Hiểu hơn về thay khớp háng nhân tạo bán phần và toàn phần

Thay khớp háng bán phần và toàn phần là hai thủ thuật phổ biến trong điều trị ngoại khoa. Tùy vào tình trạng tổn thương ở khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật phù hợp với từng trường hợp.

thay khớp háng toàn phần và bán phần
Phẫu thuật thay khớp háng bán phần và toàn phần

Phẫu thuật thay khớp háng bán phần

Thay khớp háng bán phần là phẫu thuật thay thế một trong hai bộ phận của khớp háng (chỏm xương đùi hoặc ổ cối tại xương chậu). Phẫu thuật bán phần được thực hiện cho các đối tượng không bị tổn thương khớp háng hoàn toàn, phạm vi tổn thương chỉ tập trung vào một bộ phận.

Tùy vào chất liệu khớp thay thế mà tuổi thọ của bộ phận nhân tạo có thể dao động từ 10 – 20 năm. Phẫu thuật thay khớp háng bán phần được các bác sĩ cân nhắc trước khi quyết định thay toàn bộ khớp cho bệnh nhân. Thủ thuật này còn được thực hiện với các chấn thương khớp háng nặng nề.

Xem thêm: Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần

1. Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần có xi măng

Là thủ thuật phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế phần chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu bằng các bộ phận nhân tạo. Phần chuôi cắm vào ống tủy sẽ được gắn kết bằng xi măng acrylic. Ổ cối khớp giả cũng được vào xương ổ cối bằng xi măng acrylic. Xi măng sẽ giúp ổ khớp cố định và dễ dàng hơn khi vận động.

Các bộ phận được dùng để tạo thành một khớp nhân tạo toàn phần có xi măng:

  • Xi măng acrylic
  • Ổ cối khớp gắn bằng xi măng
  • Chỏm nhỏ bằng kim loại
  • Cuống khớp gắn xi măng bằng kim loại
  • Nút chặn xi măng

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần có xi măng được chỉ định với bệnh nhân cao tuổi bị tổn thương khớp nghiêm trọng. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể di chuyển và vận động trở lại. Khớp háng toàn phần có xi măng có tuổi thọ từ 7 – 12 năm.

2. Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không có xi măng

Tương tự như phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ có xi măng, thủ thuật này được thực hiện nhằm thay thế toàn bộ khớp háng của người bệnh bằng bộ phận nhân tạo. Thay vì sử dụng xi măng, thủ thuật này phủ một lớp Titanium hoặc Cobalt-Chrome-Molydenium có cấu trúc như tổ ong ở khớp nhân tạo để kết dính với bề mặt xương. Để khớp có độ chắc chắn, bác sĩ có thể bắt vít ổ cối vào thành xương hông.

phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng
Thay khớp háng toàn phần không xi măng được chỉ định với bệnh nhân dưới 55 tuổi

Các bộ phận được sử dụng trong thay khớp háng toàn phần không xi măng:

  • Cuống khớp không xi măng
  • Ổ cối khớp bắt xít
  • Vít ổ cối
  • Chỏm nhỏ bằng kim loại
  • Lót ổ cối

Loại khớp không xi măng có giá khá cao nhưng có tuổi thọ khá cao từ 12 – 15 năm. Thủ thuật này được thực hiện cho bệnh nhân dưới 55 tuổi hoặc bệnh nhân có mức độ phục hồi xương khá tốt. Vì không sử dụng chất kết dính nên tế bào xương sẽ tự phát triển và bám vào bề mặt tổ ong của các bộ phận nhân tạo. Những bệnh nhân có độ tuổi khá cao sẽ không được khuyến khích áp dụng kỹ thuật này.

Lưu ý khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng

Trước khi phẫu thuật thay khớp háng bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn. Nếu việc điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả, khả năng vận động của khớp bị giới hạn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa.

thay khớp háng toàn phần và bán phần
Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa

Mặc dù các thủ thuật trong phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đã có rất nhiều bước tiến song bất cứ cuộc phẫu thuật nào đều tiềm ẩn những biến chứng về sau. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng vết mổ, trật khớp, hình thành cục máu đông, chân không bằng nhau sau phẫu thuật,…. Do đó, bạn nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ được bác sĩ đề cập trước khi đưa ra quyết định.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định can thiệp ngoại khoa trong quá trình điều trị. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

giảm đau khớp háng sau sinh

Mẹo giảm đau khớp háng sau sinh các mẹ nên biết

Phụ nữ thường gặp phải cơn đau khớp háng sau khi sinh, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất...

dấu hiệu của bệnh viêm khớp háng

Dấu hiệu cảnh báo bị viêm khớp háng nên cảnh giác

Đau khớp háng, lưng dưới, tê bì chân, cứng khớp,… là những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp...

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì ? Có nguy hiểm không ?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào các khớp gây sưng đau. Nếu không...

viêm khớp háng

Bệnh viêm khớp háng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người từ độ tuổi trung niên. Bệnh lý...

Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp háng

Viêm màng hoạt dịch khớp háng và phác đồ điều trị

Viêm màng hoạt dịch khớp háng là bệnh lý hình thành do tổn thương tại màng hoạt dịch. Bệnh có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *