Thuốc Clotrimazole có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Clotrimazole có hoạt tính kháng nấm phổ rộng. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu do nhiễm trùng nấm như nấm da chân, nấm bẹn, lang ben. Ngoài ra, Clotrimazole cũng được chỉ định trong điều trị viêm âm đạo, viêm quy đầu do nấm Candida albicans.

thuoc dat clotrimazol
Thuốc Clotrimazole có hoạt chất kháng nấm phổ rộng

  • Tên thuốc: Clotrimazole
  • Tên khác: Clotrimazol
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu

Những thông tin cần biết về thuốc Clotrimazole

1. Tác dụng

Clotrimazole là hoạt chất kháng nấm phổ rộng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi nấm gây bệnh da liễu.

Clotrimazole có tác dụng kìm và tiêu diệt vi nấm tùy vào liều lượng được sử dụng. Hoạt chất này nhạy cảm với vi nấm như Candida albicans, Epidermophyton floccosphytes, Trichophyton rubrum, Mycrosporum canis,…

2. Cơ chế hoạt động

Clotrimazole là dẫn xuất của imidazole. Hoạt chất này can thiệp lên các lipit để tác động đến tính thẩm thấu của vách tế bào. Sau đó, Clotrimazole ức chế tổng hợp ergosterol của vách tế bào và tiêu diệt vi nấm gây bệnh.

Clotrimazole ở dạng điều trị tại chỗ được hấp thu nhưng không đáng kể. Ở dạng đường uống và đường bôi âm đạo, Clotrimazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan và được bài tiết qua đường mật và đường tiểu.

3. Chỉ định

Clotrimazole được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nấm da chân
  • Nấm bẹn
  • Nấm da thân
  • Lác đồng tiền
  • Lang ben
  • Nhiễm Candida âm đạo

Chú ý: Thuốc Clotrimazole cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khác.

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định Clotrimazole với các đối tượng sau:

  • Người quá mẫn với các thành phần của thuốc
  • Từng có tiền sử dị ứng với dẫn xuất của imidazole

Hoạt động của Clotrimazole có thể làm tăng nguy cơ ở một số đối tượng. Để ngăn ngừa rủi ro khi sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu sắp thực hiện thủ thuật ngoại khoa, đang điều trị dị ứng hoặc có bất cứ bệnh lý tiềm ẩn nào khác,…

5. Dạng bào chế

Clotrimazole có các dạng bào chế sau:

  • Kem bôi ngoài da
  • Dung dịch nhỏ tai
  • Dung dịch bôi miệng
  • Gel bôi âm đạo
  • Viên đặt âm đạo
  • Thuốc bột rắc ngoài da

Một số dạng bào chế của Clotrimazole có thể không được tổng hợp trong bài viết.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Acirax điều trị bệnh gì?

6. Cách dùng

Cách sử dụng Clotrimazole tùy thuộc vào dạng bào chế. Bạn nên đọc hướng dẫn in trên bao bì để sử dụng thuốc đúng cách.

clotrimazole thuộc nhóm nào
Cách sử dụng thuốc Clotrimazole tùy thuộc vào dạng bào chế

Kem bôi ngoài da:

  • Vệ sinh tay và vùng da cần điều trị
  • Sử dụng lượng thuốc vừa đủ và thoa nhẹ nhàng
  • Đợi vài phút để thuốc thẩm thấu hoàn toàn

Cần chú ý vùng da dùng thuốc, không để vùng da này tiếp xúc với da của người khác – nhất là da của trẻ em.

Dung dịch nhỏ tai:

  • Nghiêng nhẹ tai và nhỏ thuốc trực tiếp vào tai cần điều trị

Chú ý không để đầu nhỏ thuốc tiếp xúc với bất cứ bề mặt nào. Điều này có thể khiến thuốc bị nhiễm khuẩn và biến chất.

Dung dịch bôi miệng:

  • Thoa dung dịch trực tiếp lên niêm mạc miệng
  • Súc miệng kỹ sau khi dùng thuốc

Gel bôi âm đạo:

  • Vệ sinh tay và vùng kín trước khi dùng thuốc
  • Sử dụng thuốc thoa lên âm đạo

Không thụt rửa âm đạo hay vệ sinh bằng các dung dịch chứa độ pH axit hoặc kiềm trong thời gian điều trị viêm âm đạo.

Thuốc bột rắc ngoài da:

  • Rắc một ít bột lên vùng da cần điều trị

Khi rắc thuốc nên thao tác nhẹ nhàng. Rắc mạnh tay có thể khiến bột thuốc khuếch tán trong không khí và gây dị ứng với một số đối tượng nhạy cảm.

Viên đặt âm đạo:

  • Vệ sinh tay và vùng kín trước khi đặt thuốc
  • Làm ẩm viên thuốc và đặt sâu vào trong âm đạo

Nên sử dụng viên đặt phụ khoa và buổi tối để hạn chế tình trạng thuốc rơi ra ngoài âm đạo. Giữ vùng kín khô thoáng trong suốt thời gian điều trị.

7. Liều dùng

Liều dùng thuốc Clotrimazole phụ thuộc vào mục đích điều trị, triệu chứng lâm sàng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Để biết liều lượng và tần suất cụ thể, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

thuốc đặt clotrimazole 200mg
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết liều dùng và tần suất cụ thể

Thông tin về liều dùng trong bài viết chỉ đáp ứng cho một số dạng bào chế và hàm lượng của Clotrimazole. Nếu bạn sử dụng thuốc ở dạng bào chế và hàm lượng khác, vui lòng liên hệ với nhân viên y tế để biết liều dùng cụ thể.

Liều dùng thông thường khi điều trị nấm da Corporis

  • Dùng 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 4 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm nấm Candida ở da

  • Dùng 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 2 – 4 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị nấm Pedis

  • Dùng 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị lang ben

  • Dùng 2 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 2 – 4 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm quy đầu cho nấm

  • Dùng 2 – 3 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 1 – 2 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm âm đạo

  • Viêm âm đạo cấp tính: Dùng 1 viên (100mg)/ 2 lần/ ngày (sáng và tối). Sau 6 – 8 ngày, duy trì 1 viên/ ngày
  • Viêm âm đạo mãn tính: Dùng 1 viên (100mg)/ lần/ ngày trong 14 ngày
  • Đối với thuốc bôi: Thoa thuốc 2 – 3 lần/ ngày, điều trị trong 1 – 2 tuần

Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để biết liều dùng cụ thể cho trẻ nhỏ.

Trong trường hợp không nhận thấy cải thiện lâm sàng, bạn nên trình bày với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Bác sĩ có thể xem xét lại nguyên nhân, tiến hành chẩn đoán lần hai và thay thế một loại thuốc khác thích hợp hơn.

8. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (dưới 25 độ C), tránh ẩm và ánh nắng. Một số dạng bào chế của Clotrimazole có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (thuốc nhỏ tai, viên đặt âm đạo,…).

Tham khảo thông tin in trên tờ hướng dẫn đi kèm để bảo quản thuốc đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Clotrimazole

1. Thận trọng

Chỉ sử dụng thuốc Clotrimazole để điều trị các vấn đề ở da, âm đạo,… Nếu nhiễm trùng nấm xuất hiện ở mắt hay các vùng da xung quanh mắt, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng loại thuốc khác. Sử dụng thuốc lên vùng da này có thể gây kích ứng và nóng rát nghiêm trọng.

Nếu bạn sử dụng Clotrimazole để điều trị viêm âm đạo, cần ngưng thuốc nếu có kinh nguyệt. Khi kỳ kinh kết thúc, bạn có thể tiếp tục dùng Clotrimazole để điều trị.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Clotrimazole không gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Tuy nhiên vẫn chưa có các nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Do đó nếu đang có thai hoặc có ý định mang thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

clotrimazole thuốc đặt
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Thận trọng khi sử dụng Clotrimazole cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bác sĩ có thể cho phép sử dụng Clotrimazole để điều trị, tuy nhiên cần ngưng cho trẻ bú trong thời gian này.

Cần báo cho bác sĩ nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với các thuốc chống nấm nhóm azole khác như Fluconazole, Terconazole,… Thuốc Clotrimazole có thể chứa các thành phần không hoạt động. Bạn nên tìm hiểu toàn bộ thành phần của thuốc trước khi sử dụng để tránh phản ứng dị ứng.

Nếu bị nhiễm nấm âm đạo thường xuyên, bạn cần trình bày với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng Clotrimazole.

2. Tác dụng phụ

Clotrimazole có thể gây ra các tác dụng không mong muốn sau:

Tác dụng phụ thông thường:

  • Viêm âm đạo
  • Viêm niệu đạo
  • Đau âm đạo
  • Ngứa âm đạo
  • Đau quặn bụng dưới
  • Cảm giác như ong đốt ở da
  • Sưng da
  • Ngứa da
  • Mẩn đỏ
  • Bong da

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Phồng rộp da
  • Xuất hiện vết loét
  • Rỉ nước

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Ngứa và sưng ở cổ họng, lưỡi, mặt
  • Khó thở
  • Chóng mặt nghiêm trọng

Đây không phải là danh sách đầy đủ về tác dụng phụ của Clotrimazole. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ khác không được nhắc đến trong bài viết, cần chủ động thông báo với bác sĩ để xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Tác dụng của Clotrimazole có thể thay đổi nếu bạn dùng cùng lúc với một số loại thuốc khác. Điều này sẽ làm tăng/ giảm tác dụng điều trị hoặc làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng ngoại ý. Bác sĩ sẽ ngăn chặn tương tác bằng cách thay đổi liều lượng, tần suất hoặc yêu cầu bạn ngưng sử dụng một trong hai loại thuốc.

clotrimazole 1 giá bao nhiêu
Chủ động ngăn ngừa và kiểm soát hiện tượng tương tác trong thời gian điều trị

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo và làm giảm tác dụng của viên đặt phụ khoa Clotrimazole:

  • Thuốc kháng sinh
  • Corticoid
  • Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporine, Methotrexate,…)

Nếu có ý định điều trị phối hợp Clotrimazole với bất cứ loại thuốc nào (thuốc bôi, viên đặt, thuốc uống,…) bạn cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa. Tự ý kết hợp có thể dẫn đến phản ứng tương tác.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bỏ lỡ một liều, bạn cần bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần với thời điểm sử dụng liều kết tiếp, hãy chủ động bỏ qua liều cũ và tiếp tục lịch trình dùng thuốc như bình thường.

Tình trạng quên dùng thuốc có thể làm giảm tác dụng điều trị và tăng số lượng vi khuẩn, nấm men kháng thuốc. Cần chú ý sử dụng thuốc đều đặn theo tần suất được chỉ định.

Sử dụng Clotrimazole quá liều có thể làm phát sinh các triệu chứng nghiêm trọng như bất tỉnh, khó thở. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng này hoặc nghi ngờ đã dùng thuốc quá liều, bạn cần gọi cấp cứu để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Trị rụng tóc bằng tỏi – Mẹo hay giúp tóc mọc nhanh

Không chỉ là loại gia vị quen thuộc, tỏi còn được biết đến là vị thuốc dân gian với nhiều...

chữa hắc lào bằng riềng

Cách chữa hắc lào bằng riềng nhiều người áp dụng

Với trường hợp bệnh nhẹ, có thể áp dụng chữa hắc lào bằng củ riềng để hỗ trợ kiểm soát...

Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do...

Xử lý viêm da tiếp xúc ở vùng kín (bộ phận sinh dục)

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín là một dạng kích ứng da xảy ra khi bộ phận sinh dục...

khác biệt giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề về da thường gặp. Với những biểu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *