Viêm nhiễm phụ khoa: Biểu hiện và cách xử lý, điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm nhiễm phụ khoa xảy ra khi có sự xâm nhập và tác động của nấm men, vi khuẩn cùng nhiều tác nhân gây bệnh khác. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khi nữ giới không giữ gìn vệ sinh vùng kín, sinh hoạt không đều độ, quan hệ tình dục không an toàn và ăn uống thiếu dưỡng chất. Bệnh phát sinh không chỉ khiến nữ giới mắc phải nhiều triệu chứng khó chịu mà còn gây biến chứng ở trường hợp nặng, không sớm điều trị.

Viêm nhiễm phụ khoa: Biểu hiện và cách xử lý, điều trị
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa, biểu hiện và cách xử lý, điều trị

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng bộ phận sinh dục nữ gặp vấn đề và bị viêm nhiễm. Từ đó làm phát sinh ra nhiều bệnh lý và vấn đề bất thường ở vùng kín. Điển hình như viêm âm đạo, ngứa vùng kín, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung…

Tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ xảy ra khi có sự xâm nhập và tác động của nấm men, vi khuẩn, ký sinh trùng và nhiều tác nhân gây bệnh khác. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn khi nữ giới không giữ gìn vệ sinh vùng kín, chăm sóc vùng kín không đúng cách, sinh hoạt không đều độ, quan hệ tình dục không an toàn và ăn uống thiếu dưỡng chất.

Không chỉ riêng phụ nữ mãn kinh, người đã quan hệ tình dục mà những người trẻ tuổi, nữ giới đang trong độ tuổi mới lớn cũng có thể bị viêm nhiễm phụ khoa. Bệnh xuất hiện làm phát sinh nhiều biểu hiện khó chịu ở vùng kín, làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Hơn thế bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở trường hợp nặng, không sớm điều trị. Trong đó có tình trạng vô sinh hiếm muộn.

Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa khá đa dạng. Tuy nhiên các biểu hiện thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Điều này khiến nữ giới khó phát hiện bệnh lý và dễ bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó không phải tất cả trường hợp đều có chung biểu hiện.

Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, có đến 80% nữ giới ở độ tuổi sinh sản nhận thấy cơ thể phát sinh các dấu hiệu bất thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Trong đó bệnh viêm âm đạo chiếm phần lớn các trường hợp.

Một số biểu hiện chủ yếu của bệnh gồm:

  • Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng này phát sinh là do sự tác động của trùng roi Trichomonas và nấm men Candida.
  • Huyết trắng tiết ra với số lượng nhiều hơn so với thông thường, huyết trắng lỏng như nước hoặc bị vón cục, có mùi hôi và thay đổi màu sắc (màu vàng, màu xám, màu xanh, màu trắng đục).
  • Vùng kín có mùi chua lên men hoặc mùi hôi tanh như cá ươn. Mùi hôi này sẽ phát ra nồng nặc hơn vào chu kỳ kinh nguyệt, thời gian trứng rụng và khi tham gia vào hoạt động tình dục.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau vùng chậu.
  • Có cảm giác đau rát nhiều khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau vùng chậu là các dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể phát sinh từ việc không vệ sinh, không chăm sóc vùng kín đúng cách và do nhiều nguyên nhân khác, cụ thể:

1. Mất cân bằng nồng độ hormone

Sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng và suy giảm từ việc thay đổi nội tiết tố hay nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới bị mất cân bằng. Biểu hiện thường gặp nhất của trường hợp này là tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo ra máu bất thường, vòng kinh thay đổi.

Ngoài ra tình trạng rối loạn nội tiết tố xảy ra kéo dài, không được kiểm soát còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Điển hình như ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và làn da.

Sự mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể thường diễn ra ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, nữ giới trong độ tuổi dậy thì, những người có thói quen thức khuya, sử dụng thuốc tránh thai, stress, căng thẳng đầu óc do áp lực công việc, cơ thể mệt mỏi kéo dài.

2. Không vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách

Vùng kín của nữ giới là khu vực cực kỳ nhạy cảm, đồng thời âm đạo có cấu tạo mở nên dễ bị kích ứng và viêm nhiễm. Đặc biệt vùng kín sẽ nhạy cảm hơn sau khi nữ giới tham gia vào các hoạt động tình dục và trong những ngày “đèn đỏ”.

Chính vì thế nếu nữ giới không thường xuyên vệ sinh và không chăm sóc vùng kín đúng cách, nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục sẽ tăng cao. Cụ thể:

  • Không thường xuyên vệ sinh vùng kín và không vệ sinh thân thể mỗi ngày
  • Thụt rửa sâu vào âm đạo
  • Sử dụng xà phòng hay dung dịch vệ sinh chứa chất hóa học, chất tẩy rửa mạnh, chất tạo mùi nhân tạo hoặc dung dịch vệ sinh không có độ pH phù hợp để làm sạch vùng kín
  • Không làm sạch nước tiểu sau khi đi vệ sinh
  • Sử dụng thuốc diệt tinh trùng, sản phẩm xịt thơm vùng kín
  • Không thường xuyên thay quần lót hoặc mặc quần lót ẩm ướt, quần lót bẩn, quần lót chật, bó sát vào vùng kín hoặc chất liệu của quần không có khả năng thấm hút mồ hôi
  • Không thường xuyên thay băng vệ sinh và vệ sinh vùng kín trong ngày hành kinh
  • Sử dụng băng vệ sinh và giấy vệ sinh không chất lượng
  • Lau chùi vùng kín từ dưới lên trên khiến vi khuẩn từ hậu môn theo khăn giấy đến âm đạo.
Không thường xuyên thay băng vệ sinh và vệ sinh vùng kín trong ngày hành kinh
Không thường xuyên thay băng và vệ sinh vùng kín trong ngày hành kinh có thể gây viêm nhiễm phụ khoa

3. Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh

Âm đạo sẽ teo dần khi phụ nữ bước sang độ tuổi tiền mãn kinh, độ tuổi mãn kinh hoặc nữ giới có tiền sử phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Ngoài ra ở những đối tượng này, niêm mạc âm đạo thường mỏng hơn bình thường, hàng rào bảo vệ tự nhiên bị phá vỡ, khô bên trong âm đạo, nóng rát âm đạo. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

4. Nhiễm nấm Candida

Viêm nhiễm phụ khoa thường phát sinh bởi tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo. Candida là một loại vi nấm tồn tại và hoạt động trong âm đạo, thường không gây nguy hiểm nếu không gặp điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên nếu độ ẩm mất đi khiến môi trường trong âm đạo bị mất cân bằng, loại vi nấm này sẽ phát triển và nhanh chóng gia tăng số lượng.

Nấm Candida gia tăng số lượng và hoạt động mạnh khiến âm đạo gặp vấn đề, gây viêm nhiễm phụ khoa, khí hư tiết ra nhiều kèm theo dấu hiệu bất thường.

5. Nhiễm khuẩn âm đạo

Có hai loại vi khuẩn sinh sống trong môi trường âm đạo. Gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh. Theo sinh lý tự nhiên vi khuẩn có lợi chiếm phần lớn số lượng hoặc đạt tỉ lệ bão hòa nên vi khuẩn gây bệnh không sinh sôi và không làm phát sinh bệnh lý.

Tuy nhiên khi có điều kiện thuận lợi hoặc do sự tác động của một vài nguyên nhân, yếu tố bên ngoài, số lượng vi khuẩn gây bệnh gia tăng và hoạt động mạnh. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, khiến âm đạo đau rát, ngứa ngáy và phát sinh nhiều vấn đề bất thường khác.

6. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Viêm nhiễm phụ khoa sẽ xuất hiện với mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn khi nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Thông thường khi bị viêm cổ tử cung, bệnh lậu, nhiễm trichomonas hoặc bệnh chlamydia, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa và đau rát tại vùng kín, dịch tiết âm đạo bất thường, khí hư có mùi hôi, đổi màu, ra máu âm đạo.

  • Bệnh Chlamydia: Việc lây truyền bệnh Chlamydia qua đường tình dục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và bộ phận sinh dục của nữ giới. Dịch tiết bất thường, đau rát khi tiểu có thể là dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh lý này.
  • Bệnh lậu: Vi khuẩn lậu dễ lây lan qua đường tình dục và khiến bộ phận sinh dục của nữ giới bị viêm nhiễm, khó điều trị.
  • Nhiễm Trichomonas: Nhiễm Trichomonas khiến âm đạo bị viêm, hôi tanh, ngứa ngáy, sưng và tiết dịch bất thường.

Viêm nhiễm phụ khoa phát sinh do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thường khó điều trị và nguy hiểm hơn so với thông thường. Vì thế bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm (dùng bao cao su) và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu mắc bệnh.

Nhiễm Trichomonas
Nhiễm Trichomonas khiến bộ phận sinh dục bị viêm, hôi tanh, kèm theo ngứa ngáy, sưng và tiết dịch bất thường

Đối tượng nguy cơ của bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể phát sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến và dễ phát triển hơn ở những đối tượng được liệt kê dưới đây:

  • Nữ giới đã quan hệ tình dục, có gia đình
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh
  • Những người có tiền sử nạo phá thai
  • Phụ nữ trên 40 tuổi
  • Nữ giới sử dụng thuốc tránh thai hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Viêm nhiễm phụ khoa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến nữ giới mắc phải nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra bệnh lý này còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hay phát sinh biến chứng nguy hiểm ở trường hợp nặng, không sớm điều trị. Cụ thể như:

  • Vô sinh, hiếm muộn
  • Vòi trứng teo nhỏ
  • Viêm nhiễm các cơ quan lân cận. Cụ thể: Viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến buồng trứng…

Kỹ thuật chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa

Một số kỹ thuật dưới đây sẽ được thực hiện để đảm bảo mức độ chính xác của quá trình chẩn đoán bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nguyên nhân gây bệnh, nguy cơ tiềm ẩn và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Cụ thể:

  • Kiểm tra bệnh sử, triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử của bệnh nhân bằng cách đặt một vài câu hỏi liên quan đến tiền sử mắc bệnh và những vấn đề bất thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra triệu chứng lâm sàng cũng được liệt kê để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng.
  • Kiểm tra tổn thương thực thể: Để kiểm tra tổn thương thực thể, tìm kiếm vị trí viêm và xác định mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ mở rộng âm đạo bằng dụng cụ hỗ trợ (mỏ vịt), sau sát quan sát bằng mắt thường.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Một mẫu bệnh phẩm chứa dịch tiết âm đạo hoặc dịch tiết của tử cung sẽ được lấy ra trong quá trình kiểm tra tổn thương thực thể. Mẫu bệnh phẩm này sẽ được kiểm tra và quan sát dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm.
  • Kiểm tra nồng độ pH: Kết quả từ quá trình kiểm tra nồng độ pH trong môi trường âm đạo có thể góp phần kết luận nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo do nhiễm trichomoniasis hoặc do vi khuẩn. Tuy nhiên kỹ thuật kiểm tra nồng độ pH âm đạo chỉ được thực hiện với mục đích hỗ trợ do kỹ thuật chẩn đoán này có độ chính xác chưa cao.
Kỹ thuật chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa
Các kỹ thuật dùng trong quá trình chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm âm đạo được điều trị như thế nào?

Viêm nhiễm âm đạo là bệnh phụ khoa nguy hiểm, cần được khám và điều trị y tế ngay khi bệnh phát sinh. Chính vì thế nếu bị ngứa vùng kín, tiết dịch âm đạo bất thường hoặc xuất hiện nhiều biểu hiện hay vấn đề bất thường khác, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để chữa bệnh đúng cách, phòng ngừa biến chứng và rủi ro không mong muốn phát sinh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị bạn áp dụng những phương pháp điều trị sau:

1. Sử dụng thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Sử dụng thuốc chữa viêm nhiễm là phương pháp điều trị được ưu tiên trong quá trình khắc phục viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên loại thuốc điều trị, liều dùng, cách sử dụng của từng trường hợp cụ thể không giống nhau.

  • Điều trị viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn: Để điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn, nữ giới có thể được yêu cầu sử dụng kết hợp kháng sinh dạng viên uống (điều trị toàn thân), kháng sinh dạng kem bôi (điều trị tại chỗ) ở trường hợp nặng hoặc dùng kháng sinh dạng viên uống kết hợp dung dịch vệ sinh ở trường hợp nhẹ.
  • Điều trị nấm âm đạo: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và độ tuổi mắc bệnh, nữ giới có thể được yêu cầu sử dụng thuốc chữa nấm âm đạo dạng viên uống (Fenticonazol, Itraconazol), thuốc chống nấm dạng kem bôi (Clotrimazole, Butoconazole, Nizoral, Ketoconazole), thuốc chống nấm dạng viên đạn đặt âm đạo (Clotrimazol, Mikopenotran, Fenticonazol,Ecozole, Gyno-pevaryl, Depot) hoặc sử dụng kết hợp ở trường hợp nặng.
  • Điều trị viêm nhiễm phụ khoa do bệnh lây truyền qua đường tình dục: Tinidazole hoặc Metronidazole dạng viên nén thường được chỉ định trong quá trình chữa trị viêm nhiễm phụ khoa do bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Điều trị viêm phụ khoa không do nhiễm trùng: Nữ giới cần xác định chính xác tác nhân gây viêm phụ khoa và loại bỏ chúng để khắc phục bệnh lý. Cụ thể như thói quen thụt rửa âm đạo, xà phòng/ dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa thành phần gây kích ứng, sử dụng băng vệ sinh hoặc giấy vệ sinh không đạt chất lượng.
  • Điều trị viêm nhiễm do hội chứng mãn kinh: Để điều trị viêm nhiễm do hội chứng mãn kinh, nữ giới có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm dạng viên uống, kem bôi hoặc sử dụng thuốc đặt.

Lưu ý an toàn

  • Sử dụng thuốc đúng với chỉ định và sự hướng dẫn về cách dùng, liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý dùng thuốc hay dùng thuốc bừa bãi.
  • Nếu xảy ra tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc, nữ giới cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý triệu chứng.
Sử dụng thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Sử dụng thuốc khắc phục tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và triệu chứng đi kèm

2. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng biện pháp xâm lấn

Nếu không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị, tình trạng viêm nhiễm và triệu chứng chuyển sang giai đoạn nặng, nguyên nhân gây bệnh phức tạp và có khả năng phát sinh biến chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra thể trạng, xem xét và chỉ định bệnh nhân điều trị với biện pháp xâm lấn phù hợp.

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa thể nặng thường được điều trị với các biện pháp xâm lấn sau:

  • Đốt điện
  • Dao cao tần
  • Liệu pháp áp lạnh
  • Điều trị bằng ánh sáng xanh.

Các biện pháp xâm lấn nêu trên thường không gây đau đớn, mang hiệu quả điều trị cao và có thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên một số rủi ro có thể xuất hiện. Cụ thể niêm mạc tử cung bị tổn thương, mất cân bằng môi trường âm đạo, hình thành sẹo, nữ giới khó sinh con hoặc thụ thai. Vì thế, bạn chỉ áp dụng phương pháp điều trị này khi có chỉ định và thực sự cần thiết. Ngoài ra bạn cần thực hiện xâm lấn tại các cơ sở y tế uy tín.

Bệnh pháp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

Để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa rủi ro và các biến chứng phát sinh, tốt nhất bạn nên loại trừ nguy cơ phát sinh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa bằng việc áp dụng các biện pháp sau:

1. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Việc giữ gìn vệ sinh vùng kín và vệ sinh vùng kín đúng cách sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ phát sinh tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

  • Rửa sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng dung dịch vệ sinh lành tính, có độ pH phù hợp.
  • Vệ sinh vùng kín 2 lần/ ngày (ngày bình thường) hoặc từ 2 – 3 lần/ ngày trong thời gian hành kinh.
  • Không vệ sinh vùng kín hoặc ngâm mình trong bồn nước tắm.
  • Không thụt rửa âm đạo.
  • Thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 tiếng/ lần.
  • Mặc quần lót sạch, khô thoáng, vừa vặn, chất liệu của quần có khả năng thấm hút mồ hôi.
  • Vệ sinh trước và sau khi hoạt động tình dục, nên sử dụng bao cao su.
  • Tránh sử dụng sản phẩm diệt tinh trùng, sản phẩm khử mùi hôi vùng kín, dung dịch vệ sinh và xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
Không vệ sinh vùng kín hoặc ngâm mình trong bồn nước tắm
Không vệ sinh vùng kín trong bồn hoặc ngâm mình trong bồn nước tắm để tránh gây viêm nhiễm

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cải thiện khả năng miễn dịch, thể trạng và cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể bằng việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C (ớt chuông, cam, ổi, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh…)
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3 (hàu, cá thu, dầu gan cá, trứng cá muối, cá cơm, cá mòi, cá hồi, cá ngừ…)
  • Thực phẩm giàu protein (trứng, hạnh nhân, yến mạch, ức gà, phô mai, bông cải xanh…)
  • Thịt, cá béo
  • Rau xanh, hoa quả tươi

Tránh sử thực các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng
  • Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ
  • Thức ăn đóng hộp
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thức ăn chứa nhiều đường/ muối
  • Thức uống có ga, rượu bia…

3. Sinh hoạt điều độ và hợp lý

Chế độ sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa:

  • Ngủ đủ giấc, ngủ sớm, tránh thức khuya.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động, làm việc quá sức.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh để cơ thể mệt mỏi.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không quan hệ tình dục quá sớm và không nên có nhiều bạn tình.

4. Khám phụ khoa định kỳ

Để kiểm soát tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản, sớm phát hiện các vấn đề bất thường và bệnh lý, nữ giới nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần. Việc sớm phát hiện và điều trị viêm nhiễm phụ khoa sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chữa bệnh, phòng ngừa bệnh tiến triển và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản và sớm phát hiện bệnh lý

Tuy xảy ra phổ biến và làm phát sinh nhiều vấn đề khó chịu nhưng tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời không gây nguy hiểm nếu sớm phát hiện. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, nữ giới sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng vô sinh hiếm muộn. Vì thế tốt nhất bạn cần sớm thăm khám và điều trị khi bệnh lý xảy ra. Nên áp dụng biện pháp phòng ngừa đúng cách để ngăn bệnh tái phát.

Bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa VIÊM PHỤ KHOA đã điều trị thành công cho hơn 10.786 phụ nữ. Đáng chú ý, hơn 80% bệnh nhân từng điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không khỏi

Đang Cho Con Bú Bị Viêm Phụ Khoa Phải Làm Sao?

Viêm phụ khoa là tình trạng thường gặp phải ở các chị em phụ nữ đã kết hôn. Thế nhưng,...

Viêm phụ khoa nhẹ - nặng: Biểu hiện và cách xử lý

Viêm Phụ Khoa Nhẹ – Nặng: Biểu Hiện Và Cách Xử Lý

Là phụ nữ, ai cũng có thể một lần trong đời mắc phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Dù...

Bệnh phụ khoa sau sinh: Loại thường gặp và cách trị

Phụ nữ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa trong thời kỳ hậu sản. Nguyên nhân là do trong thời...

Hướng Dẫn Chữa Bệnh Phụ Khoa Bằng Lá Trầu Không

Chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không là một trong những cách điều trị khá đơn giản,...

cách chữa viêm phụ khoa tại nhà

12 cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà nhanh khỏi

Áp dụng các cách chữa viêm phụ khoa tại nhà có thể giúp khắc phục triệu chứng và ức chế...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.