID phổ biến bao gồm: aspirin, ibuprofen, naproxen,…

  • Thuốc steroid

Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Steroid được sử dụng chủ yếu ở đường uống, tuy nhiên trong một số trường hợp đau nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định tiêm tĩnh mạch.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau bằng các phương pháp tại chỗ.

  • Chườm đá: chườm đá là biện pháp giảm đau và giảm sưng viêm an toàn. Bạn nên chườm đá từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần kéo dài từ 10 – 15 phút.
  • Nghỉ ngơi: bác sĩ có thể bạn nằm nghỉ ngơi trong thời gian dài. Tác động vật lý khi hoạt động có thể khiến khớp bị kích thích và làm phát sinh cơn đau.
  • Vật lý trị liệu: các kỹ thuật trong vật lý trị liệu sẽ giúp bạn giảm đau, giảm sưng đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp háng. Nếu bạn gặp phải cơn đau khi thực hiện những bài tập vật lý trị liệu, bạn có thể tập ở dưới nước để giảm áp lực lên khớp háng.

Các biện pháp giảm đau này luôn được bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc. Các loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Các biện pháp giảm đau tại chỗ tuy không đem lại hiệu quả tức thì nhưng có độ an toàn cao hơn.

2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được can thiệp khi tình trạng viêm tại khớp trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Hầu hết bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi đã điều trị nội khoa nhưng không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

viêm màng hoạt dịch khớp háng
Can thiệp điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa không đạt được hiệu quả

Các thủ thuật trong điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật nội soi khớp: Trong phẫu thuật này, phần bị viêm của màng hoạt dịch sẽ được loại bỏ nhằm giảm đau nhức và giúp người bệnh dễ dàng hơn khi vận động. Tuy nhiên, phẫu thuật này tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như chảy máu và biến dạng khớp,…
  • Thay thế toàn bộ khớp: Một khi khớp đã bị tổn thương đáng kể, lựa chọn tốt nhất để giảm đau và cải thiện chức năng là thay toàn bộ khớp háng. Các bộ phận của khớp háng sẽ được loại bỏ và thay thế bằng bộ phận nhân tạo. Sau phẫu thuật này, người bệnh có thể vận động trở lại. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp háng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng, cục máu đông, trật khớp,…
  • Synovectomy: thủ thuật này sử dụng chùm tia chiếu qua da và tác động vào bên trong khớp nhằm làm giảm cơn đau và giảm sưng viêm. Mặc dù có tỷ lệ thành công cao nhưng Synovectomy có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thủ thuật này còn cho phép bác sĩ tiêm axit osmic vào khớp để làm giảm tình trạng viêm.

3. Theo dõi và phòng ngừa

Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm màng hoạt dịch khớp háng tái phát.

  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn tiếp tục bị chảy máu ở khớp háng
  • Thường xuyên thăm khám để kiểm soát tình trạng bệnh
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Thiết lập chế độ ăn lành mạnh
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình điều trị, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân có thể điều trị viêm khớp háng bằng thuốc tây.

Viêm khớp háng có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh viêm khớp háng gây nhiều đảo lộn đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm khớp háng có thể sẽ...

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm...

Phẫu thuật khớp háng bằng phương pháp nội soi

Nội soi khớp háng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện với bệnh nhân thoái hóa khớp,...

Đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai và những điều cần biết

Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ. Bạn...

quy trình thay khớp háng nhân tạo

Tìm hiểu về quy trình thay khớp háng nhân tạo

Thay khớp háng nhân tạo được chỉ định khi người bệnh điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả....

Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?

Thay khớp háng là thủ thuật trong điều trị ngoại khoa. Thủ thuật này không được áp dụng cho toàn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *