Mới có thai có ra khí hư không? Thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mới có thai có ra khí hư không? Vấn đề này hiện đang là thắc mắc của nhiều phụ nữ, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Theo các chuyên gia, khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi. Trong đó, cơ quan sinh sản, sinh dục sẽ thể hiện rõ nhất. Việc tiết ra khí hư giai đoạn đầu khi mang thai được xem là bình thường nếu khí hư không có màu sắc lạ kèm theo ngứa ngáy, đau rát,…

Mới có thai có ra khí hư không
Mới có thai có ra khí hư không?

Mới có thai có ra khí hư không?

Khí hư là chất dịch nhầy không màu, không mùi tương tự như lòng trắng trứng, được tiết ra từ âm đạo nữ giới. Chúng có tác dụng giữ ẩm, bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục nhằm giảm ma sát, tránh tổn thương, tăng khoái cảm. Ngoài ra, dịch tiết còn xuất hiện vào những thời điểm trước và sau khi hành kinh, rụng trứng.

Đặc biệt, một nhiệm vụ không thể không nhắc đến của khí hư đó là giúp bảo vệ “cô bé” trước sự xâm hại của các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, khi nhận thấy khí hư bất thường về màu sắc, tính chất có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm cần được chị em thăm khám và điều trị.

Mới có thai có ra khí hư không
Ra khí hư kho mới có thai là hiện tượng thường gặp

Đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai, nhất là giai đoạn đầu, thắc mắc xoay quanh vấn đề khí hư được nhiều người quan tâm. Vậy, mới có thai có ra khí hư không? Câu trả lời có, ngoài ra lượng dịch cũng nhiều hơn so với những thời điểm khác. Bởi vì:

  • Cơ thể phụ nữ có sự thay đổi hormone sinh dục khi phôi thai làm tổ thành công trong tử cung. Chính vì nguyên do này mà thông thường ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ nhận thấy lượng khí hư lớn được tiết ra thường xuyên.
  • Khung xương chậu, thành tử cung của phụ nữ mang thai sẽ mềm hơn so với những phụ nữ khác. Nhằm cản trở sự tấn công của hại khuẩn từ bên ngoài vào âm đạo, gây hại đến tử cung, khí hư lúc này sẽ được tăng sinh để cản trở nguy cơ xâm nhập này

Ngoài ra, vào giai đoạn gần sinh, chị em cũng sẽ nhận thấy dịch âm đạo chảy nhiều hơn. Do đầu em bé quay xuống để chuẩn bị chào đời chèn ép lên khung xương chậu. Vào những tuần cuối, dịch còn kèm theo những dấu hiệu báo sanh như có vệt máu màu hồng.

Xem thêm: Bà Bầu Ra Khí Hư Màu Vàng Có Sao Không?

Dấu hiệu mới có thai thông qua khí hư

Có rất nhiều dấu hiệu giúp phụ nữ nhận biết đang mang thai. Trong đó, biểu hiện của khí hư là một trong những yếu tố để xác định việc đậu thai thành công. Theo đó, dịch tiết âm đạo lúc này thông thường sẽ có màu hơi hồng nhạt, đôi khi nâu đậm. Đây là dấu hiệu của việc trứng được thụ tinh bám thành công vào tử cung.

Ngoài xuất hiện máu báo thai, khí hư tiết nhiều hơn khi mới mang bầu cũng là một trong các biểu hiện phổ biến. Bạn có thể quan sát khí hư khi mới có thai:

  • Khí hư ra nhiều làm cho vùng kín thường xuyên ở trạng thái ẩm ướt. Do nội tiết tố đang biến đổi, đồng thời cơ quan sinh sản sản sinh nhiều dịch để bảo vệ vùng kín, tránh hại khuẩn tử bên ngoài xâm nhập ảnh hưởng đến tử cung trong quá trình mang thai. 
  • Mới có thai khí hư tiết ra có màu trắng trong hơi ngả vàng, nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố của thai phụ.
  • Chất của khí hư lúc này có thể hơi loãng hoặc nhầy hơn so với trạng thái bình thường.
  • Khí hư không mùi hoặc đôi khi chỉ hơi hăng nhẹ, không kèm theo những triệu chứng khó chịu khác như ngứa hay đau rát,…
Dấu hiệu mới có thai thông qua khí hư
Khí hư bình thường sẽ không có mùi hôi, màu trắng trong như lòng trắng trứng, không gây ngứa

Hiện tượng tiết khí hư khi có thai là hiện tượng sinh lý bình thường, nhất là ở giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, trường hợp khí hư bất thường về màu sắc, thay đổi tính chất, có mùi hôi, gây ngứa,…thì chị em nên thăm khám để được bác sĩ theo dõi và tư vấn điều trị.

Xem ngay: Khí Hư Có Mùi Hôi (Thối, Tanh, Khắm…) Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý khi mang thai

Nhằm giúp bạn đọc phân biệt đâu là khí hư bình thường khi mang thai, đâu là hiện tượng do bệnh lý gây ra, dưới đây là cách nhận biết cơ bản:

  • Khí hư sinh lý: Dịch hơi nhầy, chất dai như lòng trắng trứng. Màu sắc trắng trong đặc trưng, không mùi, hoặc có hơi tanh nhẹ, không gây ngứa ngáy. Thời điểm khí hư xuất hiện thường là trước kỳ kinh, khi rụng trứng, khi quan hệ tình dục, khi mang thai.
  • Khí hư bệnh lý: Khí hư có màu vàng, trắng, xanh,…tùy vào nguyên nhân gây viêm nhiễm. Thông thường, sự thay đổi của khí hư do bệnh lý sẽ kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, đau rát âm đạo, vùng kín có mùi hôi, xuất huyết bất thường,…

Mặc dù một vài trường hợp khi mới có thai, khí hư cũng có biến đổi đôi nét về màu sắc, tính chất do nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh, chị em nên thông báo các triệu chứng đang gặp phải với bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể hơn. 

Các dạng khí hư thường gặp khi mang thai

Để chị em có thêm thông tin về các trường hợp khí hư tiết ra khi mang thai bình thường hay bất thường, dưới đây là một vài dạng thường gặp:

Mới có thai có khi hư màu hồng, nâu

Như đã đề cập, việc khí hư có màu hơi hồng hoặc nâu đậm khi mới mang thai là một trong những dấu hiệu báo thai cho chị em phụ nữ. Khi phôi thai cấy và làm tổ trên thành tử cung sẽ khiến niêm mạc tại vị trí đó bong ra, chúng đi theo dịch tiết đi ra ngoài. Do đó bạn có thể quan sát thấy dưới đáy quần lót có một ít dịch hồng, nâu.

Mặc dù thế, bạn đọc cũng không nên chủ quan. Trường hợp thử que cho kết quả âm tính có thể cho thấy khí hư hồng, nâu dự báo các vấn đề khác ở nữ giới. Điển hình như sự thay đổi nội tiết, nguy cơ mắc u nang buồng trứng, bệnh phụ khoa liên quan.

Các dạng khí hư thường gặp khi mang thai
Khí hư có màu hơi hồng, nâu có thể là dấu hiệu mang thai

Để đảm bảo an toàn và nhận được kết quả chính xác, bạn có thể đến bệnh viện để được kiểm tra, hỗ trợ. Thông qua thăm khám từ triệu chứng cho đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu phụ nữ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra kết luận đầy đủ nhất.

Âm đạo tiết dịch vàng, xanh

Khi mang thai giai đoạn đầu, nếu thai phụ nhận thấy khí hư có màu xanh, vàng khác thường có thể đang mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Trong đó, nguyên nhân chính là do lây lan ký sinh trùng chlamydia, trichomonas. 

Không những khí hư thay đổi màu sắc, bộ phận sinh dục của thai phụ cũng xuất hiện những vấn đề bất ổn như đỏ, kích ứng, ngứa ngáy, đau rát,…Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bị viêm nhiễm không nhận thấy biểu hiện nào khiến việc nhận biết và điều trị khó khăn.

Các dạng khí hư thường gặp khi mang thai
Dịch tiết màu xanh, vàng khi mang thai có thể do thai phụ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Chị em nên nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ khi nhận thấy khí hư biến đổi, đặc biệt là trong thời gian mang thai ở giai đoạn đầu hoặc cuối. Đây là thời điểm nhạy cảm, có thể khiến thai phụ bị sảy thai và sinh non cao khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.

Huyết trắng vón cục như phô mai

Tình trạng khí hư hay huyết trắng vón cục tương tự như phô mai không hiếm gặp. Đây được xem là một trong những trường hợp thường xuất hiện ở nhiều thai phụ. Sự thay đổi bất ổn này là triệu chứng khi thai phụ bị nhiễm trùng nấm men.

Khí hư tiết ra nhiều kết hợp với việc chị em mặc quần áo bí bách khiến vùng kín ẩm ướt kéo dài. Nấm men, vi khuẩn nhờ đó có môi trường sinh sôi gây hại. Ngoài làm vón cục huyết trắng, viêm nhiễm nấm men còn khiến thai phụ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đi tiểu thấy đau, nóng rát.

Khí hư khi có thai có màu xám

Thông thường, khí hư có màu xám xuất hiện khi âm đạo bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Kèm theo đó, người bệnh sẽ nhận thấy mùi hôi tanh ở vùng kín, thường xuyên ngứa ngáy, ẩm ướt tại khu vực nhạy cảm.

Trường hợp người bệnh là phụ nữ mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra bị thiếu cân, sức khỏe kém. Không những thế, sản phụ sau sinh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản sau này. Chính vì thế, nếu trong thai kỳ bạn nhận thấy khí hư chuyển màu xám hãy thông báo ngay với bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ sớm.

Khí hư màu đỏ khi mới có thai

Tình trạng tiết dịch âm đạo có lẫn máu trong giai đoạn đầu mang thai cần được cấp cứu ngay, nhất là trường hợp xuất huyết nặng kèm theo máu đông, đau bụng dữ dội. Đây là một trong những biểu hiện nguy hiểm của mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm.

Các dạng khí hư thường gặp khi mang thai
Nếu nhận thấy khí hư tiết ra kèm theo dịch hồng như máu nên thăm khám sớm

Các chuyên gia khuyến cáo, mặc dù nguyên nhân gây nên bất thường ở khí hư do sinh lý hay bệnh lý thì thai phụ cũng nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc không nên chủ quan để phòng tránh nhiều nguy cơ.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh phụ khoa khi mang thai

Dựa vào tình trạng khí hư và những triệu chứng kèm theo nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ điều chỉnh sinh hoạt để khắc phục hoặc can thiệp điều trị khi cần thiết. Dưới đây là các vấn đề mà bạn đọc có thể tham khảo:

Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Để can thiệp loại bỏ tác nhân gây hại được hiệu quả, an toàn, bạn quan sát đặc điểm của khí hư khi có thai để lựa chọn hướng giải quyết phù hợp:

  • Khi bị nhiễm khuẩn khí hư sẽ có màu vàng, xám, mùi hôi tanh, vùng kín có cảm giác nóng rát khá khó chịu.
  • Khi bị nhiễm nấm khí hư thường có màu trắng như bã đậu, không có mùi, gây ngứa ngáy, có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Khi mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung khí hư ra nhiều hơn bình thường, mùi hôi, kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng,…
  • Khi bị trùng roi xâm nhập khí hư sẽ loãng, có bọt, mùi hôi, tiểu buốt,…

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sử dụng các liệu pháp điều trị phù hợp. 

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh phụ khoa khi mang thai
Dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng mà thai phụ đang gặp bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị với biện pháp an toàn cho mẹ và thai nhi

Các loại thảo dược như lá trầu, rau diếp cá, là trà xanh,…được tận dụng khá phổ biến. Mẹ bầu có thể lấy lá nấu nước xông hơi hoặc rửa vùng kín. Tuy nhiên tác dụng sẽ không tức thời nên đòi hỏi mẹ bầu kiên trì áp dụng.

Mẹo chữa dân gian chỉ thích hợp cho viêm nhiễm nhẹ, khi cần thiết mẹ bầu phải can thiệp điều trị chuyên sâu để tránh bệnh biến chứng. Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa, không tự ý sử dụng thuốc Tây để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh.

Tham khảo: 12 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Khí Hư An Toàn, Hiệu Quả

Vệ sinh vùng kín khi mang thai

Vấn đề vệ sinh “cô bé” khi mang thai là điều vô cùng cần thiết để tránh viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chú ý các vấn đề sau:

  • Giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, thay quần lót mới nếu khí hư ra nhiều làm ẩm ướt.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần thiên nhiên, lành tính cho phụ nữ mang thai.
  • Không thụt rửa sâu âm đạo, không sử dụng tampon.

Việc sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín cũng nên hạn chế, tránh lạm dụng khiến vùng kín bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu thai phụ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giảm thiểu được các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Bởi cơ thể được khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng sẽ được tăng cường.

Do đó, chị em nên tránh ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe, tránh sử dụng chất kích thích, uống rượu, bia,…Thay vào đó, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại đạm tốt,…để thai phụ lẫn thai nhi được khỏe mạnh.

Duy trì tốt tinh thần và thể chất 

Để có thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý. Khi nhận thấy bất thường ở khí hư không nên quá hoang mang. Việc cần thiết lúc này là chị em hãy báo với bác sĩ sản khoa, cung cấp các thông tin cần thiết để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh phụ khoa khi mang thai
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống đủ chất để đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh

Ngoài ra, khi mang thai, bạn cũng nên duy trì thói quen vận động thể dục nhẹ nhàng. Thông qua đó, việc sinh nở về sau cũng sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, khi cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh cũng phòng tránh được các bệnh lý không mong muốn, trong đó có viêm nhiễm phụ khoa.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được một số thắc mắc xoay quanh vấn đề: “Mới có thai có ra khí hư không?”. Hiện tượng xuất hiện nhiều khí hư hơn khi mang thai được xem là bình thường nếu thai phụ không nhận thấy những triệu chứng khác kèm theo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, chị em nên quan sát khí hư, thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu lạ, phòng ngừa biến chứng nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm:

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là gì?

Vì sao ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai?

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Nếu thai phụ không nhận...

Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Bao lâu thì lớn?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Có thay đổi kích thước nhiều không? Đây là thắc mắc được...

Vitamin e và phụ nữ mang thai: Những điều cần biết

Vitamin e và phụ nữ mang thai: Những điều cần biết

Vitamin E và phụ nữ mang thai có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong số những dưỡng chất...

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất (1) có đáng lo?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất, đặc biệt là cảm giác đau bụng dưới âm ỉ thường không...

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? 10 loại tốt nhất

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? Đây là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *