Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Giảm đau nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Các thuốc trị đau dạ dày đang được sử dụng hiện nay bao gồm nhiều loại. Bệnh nhân có thể dùng thuốc tây do bác sĩ kê đơn hoặc áp dụng các bài thuốc thảo dược để cải thiện triệu chứng bệnh một cách an toàn. 

Đau dạ dày là hiện tượng thường xảy ra do nhiễm khuẩn, căng thẳng quá mức, ăn uống không điều độ, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày hay trào ngược axit…

Khi bị đau dạ dày, người bệnh cần điều trị để sớm để có thể khôi phục chức năng tiêu hóa của dạ dày, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy thuốc gì chữa đau dạ dày hiệu quả nhất? Đây hẳn là vấn đề bất cứ bệnh nhân nào cũng quan tâm.

thuốc trị đau dạ dày
Các thuốc trị đau dạ dày tốt, giúp giảm đau nhanh luôn được bệnh nhân tìm kiếm

Các loại thuốc trị đau dạ dày tốt nhất

Hiện nay, có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày, từ các bài thuốc nam, thuốc Đông y cho đến các loại thuốc tân dược. Mỗi nhóm thuốc có những đặc điểm riêng và thích hợp với các đối tượng nhất định.

1. Chữa đau dạ dày bằng thuốc nam

Sử dụng thuốc nam trị đau dạ dày là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi mới phát hiện ra bệnh. Các bài thuốc này thường sử dụng thảo dược có chứa chất chống viêm, giảm đau giúp khắc phục bệnh một cách tự nhiên. Dưới đây là một số bài thuốc nam trị đau dạ dày đang được áp dụng phổ biến:

Thuốc trị đau dạ dày từ lá bàng:

Trong loại lá này chứa nhiều tannin, lavonoid, saponin. Những chất trên được cho là có khả năng trung hòa axit dạ dày, kháng viêm, bảo vệ niêm mạc và làm khô se bề mặt tổn thương trong dạ dày, qua đó xoa dịu cơn đau cho người bệnh.

  • Chuẩn bị: 7- 10 cái lá bàng non
  • Cách sử dụng: Lá bàng sau khi hái về nên sử dụng ngay. Đem lá rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem nấu với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút là được. Gạn nước lá bàng ra chia uống nhiều lần thay thế cho một phần nước lọc trong ngày.

Bài thuốc nam trị đau dạ dày từ lá khôi tía ( đơn tướng quân)

Lá khôi tía có thể giúp giảm đau dạ dày bằng cách bổ sung các hoạt chất glucoside và tanin. Chúng có tác dụng ức chế sản xuất axit trong dạ dày, giảm viêm, làm nhanh lành tổn thương. Người bệnh có thể lấy lá khôi tía nấu nước uống hàng ngày hoặc kết hợp cùng một số dược liệu khác làm thuốc trị đau dạ dày theo cách dưới đây.

  • Chuẩn bị: Lá khôi tía 80g, rau mũi cày (bồ công anh) 40g, lá khổ sâm 12g
  • Cách dùng: Các vị thuốc nam ở trên đem rửa sạch, đun sôi kỹ với 2 lít nước. Gạn ra uống trong ngày cho hết. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi cơn đau dạ dày chấm dứt hẳn.

Tham khảo thêm: Dùng Nghệ Đen Chữa Đau Dạ Dày Đơn Giản, Hiệu Quả

Chữa đau dạ dày với bài thuốc nam từ nghệ vàng

Nghệ vàng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm nhanh lành vết thương. Tất cả những tác dụng này có được là nhờ thành phần curcumin dồi dào được tìm thấy trong vị thuốc nam này. Khi được hấp thu, curcumin còn giúp kích thích sản xuất dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

thuốc trị đau dạ dày tốt nhất từ nghệ
Bài thuốc trị đau dạ dày từ nghệ đã được áp dụng trong dân gian từ hàng trăm năm nay
  • Bài 1: Nghệ vàng phơi khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần bạn lấy 2 thìa cà phê đem hòa với 150 ml nước ấm uống trước các bữa ăn sáng và tối 30 phút.
  • Bài 2: Lấy 2 thìa bột nghệ pha chung với 2 thìa mật ong và 1 ly nước ấm. Uống hỗn hợp này trước khi ăn 30 phút, mỗi ngày 2 lần.

Thuốc uống trị đau dạ dày từ lá mơ

Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể sử dụng bài thuốc từ lá mơ để cải thiện chức năng tiêu hóa, chống táo bón, tiêu chảy và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày.

  • Chuẩn bị: Một nắm lá mơ lông, khoảng 20 cái
  • Cách sử dụng: Lá mơ sau khi rửa kỹ với nước muối thì xắt nhỏ, bỏ vào máy xay nhuyễn với 1 cốc nước. Lọc lấy nước cốt uống khi đói bụng. Dùng mỗi ngày 1 lần đến khi dạ dày hết đau.

>> Ưu nhược điểm của thuốc nam trị đau dạ dày:

Không khó để nhận thấy các vị thuốc nam được sử dụng đều là những thảo dược hết sức quen thuốc, dễ kiếm, cách bào chế thuốc đơn giản. Mặc dù vậy, thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị khi bệnh còn nhẹ để cải thiện triệu chứng bệnh. Tác dụng của thuốc nam khá chậm nên phải áp dụng trong thời gian dài. Thuốc phải hợp cơ địa mới thấy được hiệu quả.

2. Thuốc trị đau dạ dày tốt nhất trong Tây y

Khi các bài thuốc nam điều trị đau dạ dày tại nhà không mang lại hiệu quả như mong đợi, nhiều bệnh nhân mới bắt đầu tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh bằng thuốc Tây.

Bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại thuốc trị đau dạ dày khác nhau để điều trị nguyên nhân gây đau và cải thiện các triệu chứng liên quan. B

Thuốc giảm tiết axit dạ dày:

Bao gồm thuốc ức chế bơm Proton ( Lansoprazole hay Esomeprazole…) hoặc thuốc kháng histamin ( chẳng hạn như Ranitidin hay Famotidin). Thuốc giúp ức chế hoạt động sản xuất axit trong dạ dày, giảm tác hại của axit đến niêm mạc, tạo điều kiện cho tổn thương trong dạ dày nhanh lành và không gây đau.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc giảm tiết axit dạ dày: Đau đầu, Buồn nôn, Đầy hơi, Táo bón, Tiêu chảy, Loãng xương, Tổn thương thận…

Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh được kê đơn cho các trường hợp bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn Hp. Thực tế có đến 70% các trường hợp bị đau dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Hp. Trường hợp này bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác.

Các loại thuốc kháng sinh thường có trong phác đồ điều trị đau dạ dày do Hp bao gồm: Levofloxacin, Clarithromycin, Amoxicillin, Tetracyclin, Tinidazole, Metronidazole

Tác dụng phụ cần biết khi sử dụng thuốc kháng sinh: Sốt, Đau đầu, Nổi mề đay do dị ứng thuốc, Nhiễm trùng âm đạo, Xỉn màu răng, Rối loạn tiêu hóa, Chóng mặt, Rối loạn nhịp tim

Thuốc chống axit dạ dày:

Đây cũng là một trong những nhóm thuốc trị đau dạ dày thường có trong đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc hoạt động bằng cách trung hòa axit dạ dày, giảm lượng axit dư thừa, ngăn chặn tình trạng ăn mòn cũng như sự phát triển của các ở viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Thuốc chống axit dạ dày có tác dụng trong ngắn hạn, hiệu lực của thuốc chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 tiếng kể từ khi được hấp thu. Những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Phosphalugel ( còn được gọi là thuốc đau dạ dày chữ P )
  • Yumangel ( thuốc dạ dày chữ Y )
  • Gastropulgite
thuốc trị đau dạ dày chữ P
Phosphalugel là một trong những loại thuốc trị đau dạ dày thường được bác sĩ kê đơn

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc trung hòa axit: Táo bón, Nhược cơ, Mệt mỏi, Buồn ngủ, Tăng canxi huyết…

Tham khảo thêm: Bị Đau Dạ Dày Quặn Từng Cơn Nguy Hiểm Không, Cần Làm Gì?

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Khi sử dụng, nhóm thuốc này sẽ tạo ra một lớp màng bao bọc bên ngoài niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết dịch nhầy. Qua đó, giảm thiểu tác hại của axit cũng như vi khuẩn đến dạ dày. Dưới đây là một số thuốc thông dụng:

  • Prostaglandin
  • Oryzanol tablets,
  • Sucralfate…

Khi sử dụng, nhóm thuốc này có thể làm giảm khả năng hấp thu các hoạt chất trong thuốc điều trị khác. Vì vậy cần sử dụng chúng cách nhau ít nhất 3 tiếng.

Thuốc giảm khó tiêu, đầy hơi

Ăn không tiêu, đầy hơi cũng là những nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến. Để khắc phục hiện tượng trên, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc như: Simethicon. Drotaverin, Domperidon, Papaverin…

>> Ưu nhược điểm của thuốc trị đau dạ dày từ Tây y:

Trong số các loại thuốc trị đau dạ dày thì thuốc tây cho tác dụng nhanh nhất. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng ít nhiều tiềm ẩn các tác dụng phụ ngoài ý muốn khi sử dụng. Nếu lạm dụng thuốc bừa bãi có thể gây phản tác dụng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Việc điều trị bệnh trong thời gian dài cũng gây tốn kém chi phí cho bệnh nhân.

Khi điều trị bệnh bằng thuốc tân dược, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đúng theo đơn cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Không sử dụng ít hơn hoặc vượt quá liều lượng cũng như thời gian quy định.

3. Dùng thuốc trị đau dạ dày từ y học cổ truyền

Trong Đông y, bệnh đau dạ dày được gọi xếp vào nhóm các chứng Vị quản thống. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các yếu tố tinh thần, ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do tỳ vị hư hàn, mất cân bằng.

Hiện nay, có nhiều bài thuốc điều trị đau dạ dày đang được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền như:

Bài thuốc số 1: Thạch bì chi tử

  • Thành phần: Xuyên bối mẫu 12g, mã đề nước 16g, trần bì 10g, kim tinh thảo 8g, chi tử 20g, bách lượng kim 20g, thược dược 20g.
  • Cách sử dụng: Tẩm thược dược với giấm rồi đem sao khô. Sau đó bỏ tất cả vào ấm sắc với 1 lít nước cho cạn còn 250ml. Gạn ra chia làm 5 lần uống khi thuốc nguội trong đó có 1 lần vào buổi tối. Mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc số 2: Sa nhân hương phụ

  • Thành phần: Sa nhân 8g, hương phụ (củ gấu) 20g, ô dược 20g, quốc lão 20g, trần bì 20g, sao diên hồ 20g.
  • Cách dùng: Vị thuốc sao diên hồ đem tán thành bột mịn rồi sắc chung với các vị còn lại. Đổ vào ấm 1 lít nước sắc cho cạn còn 150ml. Chia thuốc làm 4 lần uống. Một liệu trình dùng liên tục 4 ngày.

thuốc chữa đau dạ dày trong đông y

Bài thuốc số 3: Bồ hoàng ngũ linh chi

  • Thành phần: Bồ hoàng (50g), ngũ linh chi (48g)
  • Cách sử dụng: Tấn 2 vị dược liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần uống 15g x 4 lần/ngày. Pha với nước đun sôi để nguội uống.

Bài thuốc số 4: Hương phụ bình lang

  • Thành phần: 25g hương phụ, 10g bình lang, 10g quốc lão, 45g thổ tô tử, 45g tam tiên, 15g vỏ quýt, 15g thọ tỷ cam, 15g hoắc hương
  • Cách sử dụng: Dùng thuốc theo hình thức sắc uống. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 3 lần uống.

Hi vọng với những thông tin trên đây, người bệnh đã có thêm lựa chọn về các bài thuốc trị đau dạ dày hiệu quả. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và luôn có sức khỏe dạ dày tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Người bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Đau dạ dày có nên ăn chuối không, tại sao?

Ăn chuối chín thường xuyên đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng bị đau dạ dày có nên ăn chuối chín không lại là vấn đề khiến...

[Mẹo hay] Dùng trứng gà chữa đau dạ dày rất tuyệt vời mà bạn nên thử

Chữa đau dạ dày bằng trứng gà là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt, được nhiều người biết...

Cách chữa đau dạ dày từ hoa, lá và quả đu đủ siêu hay

Các bộ phận của cây đu đủ như hoa, lá, quả có chứa thành phần hoạt chất papain rất tốt...

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Thuốc Chữa Dạ Dày Đại Tràng Cụ Tòng Có Tốt Không?

Gần đây, thuốc chữa dạ dày đại tràng Cụ Tòng được khá nhiều người biết đến và quan tâm. Đây...

Viêm dạ dày mạn tính nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính (mãn tính) hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể gây loét...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *