Nhiễm nấm Candida âm đạo gây bệnh gì? Cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhiễm nấm Candida âm đạo gây ra các triệu chứng ngứa, tiết nhiều khí hư, đau rát khi quan hệ,…cho chị em phụ nữ. Đây là tình trạng thường gặp, đặc biệt phổ biến ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được chữa trị, nhiễm trùng nấm men có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Nhiễm nấm Candida âm đạo là gì?

Nhiễm nấm Candida âm đạo hay còn được gọi với cái tên là nhiễm trùng nấm men. Tình trạng này khá phổ biến, nhất là ở nữ giới đã có quan hệ tình dục hoặc trải qua sinh nở. Nấm Candida có kích thước nhỏ, không thể quan sát bằng mắt thường. Qua kính hiển vi nhận biết chúng có hình tròn hoặc bầu dục. Nơi lưu trú thường là âm đạo phụ nữ, sống dưới dạng ký sinh.

Nhiễm nấm Candida âm đạo là gì?
Nhiễm nấm Candida âm đạo là gì?

Thông thống kê, tỷ lệ chị em phụ nữ nhiễm nấm âm đạo có đến 90%. Điều này cho thấy, trong cuộc đời phụ nữ sẽ có ít nhất một lần mắc phải tình trạng này. Nếu không được điều trị và chăm sóc tốt, khả năng tái nhiễm là khá cao. Nhiều trường hợp nhiễm trùng nấm men dai dẳng không thể chữa trị được dứt điểm.

Âm đạo bị nấm Candida xâm nhập gây nên tình trạng ngứa ngáy, dịch nhầy âm đạo tiết nhiều hơn, kèm theo đó là màu sắc bất thường và mùi hôi khó chịu,…Nấm Candida đa phần sẽ không nguy hại trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng nấm men có thể biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Trường hợp nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng huyết có thể gây nguy hại tính mạng.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo

Nhiễm nấm Candida âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thực chất, trong môi trường âm đạo của nữ giới cũng đã tồn tại sẵn loại nấm men này. Tuy nhiên chúng và các lợi khuẩn có mức độ phát triển cân bằng nên không gây hại. Thế nhưng, nếu có một vài yếu tố tác động, nấm Candida có cơ hội tăng sinh ảnh hưởng đến môi trường âm đạo như:

  • Tăng hormone estrogen: Sự tăng sinh estrogen trong thai thời kỳ mang thai hoặc thông qua việc sử dụng thuốc tránh thai quá liều làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nấm men âm đạo.
  • Bệnh đái tháo đường: Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị, kiểm soát đường huyết sẽ tạo điều kiện cho nấm men hoạt động, sinh sôi nhiều hơn.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Theo thống kê cho thấy, 30% phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo sau khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Suy yếu hệ miễn dịch: Sử dụng corticosteroid là một trong những yếu tố khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này nấm men có điều kiện tấn công, phát triển trong âm đạo gây hại.
  • Vệ sinh không đúng cách: Vấn đề vệ sinh vùng kín không sạch hoặc không đúng cách là nguyên nhân gây viêm nhiễm phổ biến ở nữ giới. Đặc biệt, việc lạm dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh hoặc thụt rửa sâu vào bên trong khiến cho âm đạo bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để hại khuẩn, nấm ngứa tấn công.

    Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo
    Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ gây mất cân bằng pH khiến nấm Candida có điều kiện sinh sôi
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng là yếu tố gây viêm nhiễm nấm men âm đạo nữ giới. Bởi, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, căng thẳng, stress kéo dài, quan hệ tình dục mạnh bạo,…sẽ làm mất cân bằng trong cơ thể, khiến nấm Candida phát triển mạnh.

Dấu hiệu nhiễm nấm Candida âm đạo

Nhiễm nấm Candida âm đạo là dạng phổ biến nhất, ngoài ra nấm Candida còn xuất hiện ở miệng, họng, thực quản,…Các dấu hiệu đặc trưng mà nữ giới khi nhiễm phải loại nấm này là:

  • Ra nhiều khí hư: Khí hư ra bất thường, nhiều, có màu trắng đục, đôi khi kèm theo mùi hôi tanh khó chịu là một trong những dấu hiệu báo cho chị em biết nguy cơ bản thân đang nhiễm phải nấm Candida âm đạo.
  • Âm đạo ngứa ngáy: Bình thường chị em có thể cảm thấy ngứa ngáy vùng kín khó chịu. Tuy nhiên, biểu hiện này càng rõ ràng hơn khi quan hệ tình dục. Không chỉ ngứa, âm đạo nữ giới còn kèm theo đau rát, gây cản trở trong đời sống vợ chồng. 
  • Âm đạo bất thường: Vùng kín, đặc biệt âm đạo có dấu hiệu sưng, xuất hiện các nốt ban đỏ.
  • Vùng kín nóng, rát: Dấu hiệu này càng rõ ràng mỗi khi chị em đi vệ sinh hoặc trong lúc giao hợp.

Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi vùng kín gặp vấn đề, đặc biệt là việc âm đạo bị nấm men tấn công. Đời sống của chị em phụ nữ không những bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mà còn có nguy cơ gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó, chị em nên thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị.

Nhiễm nấm Candida âm đạo có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, nấm Candida thực tế là một trong những loại nấm ký sinh sẵn trong cơ thể. Và, chúng chỉ phát triển gây hại khi có những tác động làm mất cân bằng hệ vi sinh. Những hệ lụy của việc nhiễm nấm Candida gây ra có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng đời sống: Nhiễm trùng nấm men ở âm đạo khiến chị em phụ nữ gặp khó khăn trong đời sống vợ chồng. Không những thế, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu còn giảm năng suất lao động.

    Nhiễm nấm Candida âm đạo có nguy hiểm không?
    Phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín do nấm Candida gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống và đời sống tình dục
  • Ảnh hưởng tâm lý: Cũng do tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khí hư ra nhiều làm chị em dễ nổi cáu, thiếu tự tin, nhất là trong quan hệ tình dục.
  • Lây lan viêm nhiễm: Trường hợp nhiễm nấm Candida âm đạo không được điều trị có thể khiến viêm nhiễm lây lan ra các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục nữ giới. Cụ thể là cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng làm tăng nguy cơ vô sinh.
  • Nhiễm trùng máu: Mặc dù tình trạng này không phổ biến. Tuy nhiên, khi nấm men phát triển không kiểm soát có thể gây nhiễm trùng máu nguy hiểm.

Do đó, khi chị em phụ nữ thấy những biểu hiện khác thường ở vùng kín như ngứa ngáy, ra nhiều khí hư,…cần chủ động thăm khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và có hướng giải quyết sớm. Tránh biến chứng xảy ra nguy hại cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Chẩn đoán nhiễm nhấm Candida âm đạo

Đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa, chị em sẽ được bác sĩ chẩn đoán thông qua tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng cùng với các xét nghiệm chuyên sâu khác. Các vấn đề xoay quanh:

  • Lịch sử phụ khoa trước đây (nếu có).
  • Thói quen quan hệ tình dục.
  • Biểu hiện bất thường ở vùng kín trong thời gian gần đây.
  • Đã hoặc có đang sử dụng thuốc điều trị nào hay không.

Sau đó, các bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu (dịch tiết âm đạo), xét nghiệm kiểm tra. Nếu có sự thay đổi độ pH từ 3,8 đến 4,6, đồng thời phát hiện tơ nấm hoặc tế bào tử nấm thì có thể chẩn đoán bệnh nhân nữ đang bị nhiễm nấm Candida âm đạo. Trường hợp bệnh phẩm chưa hiện rõ kết quả, bác sĩ sẽ nhỏ thêm giọt KOH 10%.

Cách điều trị tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo

Sau khi đã có được kết quả kiểm tra, chẩn đoán, người bệnh sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thông thường, để tiêu diệt nấm Candida trong âm đạo, biện pháp dùng thuốc là phổ biến nhất. Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Sử dụng thuốc tân dược trị nấm Candida

– Sử dụng thuốc đặt âm đạo:

Đặt thuốc vào âm đạo là một trong những biệt pháp diệt nấm hiệu quả nhất hiện nay. Biện pháp này có tác dụng điều trị tại chỗ, loại bỏ nấm Candida, ngăn chặn sự phát triển mất cân bằng của chúng bên trong âm đạo.

Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng như: Miko Penotran, Clomaz, Canesten, Gyno – pevaryl,…Trong thời gian điều trị, tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể khiến một số biện pháp tránh thai cơ học mất đi một phần tác dụng. Do đó, chị em nên lưu ý, tránh mang thai ngoài ý muốn.

Cách điều trị tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo
Đặt thuốc âm đạo diệt nấm Candida là cách điều trị phổ biến

Một vài vấn đề cần lưu ý khi đặt thuốc trị nấm âm đạo:

  • Không lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Thông thường, liều dùng của một lần đặt thuốc điều trị chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nếu sử dụng quá liều có thể gây nhờn thuốc, khó khăn trong điều trị khi bệnh tái phát.
  • Chú ý thao tác đặt thuốc. Nếu ở dạng viên nén nên ngâm thuốc trong nước vài giây để thuốc mềm, khi cho vào âm đạo không khiến niêm mạc bị tổn thương. Đặt thuốc tốt nhất trước khi đi ngủ, tư thế đặt nằm hoặc đứng gác chân lên bồn cầu. Nằm nghỉ sau khi đặt, tránh vận động có thể làm thuốc rơi ra ngoài.
  • Sau khi đặt thuốc phụ khoa, chị em có thể thấy một vài biểu hiện như nóng, rát nhẹ, ra bã thuốc, dịch hồng,…Nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để giữ vệ sinh cho “cô bé”.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời cũng tránh được viêm nhiễm trở nên nặng hơn hoặc lây lan bệnh tình dục không mong muốn.

– Sử dụng thuốc uống chữa nấm âm đạo:

Sử dụng thuốc uống thường được chỉ định cho trường hợp nấm phát triển mạnh và có nguy cơ lây nhiễm cho những cơ quan lân cận. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động, tiêu diệt nấm và chặn đứng quá trình sinh sôi của chúng trong âm đạo.

Một số loại thuốc uống như: Diflazon, flucomedil, pyme fucan,…Nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng để nhanh chóng chữa khỏi bệnh, giữ an toàn cho sức khỏe. Không nên tự ý mua và sử dụng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Mẹo dân gian chữa nấm Candida âm đạo

Ngoài sử dụng thuốc, chị em cũng có thể tham khảo một số cách trị nấm phụ khoa tại nhà dưới đây. Tuy nhiên, những mẹo chữa này chỉ phù hợp với trường hợp viêm nhiễm nhẹ, tình trạng nặng cần được kiểm tra và điều trị y tế.

– Sử dụng lá trầu không lau rửa vùng kín:

Lá trầu không chứa nhiều chất có tác dụng diệt nấm hiệu quả. Đặc biệt là hoạt chất chavicol trong lá trầu không sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa an toàn, nhanh chóng tại nhà. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Cách điều trị tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo
Chữa viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida bằng thảo dược thiên nhiên
  • Sử dụng 1 nấm lá trầu không tươi, rửa sạch sau đó đun với 2 lít nước.
  • Để nước sôi trong khoảng 10 phút, cho vào một ít muối biển, tắt bếp.
  • Sau khi nước nguội bớt hoặc bạn có thể pha với nước lạnh để nước trầu không còn âm ấm.
  • Tiến hành lau rửa vùng kín. Lưu ý không nên ngâm vùng kín trong nước thuốc. Mỗi tuần chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần, không nên lạm dụng quá nhiều lần.

– Giảm ngứa do nhiễm nấm Candida âm đạo bằng ngải cứu:

Ngải cứu cũng là một dược liệu thiên nhiên có công dụng hiệu quả trong giải quyết một số vấn đề thuộc vùng kín nữ giới. Và một trong số các tác dụng, không thể không nhắc đến công dụng diệt nấm, chống viêm của ngải cứu.

Trong loại thảo dược này có chứa chất flavonoid, acid amin choline, cùng với những dưỡng chất khác giúp bảo vệ vùng kín khỏi sự tấn công gây hại của nấm Candida, phục hồi những tổn thương an toàn, lành tính. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Sử dụng khoảng 20g ngải cứu khô, nấu với 300ml nước.
  • Để sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu, khi nước nguội bớt thì tiến hành xông vùng kín.
  • Sau khi xông sử dụng nước thuốc để lau rửa bên ngoài.
  • Biện pháp này có thể thực hiện mỗi ngày 1 lần. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.

Ngoài hai nguyên liệu này, chị em phụ nữ có thể thay thế bằng các thảo dược khác như trà xanh, lá lốt, húng quế, tỏi,…để giảm ngứa ngáy, tiêu diệt nấm men gây hại tại nhà. Tuy nhiên, lưu ý đây chỉ là biện pháp có tác dụng cải thiện tạm thời, phù hợp cho tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Trường hợp nặng cần kết hợp thăm khám phụ khoa để có biện pháp điều trị nhanh chóng và an toàn hơn.

Phòng ngừa nhiễm nấm Candida âm đạo

Chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để ngăn không cho nấm Candida có cơ hội phát triển, gây viêm nhiễm tổn hại “cô bé”. Chính vì thế, chị em phụ nữ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Phòng ngừa nhiễm nấm Candida âm đạo
Lựa chọn quần áo thoải mái, thoáng mát, giặt phơi nơi có ánh nắng mặt trời để phòng ngừa tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo
  • Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách bằng cách lựa chọn dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, có độ pH an toàn, không thụt rửa sâu vào bên trong làm ảnh hưởng đến âm đạo. 
  • Lựa chọn quần lót có chất liệu mềm, thấm hút tốt. Ngoài ra, không nên mặc quần áo bó sát khiến cho vùng kín bị hầm bí sẽ tạo điều kiện cho nấm ngứa gây hại. Giặt phơi quần áo nơi có ánh nắng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Thay băng vệ sinh mỗi 4 – 5 tiếng một lần, hạn chế vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm.
  • Có biện pháp phòng tránh thai an toàn, tốt nhất nên sử dụng bao cao su. không quan hệ mạnh bạo, chung thủy đời sống tình dục một vợ một chồng.
  • Nếu đang mắc bệnh đái tháo đường, nên thường xuyên kiểm tra và giữ lượng đường huyết ở mức ổn định.
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, uống nước có cồn, gas. Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế áp lực, căng thẳng trong thời gian dài ảnh hưởng đến cơ thể, suy giảm sức đề kháng khiến nấm Candida có cơ hội phát triển.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để nhận biết sớm những mối nguy hại có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản và có biện pháp điều trị cho phù hợp.

Nhiễm nấm Candida âm đạo là tình trạng khá phổ biến. Tuy không nguy hiểm như một vài bệnh lý phụ khoa khác. Nhưng nhiễm trùng nấm men khả năng tái phát khá cao, do đó chị em cần đặc biệt lưu ý. Khi thấy vùng kín có những dấu hiệu bất thường, nên đến kiểm tra y tế để nhanh chóng phát hiện nguy cơ tiềm ẩn và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa VIÊM PHỤ KHOA đã điều trị thành công cho hơn 10.786 phụ nữ. Đáng chú ý, hơn 80% bệnh nhân từng điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không khỏi
Công dụng của lá chè xanh đối với các bệnh phụ khoa

Lá chè xanh chữa khỏi bệnh phụ khoa, vệ sinh mỗi ngày

Dùng lá chè xanh chữa bệnh phụ khoa là mẹo dân gian được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng...

Khám Phụ Khoa Gồm Những Gì? Quy Trình Và Lưu Ý

Khám phụ khoa là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với phụ nữ, nên thực hiện theo định...

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách – Không lo viêm nhiễm

Vùng kín cần được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giảm ngứa...

Các bước đặt thuốc vào âm đạo trị bệnh phụ khoa

Đặt thuốc vào âm đạo điều trị các bệnh phụ khoa có thể mang đến hiệu quả kháng viêm tại...

Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ – Ngừa viêm

Sau khi "gần gũi" với bạn tình thì âm đạo thường bị giãn nở, sưng và trở nên nhạy cảm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.