Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Rửa lá trầu không khi mang thai là một trong những mẹo chữa dân gian giúp thai phụ giảm viêm ngứa vùng kín. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ thắc mắc liệu cách làm này có thật sự an toàn và hiệu quả không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các vấn đề liên quan đến thắc mắc này.

Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?
Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Công dụng của lá trầu không đối với vấn đề phụ khoa của phụ nữ

Viêm nhiễm phụ khoa là một trong những tình trạng mà phụ nữ có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây viêm nhiễm có thể bắt nguồn từ yếu tố bên trong hoặc những tác động bên ngoài như vi khuẩn, nấm ngứa, trùng roi,…xâm nhập.

Để điều trị, phụ nữ có thể can thiệp bằng các thuốc tân dược theo đơn của bác sĩ phù hợp với bệnh lý đang gặp phải. Trường hợp viêm nhiễm nhẹ, để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây, nhiều người đã lựa chọn đến các mẹo chữa dân gian để điều trị.

Trong đó, sử dụng lá trầu không là phương pháp phổ biến. Bởi, trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng tốt. Do đó, xông hơi hay ngâm rửa vùng kín với lá trầu không trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em khi nhận thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường, điển hình như tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Theo y học cổ truyền, lá trầu có tính ấm, vị cay nồng tự nhiên, góp phần đẩy lùi các triệu chứng do viêm nhiễm phụ khoa gây ra. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng ghi nhận những công dụng tuyệt vời của lá trầu đối với vấn đề này. Theo nghiên cứu, trong lá trầu có chứa lượng lớn vitamin, chất xơ, protein, chất béo, đường, tinh dầu,…giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm ngứa.

Công dụng của lá trầu không đối với vấn đề phụ khoa của phụ nữ
Công dụng của lá trầu không đối với vấn đề phụ khoa của phụ nữ

Do những công dụng nổi bật kể trên, từ xa xưa, ông bà ta đã tận dụng loại lá cây tự nhiên này để hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm phụ khoa nhẹ gây ra. Đồng thời, lá trầu còn giúp cải thiện nhiều vấn đề khác như viêm da, ngứa da hoặc thúc đẩy phục hồi các tổn thương trên da hiệu quả.

Tham khảo thêm: Cách vệ sinh vùng kín bằng nước muối – Sạch mỗi ngày

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín

Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phụ nữ mang thai thường gặp phải vấn đề này. Bởi, cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ trải qua nhiều sự thay đổi về nội tiết. Đồng thời, sức đề kháng trở nên yếu hơn dễ dàng bị hại khuẩn, nấm ngứa tấn công bất cứ lúc nào, nhất là chị em không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Bên cạnh đó, khi mang thai, khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Điều này làm cho vùng kín chị em luôn trong trạng thái ẩm ướt, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Khí hư ở trạng thái bình thường sẽ có màu sắc và tính chất như lòng trắng trứng gà, không mùi hôi hay gây ngứa ngáy cho phụ nữ.

Tuy nhiên, khi bị hại khuẩn xâm nhập, khí hư sẽ thay đổi màu sắc, kèm theo mùi lạ và khiến vùng kín xuất hiện các cơn ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này ngày càng phổ biến ở phụ nữ đang mang thai.

Mặc dù viêm nhiễm phụ khoa nhẹ không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Tuy nhiên nếu quá trình chuyển dạ sinh con được tiến hành ở ngã âm đạo có thể khiến trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn, nấm từ người mẹ lên cơ thể, nhất là khu vực mắt, mũi, miệng. Do đó, chị em không nên chủ quan khi thấy vùng kín ra nhiều khí hư, ngứa rát,…

Mẹ bầu nên thăm khám để nhận diện vấn đề đang gặp phải. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể để tư vấn hướng điều trị an toàn và phù hợp nhất. Bên cạnh điều trị bằng thuốc tân dược, một số trường hợp viêm nhiễm phụ khoa nhẹ khi mang thai có thể áp dụng mẹo dân gian để điều trị.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín

Trong đó, sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín là biện pháp được nhiều người quan tâm, áp dụng. Vậy, liệu phương pháp này có hiệu quả và thật sự an toàn cho mẹ bầu và thai nhi không?

Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Giải đáp vấn đề: “Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?”, các chuyên gia cho rằng mẹo chữa này an toàn cho bà bầu, bởi lá thảo dược thiên nhiên có độ lành tính cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng mẹo chữa này.

Bởi, việc sử dụng phương pháp truyền dân gian còn dựa trên cơ địa của từng người mà kết quả điều trị sẽ khác nhau. Một số chị em khi áp dụng cách thức này thấy tình trạng viêm nhiễm phụ khoa giảm dần. Thế nhưng một số trường hợp càng áp dụng thì tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ở phụ nữ mang thai, việc điều trị phụ khoa còn phụ thuộc vào thể trạng, tình hình viêm nhiễm cũng như số tháng của thai nhi trong bụng. Nếu viêm nhiễm nhẹ có thể áp dụng rửa lá trầu không nhưng phải đảm bảo thai phụ không bị dị ứng với thành phần trong lá trầu, đồng thời thực hiện dưới sự giám sát của người có kinh nghiệm.

Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?
Lá trầu không an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng nên sử dụng đúng cách, đúng bệnh

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, nếu thai phụ nhận thấy vùng kín có biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ xử lý. Nếu tình trạng nhẹ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng biện pháp rửa lá trầu không khi mang thai.

Xem thêm: Bị viêm phụ khoa khi mang thai nên làm gì?

Cách rửa vùng kín bằng lá trầu không khi mang thai

Việc sử dụng lá trầu không cho bà bầu mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đơn giản cho mẹ bầu tại nhà.

  • Cách 1: Hái một nắm lá trầu không tươi, không sâu hay héo úa. Sau đó ngâm rửa lá trầu không qua nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước sạch để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn. Tiếp đến bạn vò nát lá trầu hoặc dùng cối sạch giã nhuyễn, chắt lấy nước. Pha vào nước cốt lá trầu không nước ấm cho dung dịch loãng. Dùng dung dịch này rửa nhẹ bên ngoài vùng kín, sau đó rửa lại với nước ấm, dùng khăn mềm thấm khô.
  • Cách 2: Rửa sạch lá trầu tương tự như cách thứ nhất. Sau đó cho vào nồi đun với một ít muối. Đến khi nước sôi thì đổ ra chậu, đợi nước nguội bớt thì tiến hành xông hơi vùng kín. Chuẩn bị một chiếc ghế chắc chắn có khoét lỗ ở dưới để xông an toàn hơn cho mẹ bầu.

Trên đây là hai cách cơ bản mà nhiều người áp dụng khi sử dụng lá trầu xông rửa vùng kín. Phụ nữ mang thai có thể áp dụng, tuy nhiên trước khi thực hiện cần nhận diện vấn đề viêm nhiễm đang gặp phải. Đồng thời tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo chữa đúng phương pháp, đúng bệnh.

Một số lưu ý khi rửa lá trầu không khi mang thai

Áp dụng cách rửa lá trầu không khi mang thai cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Chọn lựa lá trầu không không nhiễm phải chất hóa học như phân thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…Chọn loại lá tươi, không bị héo úa, dập nát, sâu bọ.
  • Rửa sạch lá trầu không trước khi nấu nước rửa vùng kín. Ngâm lá trầu với nước muối pha loãng 10-15 phút để diệt vi khuẩn, nấm bám trên lá trầu.
  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, nên dùng lá trầu không rửa bên ngoài hoặc xông hơi. Tuyệt đối không dùng nước lá trầu không thụt rửa bên trong âm đạo khi mang thai và kể cả phụ nữ không mang thai.
  • Không nên ngâm vùng kín trong nước trầu không quá lâu khiến cho vi khuẩn có điều kiện di chuyển ngược, xâm nhập vào sâu bên trong dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
    Một số lưu ý khi rửa lá trầu không khi mang thai
    Vệ sinh vùng kín, cơ thể sạch sẽ khi mang thai hạn chế viêm nhiễm
  • Không nên lạm dụng phương pháp này, thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần. Bởi rửa nhiều lá trầu không có thể khiến vùng kín phụ nữ trở nên khô hơn, phản tác dụng điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Áp dụng một thời gian không nhận thấy vùng kín giảm ngứa hay viêm nhiễm nên thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.
  • Thăm khám thai theo lịch của bác sĩ. Kết hợp chăm sóc sức khỏe từ chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề: “Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?”. Việc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là tình trạng thường gặp, tuy nhiên cần khắc phục sớm nhất có thể. Bởi nếu không kiểm soát, viêm nhiễm lan rộng có thể gây ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi. Áp dụng mẹo chữa với lá trầu không có thể mang lại hiệu quả cho tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Trường hợp nặng hơn nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Mang thai ngoài ý muốn - Tư vấn cách xử lý, nên làm

Mang thai ngoài ý muốn – Tư vấn cách xử lý, nên làm

Hiện nay có rất nhiều biện pháp phòng tránh thai, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Mỗi cặp vợ chồng, người yêu sẽ có...
Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? 10 loại tốt nhất

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? Đây là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm....

26+ dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu

Những dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu của thai kỳ có thể giúp nữ giới...

Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Bao lâu thì lớn?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Có thay đổi kích thước nhiều không? Đây là thắc mắc được...

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không? Cách trị

Nấm âm đạo khi mang thai có thể gây ra những triệu chứng khó chịu cho thai phụ. Bên cạnh...

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Đây là câu hỏi được nhiều chị em phụ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *