Ra máu khi mang thai là bị gì? Nguy hiểm không?

Ra máu khi mang thai khiến nhiều thai phụ lo lắng. Có đến 20% thai phụ gặp phải tình trạng này vào một vài thời điểm trong thai kỳ. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng nghiêm trọng nhưng mẹ bầu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng xử lý để bảo vệ sức khỏe cả hai mẹ con.

Ra máu khi mang thai là bị gì? Nguy hiểm không?
Ra máu khi mang thai là bị gì?

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải nhiều thay đổi trong cơ thể. Tại cơ quan sinh sản, sinh dục sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác thường như tiết nhiều khí hư, mất kinh, đi tiểu thường xuyên,…Trong đó, tình trạng ra máu khi mang thai xuất hiện khiến nhiều mẹ bầu hoang mang.

Theo thống kê, có khoảng 20% thai phụ gặp phải tình trạng này ở một vài thời điểm trong quá trình mang thai. Lượng máu chảy ở âm đạo khá ít và chỉ xuất hiện trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Đặc biệt, mẹ bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên thường gặp phải hiện tượng này.

Vậy nguyên nhân do đâu khiến phụ nữ khi mang thai bị ra máu? Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Ra máu khi mang thai trong 3 tháng đầu 

Khi bước vào 3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt đầu tiên) cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm. Cũng trong thời gian này, nhiều hiện tượng bất thường sẽ xuất hiện khiến chị em phụ nữ lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu tươi ở âm đạo cũng không phải hiếm gặp. Nguyên nhân có thể do:

  • Mang thai ngoài tử cung

Trong một số trường hợp, thai phụ gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung sẽ nhận thấy âm đạo thường xuyên chảy máu. Khi đó, phôi thai không làm tổ trên thành tử cung như bình thường mà nằm ngoài tử cung và bám vào những vị trí khác trong cơ quan sinh sản, thông thường là ống dẫn trứng.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai
Thai ngoài tử cung cần được nhận biết và xử lý sớm để tránh xảy ra những nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản phụ nữ

Tình trạng này khá nguy hiểm, mẹ bầu cần sớm phát hiện để xử lý. Bởi vì khi thai phát triển lớn dần có nhiều nguy cơ làm ống dẫn trứng bị vỡ đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng của phụ nữ.

Mặc dù theo thống kê, tỷ lệ thai phụ mang thai ngoài tử cung chỉ có khoảng 2% nhưng chị em cũng không nên chủ quan. Bên cạnh triệu chứng xuất huyết âm đạo, các dấu hiệu nhận biết khác thường khi mang thai cần được thăm khám sớm như đau quặn bụng, đau âm ỉ khu vực bụng dưới, choáng váng.

  • Tình trạng thai trứng

Thai trứng không phổ biến, đây là tình trạng khá hiếm gặp. Thay vì hình thành thai nhi thì bên trong tử cung xuất hiện một mô phát triển bất thường, làm nhiều người nhầm lẫn là đang mang thai. 

Không nên chủ quan khi gặp phải vấn đề này. Bởi, mô có thể mang cả tế bào ung thư, đồng thời phát triển lây lan sang các cơ quan lân cận trong cơ thể. Lúc này, phụ nữ sẽ gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tử cung phồng lên nhanh chóng, kèm theo đó là xuất huyết ở âm đạo.

  • Sảy thai

Sảy thai là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị ra máu khi mang thai. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến vào những tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai gặp phải hiện tượng này cũng nhất định sảy thai, nhất là khi thai phụ không có thêm những triệu chứng liên quan khác như đau quặn bụng, thấy một dải máu khá đặc trôi ra từ âm đạo.

  • Máu báo thai

Hiện tượng ra máu âm đạo với số lượng ít tương tự như máu kinh nhưng chỉ trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu báo thai. Phụ nữ sau khi đậu thai 6 – 12 ngày sẽ nhận thấy biểu hiện này. Đây được xem là tin vui cho thấy phôi thai đã bám thành công vào tử cung, chuẩn bị làm tổ và phát triển.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai
Âm đạo ra một ít máu có màu hồng nhạt, hơi nâu là dấu hiệu báo đậu thai thành công

Nhiều phụ nữ nhầm lẫn máu báo thai với máu kinh nguyệt thông thường. Do đó, nếu bạn thấy âm đạo ra máu ít nhưng chỉ xuất hiện vài giờ đến vài ngày thì có thể đây là dấu hiệu mang thai. Chị em nên thử que để kiểm tra.

  • Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ hiện tượng xuất huyết âm đạo có thể là do những yếu tố khác như:

  • Nhiễm trùng: Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có thể khiến tử cung, âm đạo bị tổn thương khiến thai phụ ra máu khi mang thai. Ngoài ra, một số bệnh lý lây lan qua đường tình dục cũng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Nếu gặp phải vấn đề này, phụ nữ cần thăm khám và có biện pháp can thiệp sớm để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.
  • Cổ tử cung thay đổi: Thêm một nguyên nhân khiến thai phụ gặp phải hiện tượng âm đạo ra máu bất thường là do mạch máu và máu đổ dồn về tử cung nhiều hơn trong thai kỳ. Khi đó, nếu thực hiện các thao tác thăm khám thai mạnh hoặc giao hợp thì cổ tử cung có thể bị tác động khiến máu chảy ra. Nếu rơi vào trường hợp này, phụ nữ không phải quá lo lắng. Thay vào đó, chị em phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt để bảo vệ thai kỳ được khỏe mạnh.

Ra máu khi mang thai vào các tháng giữa và cuối

Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, nếu thai phụ bị xuất huyết âm đạo thì không nên chủ quan. Không giống như giai đoạn 3 tháng đầu, ra máu những tháng cuối có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn. Theo đó, thai phụ cần sớm thăm khám thai để được hỗ trợ. Một số nguyên nhân như:

  • Vỡ tử cung

Tình trạng này không phổ biến, hiếm gặp. Thông thường vỡ tử cung có thể xuất hiện ở thai phụ đã trải qua sinh mổ trước đó. Khi mang thai lần hai có thể bị rách vết sẹo mổ làm vỡ tử cung. Nếu không được cấp cứu, nguy cơ ảnh hưởng cao đến tính mạng thai phụ. Ngoài xuất huyết âm đạo, chị em còn nhận thấy bụng dưới đau dữ dội, cảm giác yếu không có sức.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai
Tình trạng vỡ tử cung nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
  • Nhau bong non

Tình trạng nhau thai bong sớm hay nhau bong non khá nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Có khoảng 1% thai phụ gặp phải vấn đề này. Nghĩa là, nhau thai sẽ bong rời ra thành tử cung trước khi chuyển dạ hoặc trong quá trình chuyển dạ. Điều này làm cho máu bị tích tụ lại khoảng giữa nhau thai với tử cung.

Ngoài nhận thấy âm đạo ra máu tươi bất thường, mẹ bầu còn gặp phải những triệu chứng khác như đau bụng dưới, máu đông chảy ra ở âm đạo, đau lưng, yếu tử cung,…Khi nhận thấy cơ thể có những vấn đề này, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, theo dõi.

  • Nhau tiền đạo

Bên cạnh hiện tượng nhau bong non, tình trạng nhau tiền đạo cũng là một trong những bất thường của nhau thai khiến thai phụ bị chảy máu âm đạo. Tình trạng xuất hiện khi nhau thai không nằm đúng vị trí mà thấp hơn bình thường trong tử cung. Khi đó, nhau thai có thể che một phần hoặc toàn bộ lỗ mở cổ tử cung.

Tuy nhiên, hiện tượng nhau tiền đạo khá hiếm, trong 200 thai phụ chỉ có khoảng 1 người gặp phải tình trạng này. Thông thường, nhau tiền đạo ngoài gây xuất huyết âm đạo sẽ không kèm theo những biểu hiện đau đớn khác nên chị em không nên chủ quan.

  • Dấu hiệu sinh non

Nếu mẹ bầu nhận thấy máu chảy ra ở âm đạo vào giai đoạn cuối của thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh sớm cần được xử lý ngay. Nhận biết thông qua những triệu chứng kèm theo như bụng dưới căng tức, đau lưng, co bóp tử cung,…

  • Cuống rốn tiền đạo

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ra máu khi mang thai có thể là do mạch máu của thai nhi ở dây rốn hoặc nhau thai nằm ở vị trí che chỗ mở cổ tử cung. Tình trạng này nguy hiểm cho thai nhi. Bởi, mạch máu có thể bị vỡ ra gây xuất huyết và hết oxy nghiêm trọng cho em bé. Nhận biết thông qua theo dõi tim thai thay đổi kèm theo triệu chứng xuất huyết âm đạo của người mẹ.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai
Cuống rốn tiền đạo là tình trạng nguy hiểm cho thai nhi có thể gây mất máu và hết oxy
  • Nguyên nhân khác

Ra máu khi mang thai vào những tháng giữa và cuối thai kỳ có thể là do những yếu tố khác như trước đó thai phụ đã từng can thiệp ngoại khoa để lại sẹo ở tử cung, âm đạo, thai phụ bị polyp hoặc ung thư,…

Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, ra máu khi mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ có thể là máu báo thai hoặc hiện tượng thay đổi nội tiết khiến khí hư kèm theo chút dịch hồng. Tình trạng này không đáng lo ngại, bởi đa số phụ nữ khi thụ thai thành công đều phải trải qua.

Thông thường, máu sẽ xuất hiện với lượng rất ít, chỉ vài giọt trong thời gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày. Nhiều người thường nhầm lẫn tình trạng này với máu kinh nguyệt. Để phân biệt chị em có thể quan sát màu sắc, thông thường máu khi mang thai có màu nâu hoặc đỏ tươi kèm theo dịch nhầy.

Tuy nhiên, thai phụ cũng không nên chủ quan. Bởi một số trường hợp mang thai ngoài tử cung, vỡ tử cung, thai lưu, biểu hiện sảy thai,…cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ nhận thấy âm đạo xuất huyết trong thai kỳ. Để đảm bảo an toàn, chị em nên thăm khám sản khoa sớm để kịp thời xử lý, tránh những nguy cơ không mong muốn cho mẹ và bé.

Ra máu khi mang thai nên xử lý như thế nào?

Ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng cho thai phụ. Do đó, chị em nên quan sát số lượng và màu sắc của máu chảy ra ở âm đạo kèm theo những triệu chứng khác nếu có. Bên cạnh đó, hãy thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn xử lý sớm. Khi cần thiết, thai phụ sẽ được siêu âm để xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

Ra máu khi mang thai nên xử lý như thế nào?
Thai phụ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động mạnh và thông báo các triệu chứng cho bác sĩ để được kiểm tra, hỗ trợ

Một số việc thai phụ nên làm khi bị ra máu âm đạo được các chuyên gia khuyến cáo như:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động chân tay nhiều, tốt nhất nên nằm nghỉ trên giường.
  • Không tham gia các hoạt động thể chất khi nhận thấy âm đạo ra huyết tươi.
  • Khi nằm nên kê chân cao.
  • Không khiêng vật nặng quá 5 kg.
  • Lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo,…
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Nhiều thai phụ chảy máu âm đạo lượng ít vẫn có được một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan để hạn chế thấp nhất những rủi ro đe dọa sức khỏe của hai mẹ con. Thay vào đó, thai phụ nên tham vấn bác sĩ về những triệu chứng đang xảy ra để được tư vấn, kiểm tra và can thiệp sớm.

Ra máu khi mang thai khi nào đến gặp bác sĩ?

Thai phụ cần thông báo ngay với bác sĩ và đến bệnh viện thăm khám nếu có những biểu hiện bất thường sau đây: 

  • Bụng dưới đau quặn dữ dội.
  • Xuất huyết âm đạo nhiều, đặc biệt có máu đông.
  • Choáng, ngất, cơ thể sốt trên 38 độ, người ớn lạnh. 

Bác sĩ sản khoa có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện các kiểm tra để xác định nguyên nhân như thăm khám âm đạo, siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu.

Ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe thai phụ và thai nhi. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, dù nguyên nhân nào gây ra tình trạng này mẹ bầu cũng nên thông báo với người thân để sớm được đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Nhất là thời điểm những tháng cuối của thai kỳ, lúc này các dấu hiệu bất thường có thể là vấn đề nguy hiểm không nên chủ quan.

Có thể bạn quan tâm:

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai hay bị gì?

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai hay bị gì?

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai không? là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ...

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? 10 loại tốt nhất

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? Đây là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm....

Không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có tại sao?

Nữ giới có thể nhận biết sự tồn tại của thai nhi dựa vào một số dấu hiệu mang thai...

Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Việc lần đầu tiên mang thai đối với người phụ nữ ngoài niềm vui, hạnh phúc thì còn rất nhiều...

mang thai bao lâu thì nghén

Mang thai bao lâu thì nghén? Cách khắc phục cho khỏe

Ốm nghén là tình trạng phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải gây không ít ảnh hưởng cho sức khỏe...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.