Những điều bạn cần biết về phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật thay thế khớp háng được coi là lựa chọn điều trị cuối cùng để giảm đau nhức, hạn chế tình trạng gây biến dạng khớp. Thay khớp háng giúp phục hồi chức năng của khớp bị viêm, giúp khớp hoạt động như bình thường giống như trước khi phẫu thuật.
Những thông tin về việc thay khớp háng bạn cần biết
Việc nắm rõ được những thông tin về phẫu thuật thay khớp háng giúp bạn biết được mình cần phải làm gì, từ đó chủ động chăm sóc và ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật. Điều này giúp khớp được thay thế hoạt động thuận lợi, không gây biến chứng cho bệnh nhân.
1. Khớp được thay thế được làm bằng gì?
Trước đây, khớp được thay thế làm bằng vật liệu cấy ghép khá phổ biến như kim loại, inox và nhựa. Đôi khi khớp thay thế được tráng bằng một chất giống như vữa và không dùng xi măng nhằm giúp cố định khớp háng và xương ống chân. Vật liệu tương tự như vữa này thường dùng cho người già có điều kiện kinh tế hạn hẹp, và không thích hợp dùng cho người trẻ thường di chuyển nhiều.
Cùng với sự phát triển của các kỹ thuật thay thế khớp, thì nguyên liệu của khớp thay thế cũng cần được đảm bảo về chất lượng để độ thích nghi trong ống xương được tốt hơn, cải thiện khả năng vận động và tránh gây ảnh hưởng cho các xương lân cận. Ngày nay, khớp giả thường được cấu tạo từ các hợp kim của titan và crôm coban. Bên cạnh đó, có một vật liệu mới đang được sử dụng phổ biến là tantalum – một kim loại mềm, có độ xốp cao. Độ cứng của tantalum được đánh giá cao hơn rất nhiều so với xương thật.
Các thành phần của khớp giả đang ngày càng được cải thiện để thích nghi với cơ thể dài lâu hơn. Các khớp mới được thay thế có thời gian sử dụng trung bình từ khoảng 10 – 20 năm. Do đó, tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, có thể dùng vật liệu tương xứng để cân nhắc số lần chỉnh sửa và thay thế khớp cho phù hợp.
Xem thêm: Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?
2. Khi nào nên phẫu thuật thay khớp háng?
Có khoảng 435.000 người trưởng thành tại Hoa Kỳ thay thế khớp háng hoặc khớp đầu gối mỗi năm. Con số này đang có xu hướng tăng lên vì sự già hóa dân số già và sự thành công của phẫu thuật thay thế khớp. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn biết bản thân mình nên thay khớp. Hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi sau:
- Bạn đã dùng qua hết các loại thuốc và phương pháp điều trị viêm khớp háng hay chưa?
- Bạn có bị những cơn đau ở khớp háng gây ảnh hưởng sức khỏe một cách thường xuyên hay không?
- Đau khớp háng có gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày của bạn như đi bộ, leo cầu thang, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa… hay không?
- Chất lượng cuộc sống của bạn có bị ảnh hưởng bởi những cơn đau khớp háng gây ra hay không?
Nếu câu trả lời cho những vấn đề trên đa số là “có” thì bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, từ đó cân nhắc đưa ra quyết định thay thế khớp háng để giảm đau và khôi phục lại chất lượng cuộc sống.
3. Phẫu thuật thay thế khớp háng bao gồm những bước nào?
Thay thế khớp háng nói riêng và các khớp xương khác nói chung bao gồm các bước cơ bản như sau:
- Phần sụn được cạo và lấy ra từ hai bên khớp
- Khớp bị viêm được lấy ra, sau đó cho khớp giả được thay thế vào để nối phần xương chậu và xương ống chân lại với nhau.
Nói cách khác, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ loại bỏ khớp bị hư hại do tình trạng viêm gây ra. Sau đó họ sẽ tiến hành đặt vào đó một khớp mới được làm bằng chất liệu nhân nhân tạo. Về mặt lý thuyết, bất kỳ khớp nào trong cơ thể cũng có thể thay thế được, nhưng đa phần các ca phẫu thuật thay khớp đều liên quan đến khớp háng và khớp đầu gối.
4. Lợi ích của việc phẫu thuật thay thế khớp háng là gì?
Thông thường, bệnh nhân được phẫu thuật thay thế khớp háng sẽ trở lại sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân sau khoảng thời gian phục hồi có thể tham gia hoạt động thể thao như trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, cần lựa chọn các môn thể thao có cường độ thấp để tránh gây tác động tiêu cực cho khớp háng vừa được thay.
Sau khi thay khớp háng, việc áp dụng biện pháp vật lý trị liệu là vô cùng cần thiết. Đây là bước quan trọng giúp bệnh nhân phục hồi chức năng, nâng cao kết quả thành công của ca phẫu thuật. Kết quả và tốc độ phục hồi sau phẫu thuật thay khớp háng phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ hoạt động trước khi phẫu thuật
- Tổng thể sức khỏe của bệnh nhân
- Mức độ nghiêm trọng của chứng viêm khớp háng trước khi phẫu thuật
- Vật liệu làm nên khớp được thay thế
- Sự tuân thủ chỉ định từ bác sĩ của bệnh nhân
5. Biến chứng của việc phẫu thuật thay thế khớp háng
Hơn 90% bệnh nhân thay thế khớp háng đều có kết quả thành công và sự hồi phục khả quan. Tuy nhiên, ca phẫu thuật nào cũng có những biến chứng nhất định, trong đó có phẫu thuật thay thế khớp háng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Nhiễm trùng khớp được thay
- Xuất hiện các cục máu đông
- Đau nhức ở tại vết mổ
- Khớp được thay thế bị lỏng lẻo
- Nguy cơ trật khớp
- Tổn thương hệ thống thần kinh hoặc mạch máu gần khớp được thay
- Gặp các tác dụng phụ với thuốc gây mê
6. Khả năng phục hồi sau phẫu thuật thay khớp
Một số bệnh nhân có quá trình hồi phục tốt sẽ được xuất viện sau 3 – 5 ngày theo dõi ở bệnh viện. Hầu hết bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật thay khớp vài ngày. Những người dành thời gian ở trung tâm phục hồi chức năng và tuân thủ các bài tập vật lý trị liệu sẽ nhanh chóng hồi phục khả năng vận động và hạn chế được một số vấn đề hậu phẫu như trật khớp.
Bệnh nhân cần phải cam kết tuân thủ chế độ tập thể dục và dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ để đạt được khả năng hồi phục tốt nhất. Nhìn chung, bệnh nhân sau khi được theo dõi và khắc phục các biến chứng phẫu thuật sẽ đi lại như bình thường trong 2 – 3 tháng, các cơn đau cũng giảm dần và biến mất theo thời gian hồi phục.
*ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Những điều bạn cần biết về phẫu thuật thay khớp háng
- Người cao tuổi có nên chọn thay khớp háng?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!