Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất (1) có đáng lo?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất, đặc biệt là cảm giác đau bụng dưới âm ỉ thường không gây nguy hiểm. Đây chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường báo hiệu sự có mặt của thai kỳ. Tuy nhiên nếu cơn đau xảy ra kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác, thai phụ không nên chủ quan vì đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý hay các vấn đề về sức khỏe nguy hiểm.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất (1) có đáng lo?
Tìm hiểu đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất có đáng lo? Cách xử lý và các biện pháp giảm đau hiệu quả

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất có đáng lo?

Trong tháng đầu mang thai, hầu hết mẹ bầu đều cảm nhận được cảm giác đau âm ỉ hoặc đau râm râm ở vùng bụng dưới, cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn. Điều này khiến nhiều thai phụ lo lắng vì cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xảy ra và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Tuy nhiên trên thực tế tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Sự bất thường hay bình thường của dấu hiệu này còn phụ thuộc vào các dấu hiệu đi kèm và tính chất của cơn đau.

Chính vì thế, khi bị đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất thai phụ không cần phải quá lo lắng để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tổng theo. Thay vào đó bạn nên quan sát cơn đau, biểu hiện của cơ thể cùng với những dấu hiệu đi kèm.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất là bình thường

Theo các chuyên gia, thai phụ có thể bị đau bụng râm râm vào tháng đầu tiên của thai kỳ, cơn đau chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng dưới và đau là một dấu hiệu bình thường. Thông thường thai phụ bị đau bụng dưới khi mới mang thai là dấu hiệu thụ thai thành công thành công, cụ thể dấu hiệu này cho thấy thai đang làm tổ trong tử cung.

Vào những tuần đầu mang thai, cảm giác đau tức ở bụng dưới sẽ xuất hiện và rõ rệt hơn so với những tháng sau đó. Nguyên nhân là do trong thời gian này thai đang tìm cách bám vào tử cung, đồng thời khiến tử cung căng ra, kéo giãn và tạo cảm giác đau tức. Ngoài ra cơn đau bụng dưới cũng có thể xảy ra khiến nữ giới khó chịu do cơn ốm nghén gây ra.

Cảm giác đau tức ở bụng dưới khi mang thai thường kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày, mức độ nghiêm trọng của cơn đau không tăng lên mà chỉ giảm đi. Theo kết quả thống kê có 90% nữ giới mang thai xuất hiện cảm giác này trong thời gian trứng phát triển và đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung với mục đích làm tổ.

Khi bước vào những tháng sau cũng thai kỳ, thai phát triển và tăng kích thước, cơn đau ở vùng bụng dưới vẫn có thể xuất hiện. Tình trạng này xảy ra là do sự căng dây chằng và căng cơ, do thai nhi phát triển và phải nâng đỡ tử cung đang lớn dần.

Thông thường thai phụ sẽ có cảm giác đau ở bụng khi ngồi xổm, ho hoặc khi đứng dậy. Ngoài ra cơn đau cũng thường xảy ra vào tháng cuối trước khi sinh. Nguyên nhân là do trong thời gian này dịch vị tăng, thai phụ bị đầy bụng kèm theo cảm giác đau.

Đau bụng dưới khi mới mang thai là dấu hiệu thụ thai thành công thành công
Đau bụng dưới khi mới mang thai thường là dấu hiệu thụ thai thành công thành công, cho thấy thai đang làm tổ trong tử cung

Thai phụ bị đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất có rủi ro gì?

Mặc dù cảm giác đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng thứ nhất là một dấu hiệu bình thường nhưng thai phụ không nên chủ quan vì không phải dấu hiệu này không tiềm ẩn những vấn đề và rủi ro nguy hiểm. Đặc biệt là khi đau bụng âm ỉ kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường.

Thai phụ bị đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể là triệu chứng cảnh báo những rủi ro nguy hiểm dưới đây:

  • Chửa ngoài dạ con: Nếu bị đau bụng dữ dội kèm theo hiện tượng âm đạo ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, ói mửa, suy kiệt do chảy máu trong, đi ngoài, ngất xỉu… thai phụ cần thận trọng vì đây đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang chửa ngoài dạ con.
  • Dọa sảy thai và sảy thai: Đau bụng từng cơn, mức độ đau bụng không có xu hướng giảm mà còn tăng lên, cơn đau đột ngột biến mất rồi tái phát, khoảng cách giữa những cơn đau càng lúc càng dồn dập kèm thao âm đạo ra máu cục và máu tươi. Những dấu hiệu này cho thấy nữ giới đang bị dọa sảy thai hoặc sảy thai. Khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung thì thai phụ sẽ hết đau bụng.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất – Khi nào cần lo?

Trong suốt thai kỳ, độ dẻo dai và độ cứng của những dây chằng đang bám và liên kết với những khớp xương sẽ bị tác động và kéo căng với mục đích hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con. Chính vì thế khi thai phụ di chuyển xung quanh, cảm giác đau bụng sẽ xuất hiện.

Khi thai nhi lớn lên, những mô chằng có thể co thắt lại do dạ con có xu hướng nghiêng về phía bên phải. Lúc này thai phụ sẽ nhận thấy ở phía bên phải thường xuyên xuất hiện những cơn đau tương tự như chuột rút.

Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nếu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất

Thai phụ cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, theo dõi và kịp thời xử lý khi bị đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất kèm theo những dấu hiệu bất thường sau:

1. Đau bụng dữ dội kèm theo máu đen

Đau bụng dữ dội kèm theo máu đen (xuất huyết âm đạo) trong thời kỳ mang thai chính là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm không nên bỏ qua. Nguyên nhân là do tình trạng này có thể phát sinh từ những vấn đề nghiêm trọng như rau tiền đạo, sinh non, sảy thai. Đặc biệt khả năng sảy thai thường cao khi thai phụ bị đau bụng dữ dội kèm theo máu đen trong tháng đầu tiên của thai kỳ.

Thông thường cơn đau sẽ xuất hiện từ rốn và lan rộng đến vùng xương mu. Thai phụ có thể có cảm giác đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Nếu đau quặn ở bụng, đau nghiêm trọng hoặc đau âm ỉ kèm theo xuất huyết âm đạo ra máu đen, sốt, phân lỏng và có máu, đau khi đi tiểu… thai phụ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời kiểm tra và xử lý, đảm bảo sức khỏe của thai nhi được ổn định.

Đau bụng dữ dội kèm theo máu đen
Đau bụng dữ dội kèm theo máu đen là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo tình trạng sảy thai hoặc dọa sảy thai

2. Đau bụng kèm theo tiểu nóng

Thai phụ nên thận trọng nếu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất kèm theo biểu hiện tiểu nóng, nước tiểu lẫn máu hoặc có mùi hôi, tiểu rắt, tiểu không kiểm soát… Bởi những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, thai phụ cần phải được kiểm tra và xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc chủ quan trong việc điều trị khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, lan rộng đến thận dẫn đến nhiễm trùng thận và làm tăng nguy cơ sinh non.

3. Mức độ đau tăng lên hoặc không có dấu hiệu giảm dần

Nữ giới thường ít bị đau bụng từng cơn khi mang thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn đau có thể phát sinh với mức độ nghiêm trọng, đau từng cơn và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đau ngày càng tăng lên. Trong trường hợp này thai phụ có thể đang mắc phải một số rủi ro khác không liên quan đến quá trình làm tổ của thai nhi. Trong trường hợp đau từng cơn kèm theo xuất huyết âm đạo ra máu cục, thai phụ cần thận trọng vì đây là một dấu hiệu dọa sảy thai.

4. Những vị trí đau bụng cần lưu ý

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, thai phụ không chỉ bị đau ở vùng bụng dưới mà còn có cảm giác đau nhiều ở nhiều vị trí khác. Những vị trí đau bụng cần được lưu ý vì có thể gây nguy hiểm gồm:

  • Đau bụng ở bên phải hoặc ở bên trái: Thai phụ cần được kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe nếu bị đau bụng ở bên phải hoặc bên trái. Bởi cơn đau xuất hiện ở vị trí này có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường ruột như xuất hiện khối u trong ruột hoặc những cơ quan lân cận, viêm ruột thừa cấp tính. Đối với trường hợp này thai phụ có thể gặp thêm một số triệu chứng bất thường khác như buồn nôn, khó tiêu, táo bón…
  • Đau bụng dưới bên phải: Đau bụng dưới bên phải là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Khi bị đau bụng ở vị trí này, thai phụ cần được đưa đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Đau ở vùng bụng trên hoặc đau dưới ngực: Đau ở vùng bụng trên hoặc đau dưới ngực là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Để cải thiện tình trạng và làm giảm áp lực lên vùng bụng bạn cần mặc quần áo rộng rãi, ăn uống đủ chất, tránh ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo.
Đau ở vùng bụng trên hoặc đau dưới ngực
Đau ở vùng bụng trên hoặc đau dưới ngực xảy ra do thai phụ bị trào ngược dạ dày thực quản

Biện pháp làm giảm những cơn đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất

Khi những cơn đau xuất hiện việc nghỉ ngơi là cách ứng phó nhanh và xử lý tốt nhất. Bởi việc tạm ngừng các hoạt động và nằm nghỉ có thể giúp những cơ quan trong cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi và làm dịu nhanh tình trạng co thắt. Điều này giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Bên cạnh đó để tăng hiệu quả giảm đau, thai phụ nên nằm thư giãn với những tư thế phù hợp. Trong trường hợp bị đau phía bên trái, bạn nên nằm nghiêng về phía bên phải, dùng gối đặt giữa và gác chân lên. Đối với những trường hợp đau âm ỉ ở bụng dưới, thai phụ có thể nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa, kê gối cao ở phần đầu và kê gối ở mặt dưới của đầu gối.

Ngoài ra cơn đau cũng có thể thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Chườm nóng: Chườm nóng là một biện pháp giảm đau hiệu quả trong tất cả các trường hợp. Để cải thiện tình trang đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng thứ nhất, thai phụ có thể sử dụng túi ấm, khăn ấm hoặc dùng bình thủy tinh chứa nước ấm áp lên vị trí đau. Nhiệt độ cao từ biện pháp này có thể giúp bạn thư giãn mạch máu và các dây chằng, giúp kích thích quá trình lưu thông máu và xoa dịu cơn đau một cách hiệu quả.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm cũng là một trong những biện pháp sử dụng nhiệt độ để giảm đau. Tương tự như biện pháp chườm ấm, việc tắm với nước ấm có thể giúp dây chằng, mạch máu và các cơ thư giãn, giúp kích thích quá trình lưu thông máu, phòng ngừa và cải thiện cơn đau.
  • Thư giãn tinh thần: Thư giãn tinh thần là một biện pháp giảm đau hữu hiệu. Việc thư giãn tinh thần bằng các biện pháp như nghe nhạc, ngồi thiền, nằm nghỉ, trò chuyện với người thân… có thể kiểm soát tín hiệu đau được truyền tới não bộ. Điều này giúp nâng cao hiệu quả cải thiện cơn đau và cải thiện tinh thần cho thai phụ, giảm lo âu, căng thẳng.
  • Massage lưng: Xương khớp, các cơ và dây chằng sẽ được thư giãn khi thực hiện biện pháp massage lưng. Điều này tạo cảm giác dễ chịu và khiến cơ đau thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra việc nhẹ nhàng massage lưng còn giúp kích thích quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh. Thai phụ cần lưu ý không nên massage bụng. Nguyên nhân là do việc massage có thể kích thích cổ tử cung mở rộng và đẩy thai nhi ra ngoài.
  • Vận động nhẹ nhàng: Thai phụ nên di chuyển và vận động nhẹ nhàng trong thời gian mang thai để hạn chế và làm giảm mức độ nghiêm trọng của những cơn đau. Cụ thể để cải thiện tình trạng đau bụng âm ỉ, khó chịu trong tháng đầu mang thai, thai phụ nên đi lại nhẹ nhàng, ngồi thiền, bơi lội hoặc tập yoga.
  • Uống nước ấm: Mức độ nghiêm trọng của cơn đau sẽ giảm đáng kể khi bạn uống nước ấm. Theo các nghiên cứu, việc uống nước ấm sẽ làm ấm và xoa dịu những cơn đau ở bụng, giúp dạ dày, tử cung cùng với những cơ quan lân cận thư giãn và làm việc hiệu quả.
  • Ăn uống lành mạnh và khoa học: Thai phụ được khuyên nên uống nhiều nước (2 lít nước/ ngày), bổ sung vitamin, axit béo omega-3, protein và khoáng chất bằng việc ăn nhiều rau xanh, quả mọng, trái cây tươi, tiêu thụ các loại đậu, các loại hạt, thịt, cá, trứng, sữa… để nâng cao sức khỏe, ổn định sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Bên cạnh những loại thực phẩm cần tiêu thụ, thai phụ nên tránh ăn món ăn nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc những thực phẩm chứa các chất không cần thiết hay không tốt cho quá trình mang thai.

Trong trường hợp những biện pháp nêu trên không giúp cải thiện cơn đau sau 3 ngày áp dụng hoặc cơn đau có xu hướng gia tăng mức độ nghiêm trọng, đau nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, thai phụ cần được đưa ngay đến bệnh viện, đồng thời trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và hướng dẫn xử lý.

Ăn uống lành mạnh và khoa học
Uống đủ nước, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức khỏe, ổn định sự phát triển của thai nhi và hỗ trợ giảm đau hiệu quả

Nhìn chung đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất (1) là một biểu hiện sinh lý bình thường nếu không kèm theo những triệu chứng bất thường khác. Tình trạng này là một biểu hiện cho thấy quá trình làm tổ của thai trong tử cung đang diễn ra. Tuy nhiên nếu đau bụng kèm theo dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, sốt, tiểu nóng… hoặc đau nghiêm trọng, thai phụ không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của nhiều rủi ro nguy hiểm. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần sớm đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

Bài viết liên quan:

Ghi nhận đánh giá khách quan từ chuyên gia, phải hồi chính xác từ người bệnh làm căn cứ nhận định, xác thực hiệu quả của bài thuốc - Xem ngay
Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Vẫn có rất nhiều trường hợp phụ nữ...

Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Bao lâu thì lớn?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Có thay đổi kích thước nhiều không? Đây là thắc mắc được...

mang thai có nên dùng sữa rửa mặt không

Mang thai có nên dùng sữa rửa mặt? Loại nào tốt?

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm của người phụ nữ, việc sử dụng mỹ phẩm được khuyên là nên...

Cách quan hệ an toàn khi mang thai

Cách quan hệ an toàn khi mang thai – 10 tư thế sướng

Tình dục ở phụ nữ mang thai là vấn đề hết sức bình thường, bạn vẫn có thể đảm bảo...

Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai? Có nguy hiểm?

Bị đau bụng dưới khi mang thai thường xảy ra và đau dai dẳng từ cuối tam cá nguyệt thứ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.