Pantoprazol

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Pantoprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, được dùng để phòng và điều trị các bệnh lý về dạ dày thực quản, khắc phục tình trạng dạ dày tăng tiết axit bệnh lý.

Pantoprazol
Pantoprazol – thuốc đặc trị các bệnh đau dạ dày phổ biến hiện nay.

  • Tên gốc: Pantoprazole
  • Tên biệt dược: Pantoprazol®,
  • Phân nhóm: Thuốc ức chế bơm proton

I. Thông tin về thuốc Pantoprazol

Nắm rõ thông tin về sản phẩm giúp người bệnh dùng thuốc đúng mục đích trị bệnh và đúng cách.

1. Thành phần

  • Pantoprazole hydrochloride.

2. Dạng và liều lượng

  • Viên nén bao tan trong ruột: 40 mg, 20mg.
  • Viên nang bao tan trong ruột: 40 mg.
  • Bột pha tiêm: lọ 40 mg.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng Pantoprazol nhưng phổ biến nhất vẫn là Pantoprazol® 40mg.

3. Công dụng

Thuốc Pantoprazol được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Người bị tăng tiết axit trong hội chứng Zollinger – Ellison
  • Điều trị dự phòng viêm loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid.

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Pantoprazol cho những đối tượng quá mẫn cảm với dẫn xuất của benzimidazol khác (như lansoprazol, esomeprazol, rabeprazol, omeprazol) hay bất kì thành phần nào của thuốc.

5. Liều dùng

Người bệnh tuân thủ đúng liều dùng chỉ định của nhà sản xuất hoặc chỉ định của chuyên gia.

# Thuốc uống:

  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Dùng Pantoprazol 40 mg 1 lần vào mỗi buổi sáng, liên tục trong 8 tuần. Sau thời gian trên, nếu tình trạng trào ngược không cải thiện, liệu trình điều trị có thể kéo dài 16 tuần.
  • Điều trị loét dạ dày lành tính: Dùng 40 mg/ ngày, liệu trình kéo dài 4 – 8 tuần.
  • Điều trị loét tá tràng: Dùng 40 mg/ ngày, liệu trình kéo dài trong vòng 2 -4 tuần.
  • Tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày: phối hợp Pantoprazol với ít nhất 2 loại kháng sinh. Các loại kháng sinh thường được dùng để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày gồm: amoxicilin, metronidazol, clarithromycin…
  • Điều trị tình trạng dạ dày tăng tiết axit trong hội chứng Zollinger – Ellison: uống 80mg/ lần/ ngày. Liều dùng ở người cao tuổi là 40 mg/ lần/ ngày.
  • Điều trị dự phòng do dùng thuốc kháng viêm không Steroid: Uống 20 mg/ lần/ ngày.

# Thuốc tiêm:

Pantoprazol dạng tiêm được dùng chủ yếu ở những đối tượng bệnh nặng.

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày: Tiêm tĩnh mạch 40 mg/ ngày, thời gian tối thiểu là 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
  • Người mắc hội chứng Zollinger – Ellison do dạ dày tăng tiết axit: Liều khởi điểm 80mg (có thể dùng 160 mg để kiểm soát nhanh triệu chứng). Liều tiếp theo 80 mg. Liều dùng tối đa không được quá 240 mg/ ngày).

6. Hướng dẫn sử dụng

Người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì hoặc nhờ sự tư vấn của chuyên gia để dùng thuốc đúng cách, hợp lý.

+ Đối với thuốc dạng uống:

  • Uống nguyên viên, không nhai, bẻ, nghiền nát vì thuốc được thiết kế dạng bao tan trong ruột.
  • Uống vào mỗi buổi sáng, trước hoặc sau khi ăn. Có thể kèm theo thuốc trung hòa axit dạ dày.

+ Đối với thuốc dạng tiêm:

  • Chỉ được dùng cho trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân không thể dùng thuốc đường uống.

7. Thận trọng

Khi dùng thuốc điều trị bệnh, những đối tượng sau cần đặc biệt thận trọng:

  • Phụ nữ đang mang thai: Hiện tại, giới chuyên môn chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc lên đối tượng phụ nữ có thai, do đó, cần đặc biệt cẩn thận trọng khi dùng thuốc trên trị bệnh.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Pantoprazol có thể bài tiết qua con đường sữa mẹ. Do đó, mẹ nên ngưng dùng thuốc trong giai đoạn cho con bú để tránh rủi ro phát sinh ở trẻ.
  • Người cao tuổi
  • Người có tiền sử bệnh gan (cấp tính hay mãn tính), bệnh nhân suy thận.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi: hiệu quả điều trị và tính an toàn chưa được làm rõ, cần hỏi qua ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

Ngoài ra, khi dùng Pantoprazol và các loại thuốc khác trị bệnh dạ dày, cần loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày bởi thuốc có thể che lấp hoặc chậm chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày. Vì thế, cần hạn chế sử dụng hoặc theo dõi thường xuyên nếu nghi ngờ bị ung thư dạ dày.

8. Bảo quản

  • Bảo quản từ 15 – 30 độ C trong bao bì kín, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc nơi ẩm mốc.
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

II. Một số lưu ý khi dùng Pantoprazol

Để đảm bảo dùng thuốc an toàn và hiệu quả, hạn chế tối đa những tác dụng phụ không đáng có, cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Tác dụng phụ

Thông thường, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ phổ biến sau trong quá trình dùng thuốc, đó là:

  • Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, mệt.
  • Cơ khớp: đau khớp, cơ
  • Da: Phồng rộp, bong tróc da, nổi mề đay

Một số tác dụng phụ ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100) hơn gồm:

  • Toàn thân: mất ngủ, suy nhược, choáng váng
  • Gan: tăng enzym gan
  • Da: ngứa da Mệt mỏi

Ở một số đối tượng, có thể xuất hiện các triệu chứng hiếm gặp (ADR < 1/1000) như:

  • Toàn thân: phù ngoại biên, đổ mồ hôi, sốc phản vệ
  • Da: nổi mụn trứng cá, hồng ban, da dát sần, phù mạch, viêm da tróc vảy.
  • Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, nhiệt miệng.
  • Thần kinh: Ù tai, run, ngủ gà, ảo giác…
  • Mắt: sợ ánh sáng, giảm thị lực.
  • Nội tiết: Liệt dương, bất lực ở đối tượng nam giới.
  • Gan: vàng da, viêm gan, tăng triglycerid.
  • Giảm ion trong máu.
  • Máu: giảm tiểu cầu, bạch cầu, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa axit.
  • Tiết niệu: viêm thận kẽ, tiểu ra máu

Không phải bất kì đối tượng nào dùng thuốc cũng đều xuất hiện những tác dụng phụ vừa liệt kê bên trên. Khi phát hiện những triệu chứng bất thường do dùng thuốc, nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời.

2. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gia tăng tác dụng phụ. Pantoprazol có thể tương tác với các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng retrovirus: atazanavir hoặc nelfinavir.
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc được hấp thu vào dạ dày: ketoconazol, atazanavir, este ampicillin, muối sắt, mycophenolate mofetil (MMF) và erlotinib.
  • Thuốc chống thải ghép MMF ở bệnh nhân ghép tạng.
  • Methotrexate

Trên đây chưa phải là danh sách liệt kê đầy đủ các loại thuốc tương tác với Pantoprazol. Để đảm bảo dùng thuốc an toàn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang dùng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại vitamin, thuốc thảo dược). Dựa vào đó, các chuyên gia sẽ có chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

3. Trường hợp thiếu liều/ quá liều

Thiếu liều không gây nguy hiểm nhưng tình trạng trên xảy ra thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc. Vì thế, nên bổ sung liều ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều kế tiếp khá gần nhau thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc đúng như lịch trình. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã bỏ lỡ.

Trong trường hợp quá liều kèm theo các triệu chứng nặng, cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng giải quyết.

4. Khi nào nên ngưng dùng thuốc?

Nhìn chung, Pantoprazol được dung nạp khá tốt. Các biểu hiện do tác dụng phụ hay tương tác thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu… thường biến mất sau khi ngưng hoặc chuyển sang thuốc điều trị khác.

Tuy nhiên, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như tiểu ra máu, trầm cảm, viêm da…, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và được chỉ định biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Pantoprazol. Thông tin trên không thay thế cho hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kì thắc mắc, người bệnh nên tìm đến người có chuyên môn để được cung cấp thông tin chính xác và hữu ích nhất.

Xem video: Hành Trình Chữa Bệnh Dạ Dày của Nghệ Sĩ Trần Nhượng Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Click xem thêm

U dưới niêm mạc tá tràng thường dẫn đến đau bụng âm ỉ từng cơn, đi ngoài ra máu

U Dưới Niêm Mạc Tá Tràng Là Gì?

U dưới niêm mạc tá tràng thường kéo theo những dấu hiệu như đi ngoài ra máu, hay đau bụng âm ỉ từng cơn trong một thời gian dài, đó...

Bệnh trĩ khi mang thai – Cách trị, làm co búi trĩ cho bà bầu

Đi cầu ra máu, đau hậu môn chính là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh trĩ khi mang...

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

Công dụng chữa đau dạ dày của khoai tây ít ai biết

Chỉ với một lượng khoai tây vừa đủ mỗi ngày, các triệu chứng co thắt dạ dày hay chứng đau...

Trứng là loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho người bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân nên ăn trứng, không cần kiêng kỳ.

Người bị viêm đại tràng có nên ăn trứng không, tại sao?

Bệnh nhân viêm đại tràng nên bổ sung trứng vào chế độ ăn uống của mình. Trứng là loại thực...

Nội Soi Dạ Dày Mất Bao Lâu Thì Xong Và Có Kết Quả

Nội soi dạ dày là một trong những phương pháp nội soi được giới chuyên môn đánh giá cao trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.