Viêm họng hạt nên kiêng gì, ăn bổ sung gì nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm họng hạt. Đồng thời giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát. Ngược lại ăn uống không phù hợp có thể góp phần đẩy nhanh diễn tiến của bệnh. Vậy viêm họng hạt nên kiêng gì, ăn bổ sung gì nhanh khỏi? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với thể trạng.
Viêm họng hạt nên kiêng gì?
Đối với vấn đề “Viêm họng hạt nên kiêng gì?”, các chuyên gia cho rằng người bị viêm họng hạt nên tránh bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc họng và tạo phản ứng viêm. Bởi việc sử dụng những loại thực phẩm này có thể làm nặng hơn tình trạng viêm sưng, đau rát cổ họng và hình thành nhiều vấn đề khác.
Những loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc họng và tạo phản ứng viêm gồm:
1. Thực phẩm có tính axit
Người bị viêm họng hạt nên kiêng ăn gì? Đối với những trường hợp bị viêm họng hạt, người cần tránh sử dụng những loại thực phẩm có tính axit. Cụ thể như chanh, me, cam, quýt, bưởi và một số loại trái cây có múi khác. Bởi lượng axit trong những loại thực phẩm này có khả năng kích thích và hình thành phản ứng viêm tại niêm mạc họng.
Ngoài ra việc bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều axit vào chế độ ăn uống mỗi ngày còn khiến các triệu chứng của bệnh viêm họng hạ như đau rát cổ họng, ngứa họng, viêm sưng, khó nuốt, nghẹn ở cổ họng… thường xuyên tái phát, xuất hiện dai dẳng và có mức độ nghiêm trọng cao hơn so với bình thường.
Chính vì thế thay vì lựa chọn những loại trái cây có múi và thuộc họ cam quýt, người bị viêm họng hạt nên lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm có khả năng làm dịu cổ họng, giảm kích ứng niêm mạc như chuối, kiwi, đào.
Ngoài ra bạn có thể thay thế các loại trái cây thuộc họ cam quýt bằng cải xoăn hoặc ớt chuông nếu muốn bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bởi theo kết quả nghiên cứu, lượng vitamin C có trong cải xoăn và ớt chuông cao gấp 2 – 3 lần hàm lượng vitamin C có trong quýt và cam.
Tham khảo thêm: Các phương pháp phẫu thuật viêm họng hạt phổ biến
2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Những người đang trong quá trình điều trị viêm họng hạt cần hạn chế đưa vào chế độ dinh dưỡng những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo. Cụ thể như các sản phẩm từ sữa nguyên chất, thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và chất béo.
Ngoài ra những người bị viêm họng hạt cũng cần hạn chế sử dụng thức ăn, đồ ăn chiên rán như khoai tây / khoai lang chiên, gà rán… Bởi theo kết quả nghiên cứu, dạ dày thường gặp nhiều khó khăn khi thực hiện tiêu hóa các loại thực phẩm giàu chất béo dẫn đến khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng.
Chính vì thế việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm giàu chất béo sẽ gây hại cho dạ dày, ức chế các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Từ đó khiến tình trạng viêm sưng, đau họng và nhiều triệu chứng khó chịu khác của bệnh viêm họng hạt gia tăng mức độ nghiêm trọng.
Hơn thế, niêm mạc họng có thể bị kích ứng dẫn đến đỏ ửng và sung huyết khi bạn duy trì chế độ ăn uống giàu chất béo. Đồng thời làm tăng mức độ nghiêm trọng của các tổn thương.
3. Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng có chứa nhiều hạt tiêu, bột ớt, cà ri, hạt nhục đậu khấu và đinh hương có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm họng hạt. Đồng thời khiến tình trạng viêm, đau rát, cổ họng sưng tấy, ngứa rát thường xuyên tái phát.
Chính vì thế để kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt, người bệnh càn tránh thêm những loại thực phẩm cay nóng vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên bạn có thể thêm gừng vào quá trình điều trị bệnh với liều dùng vừa phải.
Mặc dù gừng manh đặc tính ấm, vị cay nhưng loại thảo dược thiên nhiên này có khả năng làm ấm cổ họng, sát khuẩn và kháng viêm mạnh. Đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi khoang miệng, giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng hạt.
4. Thực phẩm thô
Những loại thực phẩm khô và có kết cấu thô như các loại rau củ chưa được nấu chín, bánh mì nướng khô… không được khuyến cáo sử dụng trong quá trình điều trị viêm họng hạt. Bởi những loại thực phẩm này có khả năng tác động và làm trầy xước niêm mạc vòm họng. Đồng thời khiến tổn thương lan rộng, triệu chứng đau rát cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì thế, thay vì sử dụng những loại thực phẩm khô và có kết cấu thô, bạn nên lựa chọn và sử dụng những loại thực phẩm mềm, thức ăn lỏng, dễ nuốt như súp, canh, trứng, thịt hầm, sữa chua, cháo, sinh tố… để làm dịu niêm mạc họng, giảm đau rát, viêm sưng, không tác động đến những tổn thương và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
5. Các loại thực phẩm và đồ uống lạnh
Trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt, người bệnh không nên sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống lạnh. Cụ thể như kem, thức ăn đông lạnh, nước đá lạnh… Bởi những loại thực phẩm và thức uống lạnh có thể làm tăng kích ứng niêm mạc họng, khiến bệnh viêm họng hạt và các triệu chứng đi kèm trở nên nghiêm trọng hơn.
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt, tốt nhất bạn nên uống nhiều nước khoáng thông thường, nước ấm, nước ép trái cây nhưng không thêm đá hoặc ướp lạnh trước khi sử dụng.
6. Thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường
Những loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường thường có hàm lượng arginine cao. Arginine được xác định là một trong những chất có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển.
Đặc biệt chất arginine khi được đưa vào cơ thể còn khiến cho cổ họng tiết ra nhiều dịch nhầy và làm nặng hơn tình trạng ứ đờm trong cổ họng. Một số loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường mà bạn nên hạn chế sử dụng gồm socola, bánh quy, kẹo ngọt, đậu phộng…
Tham khảo thêm: Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? [Nha Sĩ Giải Đáp]
7. Thực phẩm và thức uống chứa cồn, chất kích thích
Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh viêm họng họng cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa cồn, các loại rượu bia, cà phê. Bên cạnh đó bạn cần ngưng sử dụng thuốc lá.
Bởi thức ăn, thức uống chứa cồn và chất kích thích đều là những loại thực phẩm, đồ uống có khả năng làm suy giảm hệ thống miễn dịch, sức khỏe tổng thể. Đồng thời kích ứng niêm mạc họng, làm nặng hơn tình trạng viêm sưng và đau rát cổ họng.
Do đó người bị viêm họng hạt nên loại bỏ những loại thực phẩm, thức uống chứa cồn và chất kích thích. Thay vào đó bạn nên sử dụng các loại trà thảo mộc, nước ấm…
Viêm họng hạt nên ăn bổ sung gì nhanh khỏi?
Bên cạnh vấn đề “Người bị viêm họng hạt nên kiêng gì?” người bệnh cũng cần chú ý, thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm phù hợp với thể trạng, giàu chất dinh dưỡng.
Bởi việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Đồng thời giúp kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt phát triển theo chiều hướng xấu.
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Những người bị viêm họng hạt nên thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Bởi việc tăng cường bổ sung vitamin sẽ giúp bạn cải thiện tốt chức năng của hệ miễn dịch. Đồng thời nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Từ đó giúp phòng ngừa quá trình xâm nhập của các loại vi khuẩn và virus gây viêm.
Ngoài ra việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C còn giúp bạn cải thiện tình trạng viêm sưng, giảm ngứa ngáy và đau rát cổ họng. Người bị viêm họng hạt nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C sau:
- Đu đủ
- Cải xoăn
- Ớt chuông xanh
- Ớt
- Ớt chuông đỏ
- Cải xanh
- Dâu tây
- Súp lơ
- Quả kiwi
- Xoài
- Bắp cải Brussel…
2. Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng mà người bị viêm họng hạt nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Bởi việc tăng cường bổ sung loại khoáng chất này sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đảm bảo các hoạt động của cơ thể.
Bên cạnh đó việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu kẽm còn giúp người bệnh kháng virus, phòng ngừa sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây hại. Đồng thời phòng ngừa phát sinh phản ứng viêm và cải thiện tốt tình trạng đau rát cổ họng.
Những loại thực phẩm giàu kẽm người bị viêm họng hạt nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng gồm:
- Thịt gà
- Các loại hạt
- Hạnh nhân
- Tôm cua
- Mầm lúa mì
- Thịt lợn
- Đậu
- Sữa chua…
3. Thực phẩm mang tính mát, có tác dụng cấp ẩm, bôi trơn
Bệnh viêm họng hạt khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác nóng rát tại cổ họng, thiếu độ ẩm và ngứa ngáy khó chịu. Để cải thiện tình trạng này người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm mang tính mát, có tác dụng cấp ẩm, bôi trơn.
Việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm mang tính mát, có tác dụng bôi trơn và cấp ẩm sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn làm dịu nhanh cảm giác nóng rát cổ họng, làm trơn, giảm đau khi nuốt thức ăn. Đồng thời cấp ẩm cổ họng và giúp cải thiện cơn đau, cảm giác ngứa ngáy.
Ngoài ra việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm mang tính mát còn giúp bạn thanh nhiệt, giải độc cơ thể và hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa. Thực phẩm mang tính mát, có tác dụng cấp ẩm, bôi trơn gồm:
- Nha đam
- Rau sâm
- Rau đay
- Rau mồng tơi
- Bầu, bí
- Mướp
- Rau má…
Tham khảo thêm: Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc tây có tốt không?
4. Thực phẩm mềm, dễ nuốt
Những người bị viêm họng hạt nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, canh, súp. Bởi việc thêm những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng kích ứng niêm mạc họng, hạn chế thức ăn ma sát vào những tổn thương. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, giảm viêm, cổ họng bị sưng và cải thiện tình trạng nuốt vướng, nuốt đau.
Những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt gồm:
- Cháo thịt bằm, trứng
- Súp
- Canh rau củ
- Bột yến mạch
- Súp bí đỏ
- Khoai tây…
5. Các món luộc
Thay vì sử dụng đồ nướng hay các loại thức ăn rán, chiên xào nhiều dầu mỡ, bệnh nhân bị viêm họng hạt nên sử dụng các món luộc.
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, ban có thể sử dụng tất cả các loại rau củ luộc như cải xanh, cà chua, đậu bắp, bí đỏ, súp lơ, khoai tây… Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thịt luộc và những món ăn mềm như ngũ cốc, bột yến mạch…
Trên đây đều là những loại thực phẩm có khả năng bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời không gây kích ứng niêm mạc họng.
6. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và vitamin. Việc bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện sức đề kháng hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể và đảm bảo các hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp kháng viêm, kích thích hệ tiêu hóa, người bệnh ăn ngon hơn.
Bên cạnh đó sữa chua còn là một loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, mang tính mát, trơn, có tác dụng hạn chế những kích thích xảy ra ở thành họng, làm dịu cổ họng, giảm đau và viêm sưng.
Để sử dụng sữa chua hiệu quả, bạn cần ăn loại thực phẩm này giữa hai bữa ăn chính. Không nên ăn sữa chua trong lúc quá no hoặc quá đói. Đặc biệt không sử dụng đồng thời với các loại thuốc kháng sinh vì điều này có thể làm mất tác dụng của thuốc.
7. Trứng và thức ăn chứa trứng
Trứng là một loại thực phẩm giàu protein. Chính vì thế việc thường xuyên thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp người bị viêm họng hạt tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh.
Trứng luộc là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị viêm họng hạt. Bởi loại thực phẩm này mềm, dễ nuốt, không ma sát mạnh vào khu vực bị tổn thương, phòng ngừa cơn đau cổ họng phát sinh.
Bệnh nhân bị viêm họng hạt cần lưu ý hạn chế ăn trứng chiên. Vì trứng chiên chứa nhiều dầu mỡ, có thể tác động và gây kích ứng niêm mạc họng.
8. Bạc hà
Lá bạc hà chứa nhiều hoạt chất có khả năng tiêu đờm, giảm viêm, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, chống ho và thông niêm mạc. Ngoài ra việc sử dụng loại thực phẩm này còn giúp bạn làm co mạch, giảm sổ mũi, nghẹt mũi.
Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm họng hạt cần lưu ý không sử dụng lá bạc hà cho những trường hợp có cổ họng sưng đau đỏ rát nghiêm trọng.
9. Mật ong nguyên chất
Mật ong nguyên chất được xác định là một loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa. Nhờ chứa nhiều thành phần quan trọng, mật ong có tác dụng cải thiện tình trạng viêm sưng, làm dịu niêm mạc họng, giảm đau rát.
Ngoài ra mật ong nguyên chất còn có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tổng thể và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt.
Mỗi ngày người bệnh có thể hòa tan 10ml mật ong cùng với nước ấm để uống. Có thể kết hợp với gừng và nước cốt chanh tươi để nâng cao hiệu quả kháng viêm và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm: Chữa viêm họng hạt bằng gừng liệu có hiệu quả?
10. Nghệ tươi và thực phẩm chứa nghệ
Nghệ tươi giàu hoạt chất chống viêm và chất chống oxy hóa, có tác dụng se khít vết thương hở, làm dịu niêm mạc, giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Ngoài ra loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm mạnh, giảm dịch tiết hô hấp, lưu thông xoang và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Chính vì thế, người bị viêm họng hạt nên thêm nghệ tươi vào chế độ ăn uống mỗi ngày bằng cách sử dụng kết hợp với những loại thực phẩm khác, hoặc hòa tan bột nghệ với nước ấm / sữa tươi ấm để uống mỗi ngày.
11. Gừng và những món ăn chứa gừng
Gừng là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có khả năng làm giảm đau rát cổ họng hiệu quả. Đồng thời sát khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh và cải thiện viêm sưng vùng hầu họng.
Ngoài ra các hoạt chất trong gừng còn có khả năng kích thích quá trình tuần hoàn máu, giúp tiêu đờm, thông xoang, hỗ trợ làm lành tổn thương và cải thiện nhiều triệu chứng do bệnh viêm họng hạt gây ra.
Chính vì thế, khi bị viêm họng hạt, bạn có thể chế biến gừng cùng với một số loại thực phẩm dinh dưỡng khác như thịt gà, thịt vịt, thịt bê, thị dê… Ngoài ra vào mỗi buổi sáng bạn có thể uống một tách trà gừng mật ong chanh ấm để giảm viêm và cải thiện tình trạng đau rát cổ họng.
12. Tỏi và những món ăn chứa tỏi
Hoạt chất allicin trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên. Hoạt chất này có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại, diệt khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và làm sạch cổ họng.
Ngoài ra tỏi còn thuộc nhóm thực phẩm có khả năng làm dịu niêm mạc họng, giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Do đó khi bị viêm họng hạt, người bệnh có thể sử dụng các món ăn có chứa tỏi để cải thiện các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
13. Một số loại thực phẩm khác tốt cho người bị viêm họng hạt
Ngoài những loại thực phẩm có khả năng giảm đau và kháng viêm nêu trên, bệnh nhân bị viêm họng hạt có thể tăng cường bổ sung những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây để cải thiện triệu chứng. Gồm:
- Nước ép lựu: Theo kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu, quả lựu chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và các hoạt chất kháng khuẩn. Chính vì thế việc thêm nước ép lựu vào quá trình điều trị viêm họng hạt sẽ giúp bạn làm se niêm mạc họng, xoa dịu tổn thương, giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng đau.
- Bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều dưỡng chất rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Bao gồm magie, chất sắt, mangan… Những dưỡng chất này khi được dung nạp sẽ giúp bạn cải thiện sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể. Đồng thời giúp giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm xảy ra ở thành họng.
- Nước hầm xương: Nước hầm xương rất giàu canxi, protein, vitamin, có tác dụng nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Ngoài ra thực phẩm này còn giúp bạn kích thích vị giác, giảm đau họng, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
- Cà rốt: Người bị viêm họng hạt nên ăn cà rốt đã nấu chín hoặc uống nước ép cà rốt. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương tại vùng họng. Ngoài ra việc tăng cường bổ sung những dưỡng chất trong cà rốt vào chế độ ăn uống còn giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh lý, nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên lạm dụng cà rốt, chỉ nên ăn 3 lần/tuần với lượng vừa đủ.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin xoay quanh vấn đề “Viêm họng hạt nên kiêng gì, ăn bổ sung gì nhanh khỏi?”. Từ những thông tin này, hi vọng người bệnh có thể xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó giúp kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm họng hạt.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!