U Dưới Niêm Mạc Tá Tràng Là Gì?
U dưới niêm mạc tá tràng thường kéo theo những dấu hiệu như đi ngoài ra máu, hay đau bụng âm ỉ từng cơn trong một thời gian dài, đó có thể là u lành tính hoặc ác tính. Vài thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
U dưới niêm mạc tá tràng là gì?
Tá tràng là phần đầu tiên của ruột non, có hình ống chữ C với độ dài từ 25-28 cm. Tá tràng tuy ngắn nhưng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa. Tá tràng có bốn lớp mô chính: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.
U dưới niêm mạc tá tràng là một lớp mô phát triển bất thường ở lớp dưới niêm mạc. U dưới niêm mạc tá tràng đa số là khối u lành tính, hiếm khi gặp các khối u ác tính.
Dấu hiệu nhận biết
Khối u dưới niêm mạc tá tràng ngăn không cho thức ăn chạy xuống ruột non, khi thức ăn không được tiêu hóa sẽ dẫn đến các dấu hiệu thường gặp sau:
- Đau bụng âm ỉ từng cơn.
- Khó chịu.
- Phân có máu.
- Buồn nôn.
- Sụt cân.
- Cơ thể mệt mỏi.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u dưới niêm mạc tá tràng. Bao gồm:
- Có tiền sử mắc bệnh về hệ tiêu hóa.
- Do người bệnh mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày.
- Lạm dụng các loại thuốc Tây, thuốc kháng sinh không đúng với tình trạng sức khỏe hoặc quá liều.
- Do bị căng thẳng, stress,…
- Do người sử dụng quá nhiều các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…
Phương pháp điều trị u dưới niêm mạc tá tràng
Để xác định chính xác được mức độ của căn bệnh hay xác định được sự hiện diện của khối u, các bác sĩ đa số sẽ chuẩn đoán thông qua hình ảnh và siêu âm nội soi. Đó cũng chính là phương pháp tốt nhất hiện nay để chuẩn đoán bệnh.
Khối u dưới niêm mạc tá tràng lành tính
Cách điều trị cho các khối u lành tính rất đa dạng như: đốt cháy khối u bằng tia phóng xạ, nội soi cắt bỏ khối u niêm mạc, tiêm keo fibrin nội soi. Các phương pháp này đang được ưu tiên vì đều có ưu điểm chung là giảm đau, thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe ngắn hạn. Nếu chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ không có sự bất ổn đến hệ tiêu hóa về sau.
Đa số các khối u dưới lớp niêm mạc tá tràng là u lành tính nhưng một trong những khối u đấy có thể trở thành u ác tính.
Khối u dưới niêm mạc tá tràng ác tính
Nội soi video chỉ làm giới hạn tổn thương polyp nhỏ, vì vậy đối với các khối u ác tính thường được dùng phương pháp phẫu thuật mở, cắt bỏ để điều trị loại bỏ khối u.
Khi bạn đang lo lắng u dưới niêm mạc tá tràng có di căn hay không? Thì câu trả lời này sẽ cho bạn cảm thấy nhẹ lòng là trường hợp di căn là rất ít. Tá tràng có một vị trí hiếm thấy có sự xuất hiện của di căn, những trường hợp di căn chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa.
Biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi u dưới niêm mạc tá tràng
Để ngăn chặn được sự xuất hiện của khối u dưới niêm mạc tá tràng và đẩy lùi khối u để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn thì các biện pháp dưới đây sẽ giúp ít được một phần nào đó:
- Xây dựng một bữa ăn khoa học, bổ sung cho cơ thể các chất xơ, vitamin; không ăn các thực phẩm làm tăng tiết dịch vị (chua, cay, nóng, mặn).
- Thường xuyên vận động cơ thể, lựa chọn các loại hình thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, nên tập các môn từ đơn giản đến phức tạp như: thư giãn, yoga, chạy bộ, bơi lội, cầu lông,… Những người có tiền sự về căn bệnh này thì tuyệt đối không nên tập thể hình, sẽ gây ra tổn thương khi vết thương chưa thật sự lành hẳn.
- Không sử dụng các chất kích thích như: Cà phê, thuốc lá, rượu, bia, trà đặc,.. các chất kích thích này không có lợi cho hệ tiêu hóa sẽ gây ra các trường hợp thiếu máu ở vùng niêm mạc.
- Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm,… sẽ gây ra tác dụng phụ trong việc điều trị.
- Khi đang trong quá trình điều trị khối u thì nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong việc ăn uống và tập luyện để phục hồi sức khỏe, dùng thuốc theo toa đúng liều lượng theo lời dặn của bác sĩ.
Đặc biệt, để các khối u không có cơ hội hình thành và phát triển, nếu gặp phải các bệnh lý về đường tiêu hóa thì bạn đọc nên điều trị càng sớm càng tốt. Điều này vừa giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, sớm chấm dứt bệnh tật mà còn phòng ngừa rất tốt các biến chứng không mong muốn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bệnh ung thư ruột non– Triệu chứng và cách điều trị
- Hội chứng dạ dày tá tràng là gì, có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!