Mang thai ngoài tử cung là gì? Nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mang thai ngoài tử cung nếu không sớm phát hiện và xử lý có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của phụ nữ. Do đó, phụ nữ nên tìm hiểu thông tin về tình trạng này, nhận biết và sớm can thiệp để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn xảy ra cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Thông qua quá trình giao hợp, tinh trùng sẽ xâm nhập vào trứng hình thành hợp tử, hợp tự lại bắt đầu làm tổ trong thành tử cung và phát triển thành thai nhi. Quá trình tự nhiên này sẽ tiếp diễn trong khoảng 9 tháng 10 ngày để em bé khỏe mạnh chào đời.

Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là gì?

Tuy nhiên có một số trường hợp, phôi thai không làm tổ bên trong mà lại phát triển ở bên ngoài tử cung. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con. Trên thực tế, thai phát triển bên ngoài sẽ không thể giữ và có thể nguy hại cho sức khỏe của phụ nữ.

Đối tượng thường gặp thai ngoài thường từ 35 tuổi trở lên hoặc những ai đang gặp vấn đề ở ống dẫn trứng và tử cung. Cần sớm phát hiện và xử lý, bởi nếu kéo dài, thai thậm chí không phát triển bình thường mà còn có nguy cơ cao gây hại cho sức khỏe, thậm chị là đe dọa tính mạng.

Xem thêmMang thai bao lâu thì nghén? Làm sao để khắc phục?

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có biểu hiện tương đồng với mang thai bình thường. Chính vì thế, nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn và không can thiệp sớm khiến biến chứng xuất hiện. Các dấu hiệu thường là ốm nghén, buồn nôn, đau ngực,….Ngoài ra, chị em có thể thận trọng xem xét thêm dấu hiệu bất thường khác khi thai nằm ngoài tử cung như:

  • Chảy máu âm đạo: Trong tháng đầu tiên khi mang thai ngoài tử cung, phụ nữ sẽ gặp phải hiện tượng chảy máu âm đạo. Khác với máu báo thai, trường hợp này lượng máu thường ra nhiều hơn, tuy nhiên vẫn nhẹ hơn chu kỳ kinh bình thường. Ngoài ra, tại những điểm rò rỉ máu ở ống dẫn trứng sẽ khiến cho phụ nữ có cảm giác đi tiểu thường xuyên, cùng với đó là tình trạng đau âm ỉ ở khu vực chậu.
  • Đau bụng: Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đang mang thai ngoài tử cung hay nói cách khác là chửa ngoài dạ con. Cơn đau khởi phát từ vị trí khu vực bụng dưới, gần với chỗ thai làm tổ. Tính chất của cơn đau thường âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài kết hợp với xuất huyết bất thường ở âm đạo. Nếu thai phát triển càng lớn tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng, một số trường hợp cơn đau còn kèm theo hiện tượng mót rặn như bị táo bón.
  • Triệu chứng khi thai vỡ: Trường hợp phát hiện muộn, thai lớn có thể làm túi thai bị vỡ. Phụ nữ sẽ nhận thấy các cơn đau dữ dội ở bụng, chúng kéo dài và có chiều hướng ngày càng nặng hơn. Một số triệu chứng đi kèm theo là đổ mồ hôi, tay chân không còn sức lực, hoa mắt, chóng mặt, hơi thở nặng nhọc, mạch đập nhanh, tụt huyết áp, thậm chí là ngất xỉu,…
    Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung
    Mang thai ngoài tử cung có biểu hiện như mang thai bình thường, tuy nhiên có dấu hiệu bất thường kèm theo là ra máu âm đạo, đau bụng dưới,…

Mang thai ngoài tử cung là một trong những trường hợp nguy hiểm cần được xử lý sớm. Phụ nữ nên khám và can thiệp khi rơi vào trường hợp này. Nếu nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, xử lý khi cần thiết.

Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung

Nguyên nhân khiến phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung không phải trường hợp nào cũng có thể xác định rõ ràng. Theo đó, một số trường hợp, chửa ngoài dạ con là do những tổn thương ở ống dẫn trứng gây ra. Hoặc cũng có thể do sự mất cân bằng nội tiết tố, dị tật ở tử cung, ống dẫn trứng khiến phôi thai làm tổ sai vị trí.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, mang thai ngoài tử cung có thể hình thành do những yếu tố nguy cơ dưới đây:

  • Viêm nhiễm phụ khoa: Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị tổn thương ở ống dẫn trứng, tử cung,…là do viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt là những bệnh lý lây nhiễm từ đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia,…gây viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản. Điều này khiến cho phụ nữ có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm: Trường hợp phụ nữ không thể thụ thai theo kiểu truyền thống phải thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm có thể gặp phải tình trạng chửa ngoài dạ con. Trên thực tế, phương pháp này được tiến hành cho đối tượng gặp vấn đề về sinh sản. Khi thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các phương pháp hỗ trợ khác, xác suất mang thai ngoài tử cung sẽ cao hơn những phụ nữ khác.
  • Tiền sử mang thai ngoài tử cung: Người trước đó đã từng mang thai ngoài tử cung có thể tiếp tục xảy ra một lần nữa.
  • Can thiệp thủ thuật ngoại khoa: Người đã từng can thiệp phẫu thuật ống dẫn trứng điều trị bệnh có thể gây sẹo ở cơ quan này. Điều này khiến cho nguy cơ phụ nữ mang thai bên ngoài tử cung cao hơn.
  • Sử dụng dụng cụ ngừa thai: Một số phụ nữ đặt vòng tránh thai hay những dụng cụ hỗ trợ tránh thai vẫn có khả năng mang thai. Tuy tỷ lệ không cao nhưng phụ nữ gặp phải tình trạng này thường có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung.
    Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung
    Có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ

Thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, phụ nữ lớn tuổi,…có thể là đối tượng của trường hợp này. Do đó, các chuyên gia khuyến khích phụ nữ nên xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp thăm khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung, khác với tự nhiên thường không thể phát triển như những phôi thai khác. Bởi chỉ có tử cung mới đủ sức chứa thai nhi khi chúng phát triển với kích thước to hơn. Những vị trí khác như ống dẫn trứng, thai làm tổ tại đây một thời gian, kích thước lớn dần có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ.

Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, tính mạng của phụ nữ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Dưới đây là các diễn tiến có thể xảy ra nếu không sớm phát hiện và xử lý thai ngoài tử cung:

  • Vỡ vòi trứng: Như đã đề cập, phôi thai phát triển lớn hơn khiến mạch máu ở vòi trứng bị ăn mòn. Lúc này, đoạn vòi trứng phôi thai bám vào sẽ trở nên trương phồng, căng cứng lên. Đến một thời điểm nhất định, vị trí này không đủ sức chứa thai nhi sẽ khiến vòi trứng bị vỡ, máu sẽ tràn vào ổ bụng. Đây là trường hợp biến chứng thai ngoài tử cung nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng thai phụ cần được phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.
  • Thai tự ngừng phát triển: Ở các khối thai nhỏ, các tế bào có nhiệm vụ nuôi thai không phát triển như bình thường. Khi đó, thai không đủ máu để duy trì sự sống, lâu dần sẽ khiến thai tự ngừng phát triển. Trường hợp này, thai phụ sẽ được bác sĩ theo dõi đến khi thai ngừng phát triển hoàn toàn, không cần can thiệp điều trị chuyên sâu.
  • Sảy thai vào ổ bụng: Thai khi làm tổ không đúng vị trí có thể bị bông hay sảy khối thai và gây chảy máu bất cứ lúc nào. Trường hợp xuất huyết nhẹ, ứ đọng lại vòi trứng có thể khiến khối thai tự tiêu biến. Tuy nhiên, nếu máu đọng trong khoang bụng có thể tạo ra những khối máu tụ, nguy hiểm nhất là tình trạng sảy thai gây xuất huyết ồ ạt tràn khắp ổ bụng.
    Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
    Thai ngoài tử cung bị vỡ có thể gây xuất huyết ổ bụng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của phụ nữ

Thai ngoài dạ con không thể tự di chuyển vào bên trong tử cung, đồng thời cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể thực hiện được điều này. Không những thế, nếu không phát hiện và xử lý sớm, tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của phụ nữ, chị em cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Xem thêmRa máu khi mang thai là bị gì? Nguy hiểm không?

Những vấn đề liên quan mang thai ngoài tử cung

Bên cạnh mối nguy hiểm của việc có thai ngoài tử cung, những vấn đề về việc phát hiện mang thai bằng que, bao nhiều tuần mang thai thì biết thai ngoài tử cung, thai ngoài tử cung có khiến ra máu kinh nguyệt không,…cũng được nhiều người quan tâm. Cụ thể:

Mang thai ngoài tử cung có thử que được không?

Sử dụng que thử thai là một trong những phương pháp phát hiện mang thai chính xác hiện nay. Mặc dù vẫn có trường hợp sai sót nhưng đây là cách được nhiều chị em áp dụng khi nhận thấy những biểu hiện nghi ngờ mang thai.

Việc mang thai ngoài tử cung trên thực tế cũng gần như tương đồng với mang thai bình thường. Do đó, que thử thai vẫn xác định được nồng độ hormone HCG trong nước tiểu của phụ nữ khi mang thai ngoài tử cung. Kết quả đậu thai vẫn xuất hiện hai vạch trên que thử.

Tuy nhiên, do HCG của phụ nữ chửa ngoài dạ con thường không ổn định, chúng có thể giảm dần theo thời gian. Vì thế, đôi khi bạn sẽ nhận thấy vạch thứ 2 trên que thử thai không hiện rõ như vạch còn lại mà biểu hiện hơi mờ nhạt hơn.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe và thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên đến bệnh viện để thăm khám và xác nhận có đang mang thai hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành biện pháp siêu âm để phát hiện vị trí thai làm tổ. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương án xử lý phù hợp.

Mang thai bao nhiêu tuần thì biết thai ngoài tử cung?

Có thể phát hiện thai ngoài tử cung từ 4 – 5 tuần sau quá trình thụ thai. Nếu nhận thấy kinh nguyệt chậm hơn, thử que thấy 2 vạch, phụ nữ có thể đi khám thai để xác định thai có làm tổ bình thường trong tử cung không hay nằm ở vị trí bên ngoài.

Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Bình thường, nếu quá trình thụ thai không diễn ra, kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khi trứng rụng. Hiện tượng xuất huyết là do màng tử cung bị bong tróc ra khỏi tử cung, hình thành máu kinh nguyệt. Nếu có hiện tượng thụ thai, kinh nguyệt sẽ tạm biến mất cho đến khi phụ nữ kết thúc quá trình mang thai.

Những vấn đề liên quan mang thai ngoài tử cungNhững vấn đề liên quan mang thai ngoài tử cung
Những vấn đề liên quan mang thai ngoài tử cung

Tuy nhiên, như đã đề cập một trong những dấu hiệu bất thường nhận biết mang thai ngoài tử cung là hiện tượng chảy máu âm đạo. Hiện tượng này khiến cho nhiều phụ nữ lầm tưởng là máu nguyệt san. Tuy nhiên, thực tế đây lại là máu báo thai hoặc dấu hiệu thai ngoài tử cung, động thai. Chị em phụ nữ nên thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện này.

Chẩn đoán và điều trị mang thai ngoài tử cung

Để chẩn đoán tình trạng thai ngoài tử cung, hiện nay y học có các phương pháp như:

  • Kiểm tra lượng βhCG trong máu: Thông thường, khi mang thai, hàm lượng βhCG trong máu sẽ tăng rất nhanh, nhất là trong khoảng 6 tuần đầu thai kì. Trường hợp không nhận thấy βhCG tăng hay chỉ tăng một tí kèm theo những dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán nghi ngờ việc phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung.
  • Kiểm tra Progesterone huyết thanh: Kiểm tra thấy nồng độ Progesterone trong huyết thành nhỏ hơn 5ng/ml có thể đặt ra nghi vấn thai đang nằm ngoài tử cung.
  • Siêu âm bụng, đầu dò: Túi ối ở người mang thai ngoài tử cung qua siêu âm không tìm thấy bên trong buồng tử cung như bình thường. Ngược lại, lúc này bác sĩ có thể phát hiện vùng âm vang hoặc tim thai ở khu vực ngoài buồng tử cung. Bên cạnh đó, một số trường hợp, phát hiện có túi thai giả ở tại lớp nội mạc tử cung hay có sự xuất hiện của dịch ở bên trong ổ bụng.
  • Nội soi ổ bụng: Hình ảnh nội soi sẽ phản ánh hình ảnh thai ở vòi trứng hoặc những biểu hiện cho thấy vị trí thai đang làm tổ.
    Chẩn đoán và điều trị mang thai ngoài tử cung
    Kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán thai ngoài tử cung

Sau khi chẩn đoán tình trạng thai phụ là chửa ngoài dạ con hay mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc lưu lại thai bên ngoài tử cung thường không phải là sự lựa chọn, bởi nhiều nguy cơ có thể xảy ra khiến phụ nữ đối mặt với nhiều mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng.

Để điều trị tình trạng mang thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Điều trị thai ngoài tử cung bằng nội khoa

Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho phụ nữ mang thai ngoài tử cung sử dụng để chấm dứt thai kỳ không an toàn. Thuốc được dùng cho những trường hợp sau:

  • Sử dụng thuốc khi thai mới hình thành, khối thai kích thước nhỏ từ 3-4cm.
  • Không nhận diện được tim thai thông qua siêu âm, đồng thời không phát hiện hiện tượng xuất huyết ổ bụng.
  • Kiểm tra nồng độ βhCG nhỏ hơn hoặc bằng 5000 mUl/ml, huyết áp ổn định.

Thuốc được dùng trong trường hợp này là methotrexate (rheumatrex). Thuốc có tác dụng gây độc làm cho khối thai bị ức chế phân chia các tế bào. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào người thai phụ hoặc vào khối thai để điều trị tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Phụ nữ sau đó sẽ gặp triệu chứng giống bị sảy thai như co bóp tử cung, chảy máu âm đạo,…Thuốc có thể gây ảnh hưởng cho khối thai nhưng không làm tổn hại đến ống dẫn trứng. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sau điều trị nên tạm thời không nên mang thai trong khoảng vài tháng sau khi sử dụng thuốc.

Điều trị mang thai ngoài tử cung bằng ngoại khoa

Trong trường hợp thai đã phát triển với kích thước lớn hơn 4cm, túi thai có hiện tượng bị vỡ sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị. Phương pháp được áp dụng phổ biến là mổ hở hoặc mổ nội soi. Cụ thể:

  • Phẫu thuật nội soi mang thai ngoài tử cung

Áp dụng cho đối tượng mang thai ngoài nhưng khối thai chưa vỡ, xuất hiện rò rỉ máu nhẹ. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ trên ổ bụng đủ để đưa ống nội soi vào. Ống nội soi nhỏ, có thể di chuyển linh hoạt, trên đầu có gắn camera.

Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện giải phẫu thông qua hình ảnh ghi nhận trên màn hình, thao tác phá bỏ thai và giúp sửa chữa các tổn thương bên trong. Phương pháp có tính chất an toàn hơn mổ hở do ít gây mất máu, để lại sẹo hoặc các di chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật y khoa này đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ kỹ thuật giỏi, kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại.

  • Phẫu thuật mổ hở mang thai ngoài tử cung

Áp dụng cho trường hợp khối thai ngoài tử cung bị vỡ, chảy máu vào ổ bụng và không thể thực hiện mổ nội soi để cấp cứu. Trong quá trình phẫu thuật, nếu nhận thấy ống dẫn trứng bị hư tổn nặng, bác sĩ sẽ loại bỏ bộ phận này.

Chẩn đoán và điều trị mang thai ngoài tử cung
Phẫu thuật mổ hở điều trị thai ngoài tử cung trong trường hợp khối thai vỡ

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn người thân chăm sóc bệnh nhân đảm bảo an toàn vết mổ và tiến độ phục hồi sức khỏe tốt nhất. Người bệnh cần được ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học để không ảnh hưởng đến vết thương, tránh di chứng sau can thiệp ngoại khoa.

Thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường như nhiễm trùng, lở loét, xuất huyết quá nhiều, rỉ dịch hoặc mủ ở vết mổ có mùi hôi, sưng và đau nhức kéo dài. Bên cạnh đó, trong 6 tuần sau điều trị, chị em sẽ bị chảy máu nhẹ ở âm đạo hoặc ra cục máu đông, hiện tượng này là bình thường không nên quá lo lắng.

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa thai ngoài tử cung

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc nhận thấy mối nguy hiểm của mang thai ngoài tử cung đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Để phòng ngừa nguy cơ, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Chăm sóc và vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục hoặc trong kỳ kinh nguyệt đúng cách an toàn. Không thụt rửa sâu vào bên trong.
  • Quan hệ tình dục an toàn, có biện pháp phòng tránh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục.
  • Khám phụ khoa định kỳ để nhận biết sớm các nguy cơ và điều trị kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản.
  • Hạn chế can thiệp nạo phá thai, mang thai trong độ tuổi từ 35 trở lại để tránh nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ dưỡng chất, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, tránh các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Thăm khám thai định kỳ, theo dõi sự bất thường của thai kỳ để xử lý sớm khi cần thiết.

Mang thai ngoài tử cung cần được phát hiện và điều trị sớm. Bởi, khi khối thai càng phát triển, mức độ nguy hiểm càng cao, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ. Do đó, chị em không nên chủ quan, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên thăm khám sớm, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị mang thai nên nắm rõ 20 điều này

Chuẩn bị mang thai – 20 điều mẹ cần nắm rõ

Chuẩn bị mang thai là giai đoạn quan trọng để khi bước vào thai kỳ phụ nữ không quá bỡ ngỡ và lo lắng. Bên cạnh đó, không chỉ riêng...
Chuẩn bị mang thai nên nắm rõ 20 điều này

Chuẩn bị mang thai – 20 điều mẹ cần nắm rõ

Chuẩn bị mang thai là giai đoạn quan trọng để khi bước vào thai kỳ phụ nữ không quá bỡ...

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai có sao không? Cách trị

Nấm âm đạo khi mang thai có thể gây ra những triệu chứng khó chịu cho thai phụ. Bên cạnh...

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Vẫn có rất nhiều trường hợp phụ nữ...

Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Bao lâu thì lớn?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Có thay đổi kích thước nhiều không? Đây là thắc mắc được...

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? 10 loại tốt nhất

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? Đây là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *