Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không? Cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nấm âm đạo khi mang thai có thể gây ra những triệu chứng khó chịu cho thai phụ. Bên cạnh đó, nếu không sớm điều trị, tình trạng viêm nhiễm này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, gây viêm nhiễm cho trẻ sơ sinh khi chào đời. Do đó, chị em nên tìm hiểu và có biện pháp điều trị an toàn, phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không?
Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không?

Nấm âm đạo khi mang thai là gì? Nguyên nhân hình thành

Nấm âm đạo là một trong những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp. Có tới 75% phụ nữ sẽ mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân thường là do sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo giữa axit và nấm men gây ra.

Nấm âm đạo có thể xuất hiện cả với phụ nữ mang thai. Cơ thể phụ nữ lúc này có những thay đổi bất thường về nội tiết, hormone, tạo điều kiện cho nấm có cơ hội sản sinh, phát triển. Nấm âm đạo khi mang thai theo ghi nhận được hình thành phổ biến là do sự tăng cao quá mức estrogen trong thai kỳ gây ra. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:

  • Sự tăng trưởng quá mức của nấm candida – một loại nấm sinh sôi bên trong âm đạo, trên da. Khi mang thai, gặp điều kiện thuận lợi nấm có thể sinh sinh trên diện rộng, gây nên hiện tượng nhiễm nấm.
  • Sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm trên cơ thể bùng phát, đặc biệt là giai đoạn mang thai, độ pH âm đạo mất cân bằng, tính kiềm trội hơn tính axit. Đây là môi trường thuận lợi để các hại khuẩn tấn công, nhất là đối với trường hợp thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm khi mang thai.
  • Dịch tiết âm đạo tăng cao, khiến vùng kín thai phụ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này khiến cho nấm sinh sôi với số lượng lớn, gây ra các triệu chứng khó chịu cho phụ nữ mang thai.
  • Nhiễm nấm do hệ miễn dịch yếu, dùng steroid hoặc đã trải qua hóa trị khi mang thai có thể bị nấm xâm nhập, gây hại.

Xem thêm: Nhiễm nấm Candida âm đạo gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Triệu chứng nấm âm đạo khi mang thai

Tương tự như các trường hợp nhiễm nấm âm đạo bình thường, phụ nữ mang thai bị nấm âm đạo sẽ có những biểu hiện sau:

  • Âm đạo tiết nhiều dịch trắng đục: Khi mang thai, âm đạo phụ nữ sẽ tiết ra khí hư có màu sắc, tính chất đôi khi khác với giai đoạn bình thường. Trong trường hợp bị nấm âm đạo, dịch tiết ra nhiều hơn, kèm theo đó là màu trắng đục, đôi khi quan sát bên trong âm đạo có mảng trắng bất thường, không có mùi hôi nhưng gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Ngứa vùng kín: Khí hư tiết ra nhiều hơn với màu sắc lạ, bên cạnh đó còn gây ngứa ngáy dữ dội. Triệu chứng này là biểu hiện điển hình, hầu như ai khi nhiễm nấm phụ khoa đều trải qua cảm giác này. Cơn ngứa có thể dữ dội hơn vào ban đêm hoặc khi khí hư tiết ra ồ ạt, ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe của thai phụ.
  • Châm chích, nóng ran âm đạo: Thai phụ có biểu hiện khó chịu ở âm đạo, ngứa ngáy kèm theo cảm giác đau rát, châm chích nhẹ bên trong. Một số trường hợp nhận thấy âm đạo bị sưng đỏ môi âm hộ, âm đạo, tiểu bị rát nhẹ.
    Triệu chứng nấm âm đạo khi mang thai
    Thai phụ bị ngứa ngáy vùng kín, ra nhiều khí hư bất thường

Đây là những biểu hiện đặc trưng khi bị nhiễm nấm âm đạo. Nếu bạn nhận thấy vùng kín có biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động liên hệ bác sĩ sản – phụ khoa để được tư vấn điều trị, tránh lâu ngày gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không? Có ảnh hưởng thai nhi không?

Nhiều phụ nữ khi bị nấm âm đạo lo sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, theo chuyên gia, nấm âm đạo không tác động đến trẻ, thường chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu, bất tiện cho mẹ bầu khi mang thai, không gây nguy hiểm cho hai mẹ con.

Tuy nhiên trường hợp nhiễm nấm không được kiểm soát, khi chuyển dạ sinh con theo ngả âm đạo có thể lây nấm men sang mắt, mũi miệng của trẻ. Để tránh tình trạng này, thường bác sĩ sẽ khuyên các thai phụ bị nấm âm đạo vào tam cá nguyệt cuối sinh mổ để bảo vệ an toàn cho con.

Mặc dù trên thực tế, nấm âm đạo không ảnh hưởng cho thai nhi trong thai kỳ, tuy nhiên lại gây ra không ít tác động tiêu cực cho sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có triệu chứng nhiễm nấm hoặc điều trị hoài không có dấu hiệu thuyên giảm, phụ nữ nên điều trị dứt điểm bệnh trước khi sinh con.

Phương pháp điều trị an toàn nấm âm đạo khi mang thai

Nấm âm đạo khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp, nhiều chị em phụ nữ đang đối mặt với tình trạng này. Bởi giai đoạn mang thai là thời kỳ khá nhạy cảm của phụ nữ. Chị em nên chú ý những thay đổi của cơ thể, dù là biểu hiện bất thường nhỏ nhất để kịp thời điều trị tránh ảnh hưởng sức khỏe về sau của thai phụ và thai nhi.

Để điều trị bệnh được hiệu quả, chị em nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa và nhận tư vấn điều trị. Thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số hướng khắc phục tình trạng nấm âm đạo khi mang thai như sau:

Điều trị bằng thuốc tây y

Sử dụng thuốc tây trong thời gian mang thai là điều nhạy cảm, không được khuyến khích. Cách thành phần có trong thuốc tân dược có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó bác sĩ luôn hạn chế cho thai phụ sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Trường hợp nấm âm đạo khi mang thai thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi hay thuốc đặt, không sử dụng thuốc uống. Bởi, thuốc uống đi vào cơ thể người mẹ có thể trực tiếp ảnh hưởng đến gan và sức khỏe của thai nhi.

Phương pháp điều trị an toàn nấm âm đạo khi mang thai
Sử dụng thuốc điều trị nấm âm đạo khi mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Thuốc bôi và thuốc đặt có tác dụng tại chỗ, ít gây tác động hơn. Loại kem bôi trị nấm cho phụ nữ mang thai thường chứa chất clotrimazole, nystatin,…được đánh giá là an toàn cho thai phụ. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý mua và sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên

Trị nấm âm đạo hoặc viêm nhiễm phụ khoa khác bằng thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính cho bà bầu. Bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa sau:

  • Sử dụng rau thì là: Thì là có chứa chất chống nấm tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu do nấm âm đạo gây ra. Mỗi ngày, chỉ cần pha cho mẹ bầu một lu nước bột thì là với sữa ấm, uống đến khi nhận thấy tình trạng viêm nhiễm cải thiện.
  • Dùng lá trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Do đó, sử dụng lá trà xanh chữa viêm phụ khoa, nấm âm đạo khi mang thai là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn sử dụng một nắm lá trà, ngâm rửa nhiều lần cho thật sạch, sau đó nấu với nước đến khi sôi, để cho nước còn âm ấm thì dùng rửa vùng kín để giảm ngứa ngáy.
  • Sử dụng muối: Muối có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Sử dụng nước muối pha loãng vệ sinh vùng kín là biện pháp giúp làm dịu cơn ngứa, tiêu diệt hại khuẩn ở bên ngoài âm đạo. Mẹ bầu chỉ nên vệ sinh bên ngoài, không thụt rửa sâu vào bên trong khiến vùng kín bị tổn thương. Bên cạnh đó, tránh lạm dụng cách rửa này để hạn chế tình trạng khô rát vùng kín.
  • Dùng nước ép rau: Một số loại rau như mùi tây, rau xanh hoặc gừng, tỏi…đều là những nguyên liệu thiên nhiên giúp giảm đau, giảm ngứa do nấm âm đạo gây ra. Mỗi ngày bạn có thể uống 2 lần nước ép rau để cải thiện đề kháng, loại bỏ hại khuẩn trong âm đạo.
    Phương pháp điều trị an toàn nấm âm đạo khi mang thai
    Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên điều trị nấm âm đạo là phương án an toàn cho mẹ bầu

Phương pháp dân gian giúp đẩy lùi triệu chứng nấm âm đạo cho bà bầu an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ chậm hơn các thuốc tân dược. Do đó mẹ bầu nên kiên trì áp dụng, kết hợp thăm khám y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe, can thiệp điều trị chuyên sâu hơn khi cần thiết.

Xem thêm: Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Điều trị bằng đông y

Điều trị nấm âm đạo khi mang thai bằng thuốc đông y cũng là hướng điều trị được nhiều người lựa chọn. Đông y sẽ đi từ điều trị nguyên căn gây bệnh đến triệu chứng, điều trị dứt điểm bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Các vị thuốc đông y đa phần đều là dược liệu từ thiên nhiên, độ lành tính cao, phù hợp cho mọi đối tượng phụ nữ. Khi bị nấm, chị em có thể tìm đến các cơ sở thăm khám đông y uy tín để điều trị. Thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi người để kê thang thuốc phù hợp.

Mẹ bầu nên kiên trì áp dụng để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được tùy tiện kết hợp thuốc đông y với thuốc tân dược khi chưa được bác sĩ hay thầy thuốc hướng dẫn. Tránh tình trạng các loại thuốc gây tương tác nguy hại sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai

Nguyên nhân gây nấm âm đạo ở mỗi phụ nữ có thể sẽ khác nhau. Phần lớn là do môi trường âm đạo bị mất cân bằng, tăng trưởng hormone không phù hợp tạo điều kiện để nấm candida sinh sôi phát triển. Để phòng ngừa, bạn nên lưu ý một số vấn đề:

  • Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu, ưu tiên loại có thành phần thiên nhiên, tránh các loại hóa chất độc hại. Không thụt rửa vào bên trong âm đạo.
  • Chọn quần lót thấm hút tốt, không mặc đồ bó sát, ngày nên thay quần lót 2 lần, giặt và phơi đồ nơi có ánh nắng mặt trời để diệt sạch vi khuẩn.
  • Hạn chế dùng các sản phẩm xịt thơm vùng kín chứa hương liệu không phù hợp với mẹ bầu. Khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, tránh vi khuẩn hậu môn lan sang khu vực “cô bé” gây nên tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm cho mẹ bầu.
    Phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo khi mang thai
    Bà bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, ăn sữa chua để tăng men vi sinh, tăng đề kháng cho cơ thể. Ăn rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước để thai kỳ được khỏe mạnh hơn. Khẩu phần ăn phù hợp có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Tập luyện thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp tuần hoàn trong cơ thể tốt hơn.
  • Thăm khám thai định kỳ, thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, phòng ngừa các rủi ro gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên khi chào đời theo đường âm đạo, việc cơ quan này bị viêm nhiễm có thể lan sang cơ thể trẻ. Do đó, khi bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, nên thăm khám và điều trị sớm, hạn chế các nguy cơ không mong muốn đối với sức khỏe của bản thân và em bé.

Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị mang thai nên nắm rõ 20 điều này

Chuẩn bị mang thai – 20 điều mẹ cần nắm rõ

Chuẩn bị mang thai là giai đoạn quan trọng để khi bước vào thai kỳ phụ nữ không quá bỡ ngỡ và lo lắng. Bên cạnh đó, không chỉ riêng...

Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai? Có nguy hiểm?

Bị đau bụng dưới khi mang thai thường xảy ra và đau dai dẳng từ cuối tam cá nguyệt thứ...

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? 10 loại tốt nhất

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? Đây là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm....

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai hay bị gì?

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai hay bị gì?

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai không? là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ...

Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Việc lần đầu tiên mang thai đối với người phụ nữ ngoài niềm vui, hạnh phúc thì còn rất nhiều...

Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Bao lâu thì lớn?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Có thay đổi kích thước nhiều không? Đây là thắc mắc được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *