Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Việc lần đầu tiên mang thai đối với người phụ nữ ngoài niềm vui, hạnh phúc thì còn rất nhiều bỡ ngỡ. Để trẻ phát triển được khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, mẹ bầu phải nắm vững những điều cần biết khi mang thai lần đầu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn đọc về vấn đề này.

Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Mang thai lần đầu cần trang bị những kiến thức cần biết để có được thai kỳ khỏe manh

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Mang thai là giai đoạn thiêng liêng của người phụ nữ trong hành trình tạo ra sự sống mới. Đặc biệt, lần đầu mang thai là một trải nghiệm khó quên với bất kỳ người phụ nữ nào. Bởi, giai đoạn này ngoài niềm vui, hạnh phúc thì người phụ nữ còn phải trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau cùng với sự hoang mang, bỡ ngỡ trước nhiều điều mới mẻ.

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời, mẹ bầu phải trang bị cho mình kiến thức cần thiết trước khi bước vào hành trình mang thai. Biết được nhu cầu đó, bài viết sẽ giúp bạn đọc cung cấp các thông tin về vấn đề: “Những điều cần thiết khi mang thai lần đầu”. Bạn đọc có thể tham khảo qua nội dung sau:

1. Dấu hiệu mang thai sớm

Đối với lần đầu tiên mang thai, ít người phụ nữ tự nhận biết những dấu hiệu. Chỉ đến khi thấy kinh nguyệt bị trễ hơn bình thường mới sử dụng que thử thai. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước, khi phôi thai cấy thành công vào thành tử cung, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu mang thai sớm.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Trễ kinh, buồn nôn, nôn, mệt mỏi cơ thể,…là những dấu hiệu mang thai sớm

Theo đó, một vài triệu chứng phổ biến mà hầu hết chị em nào khi mang thai cũng sẽ gặp phải như:

  • Ngực có sự thay đổi về kích thước, tính chất. Cụ thể, ngực trở nên mềm hơn, có cảm giác đau tức nhẹ, đầu vú sẫm màu hơn bình thường.
  • Âm đạo tiết dịch có màu hồng, đôi khi nâu đậm, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, ra nhiều huyết trắng.
  • Khứu giác trở nên nhạy cảm với mùi hương.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, cảm giác thường xuyên mệt mỏi.
  • Tiểu nhiều lần, dễ bị hụt hơi, khó thở.
  • Đầu đau, buồn nôn, nôn, cảm xúc không ổn định, tức giận, vui vẻ thất thường.

Một số dấu hiệu mang thai sớm gần giống như việc báo hiệu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế nhiều chị em bị nhầm lẫn giữa hai vấn đề này dẫn đến một vài trường hợp hoạt động mạnh ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, nếu bạn thấy trễ kinh hơn 1 tuần kèm theo những triệu chứng kể trên, nên thử thai để kiểm tra.

2. Bổ sung vitamin cần thiết cho thai kỳ

Khi mang thai mẹ bầu nên chú ý bổ sung cho cơ thể các loại vitamin cần thiết. Trong đó, vitamin B hay còn được gọi là acid folic có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Theo đó, trước và trong giai đoạn mang bầu, phụ nữ cần cung cấp cho cơ thể đủ lượng acid folic cần thiết để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho con. Mỗi ngày, mẹ bầu cần sử dụng một lượng khoảng 600 microgam acid folic theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm sắt để tăng lượng oxy trong máu cho thai nhi. Ngoài bổ sung thông qua thực phẩm, bạn có thể bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết thông qua các dạng viên uống tổng hợp. Chú ý chỉ nên sử dụng theo liều lượng được chỉ định, tránh lạm dụng gây quá liều ảnh hưởng đến thai nhi.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Bà bầu có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết bằng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi bạn đến cơ sở y tế để khám thai lần đầu tiên, bạn hãy cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa các dạng vitamin mà mình đang sử dụng để được tư vấn thêm. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bạn ngừng uống hay bổ sung thêm để bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh.

3. Khi nào nên khám thai?

Khám thai lần đầu nên thực hiện khi nào? Đây là thắc mắc mà đa số mẹ bầu trong lần đầu tiên mang thai quan tâm. Các chuyên gia cho biết, nếu khi nhận thấy kinh nguyệt chậm trễ từ 1 tuần trở lên, bạn nên thử que. Nếu kết quả hai vạch, lúc này bạn đã có thể đi khám thai lần đầu.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết thêm, thời điểm tốt nhất cho việc thăm khám là khi thai nhi được 7 – 8 tuần tuổi. Giai đoạn này, mẹ bầu đã có thể nghe được tim thai của em bé và theo dõi được các bất thường nếu có.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần ghi nhớ 3 cột mốc bắt buộc phải thăm khám thai để kiểm tra sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Lịch khám thai của từng mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn theo thể trạng và tình hình phát triển của mỗi thai nhi. 

Đây là lịch thăm khám cơ bản thường được áp dụng cho mẹ bầu:

  • Khám thai tuần 11 – 14: Đây là lần khám thai thứ 2 tính từ lần đầu tiên mẹ đến thăm khám sản khoa. Chị em nên đặt lịch hẹn khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, thời điểm này là khoảng thời gian cho kết quả dự sinh chính xác nhất. Đồng thời, đây cũng là thời điểm có thể đo độ mờ da gáy duy nhất nhằm kiểm tra nhiễm sắc thể xem trẻ có mắc bệnh hay dị tật không.
  • Khám thai tuần 22 – 23: Thai nhi kể từ giai đoạn này gần như đã hoàn chỉnh việc hình thành các cơ quan cơ thể. Khám thai trong thời gian này sẽ giúp bạn kiểm tra dị tật có xuất hiện trên cơ thể trẻ hay không. Nếu xảy ra vấn đề, bác sĩ sẽ tư vấn các phương án giải quyết thích hợp, đảm bảo an toàn cho thai phụ và tốt nhất có thể cho em bé. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng, bởi các đình chỉ thai nghén đa phần phải thực hiện trước khi thai kỳ bước qua tuần 28.
    Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
    Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe cho mẹ và bé
  • Khám thai tuần 31 – 32: Việc thăm khám thai định kỳ thực hiện ở giai đoạn này nhằm phát hiện những vấn đề muộn của thai nhi. Điển hình như tình trạng bất ổn của tim, động mạch hay não bộ,…Ngoài ra, bác sĩ sản khoa cũng sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra mức độ phát triển của thai nhi. Thai phụ sẽ phải tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu như các lần khám trước đó.
  • Khám tiền sản tuần 35 – 36: Siêu âm để theo dõi doppler động mạch rốn, não, tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn,…Đồng thời, thai phụ sẽ được bác sĩ đo tim thai, kiểm tra chuyển động thai, ngôi thai và dự báo cân nặng của em bé khi chào đời. Nếu trọng lượng hiện tại của bé không đáp ứng tiêu chuẩn cân nặng, mẹ bầu sẽ được tư vấn để bổ sung kịp thời dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, thai phụ có thể mắc phải một số bệnh lý khác như đái tháo đường, tiền sản giật,…Đây đều là những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé trong trường hợp không được phát hiện và can thiệp sớm.

Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo thai phụ nên tuân thủ theo lịch thăm khám thai của bác sĩ. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ theo dõi những vấn đề của cơ thể mẹ và tình hình phát triển và sức khỏe của thai nhi, can thiệp xử lý sớm phòng ngừa các nguy cơ.

4. Tiêm phòng khi mang thai

Thông qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ tư vấn cho bạn những loại vắc xin cần được tiêm phòng trong quá trình mang thai. Chúng giúp mẹ bầu phòng tránh các bệnh lý gây hại cho sức khỏe và tránh lây nhiễm cho thai nhi. 

Những dạng vắc xin như viêm gan B, A, vắc xin phòng cảm cúm, uốn ván, bạch hầu, ho gà, vắc xin viêm màng não,…Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên tiêm những loại như vắc xin ngừa sởi, quai bị, bại liệt, cúm LAIV,…

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Tiêm phòng cho thai phụ là một trong những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Thông thường, hai loại vắc xin cần phải tiêm khi phụ nữ trong giai đoạn mang thai là uốn ván và cúm. Cụ thể, lịch tiêm phòng như:

  • Tiêm phòng uốn ván: Bởi vì uốn ván có nguy cơ khiến thai chết lưu nên bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu tiêm phòng mũi đầu tiên từ tuần 22, tiêm mũi tiếp theo cách mũi đầu 1 tháng. Trường hợp, phòng ngừa sinh non, mẹ bầu cần tiêm uốn ván mũi đầu tiên trước khi thai nhi được 26 tuần tuổi, mũi thứ 2 trước tuần 30 của thai kỳ.
  • Tiêm phòng cúm: Không chỉ gây mệt mỏi cho thai phụ, bệnh cúm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Theo đó, bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên tiêm phòng khi tam cá nguyệt thứ 2, 3 trùng với mùa cúm (thông thường là từ tháng 10 đến tháng năm sau).

5. Dinh dưỡng cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ là vấn đề quan trọng mà chị em khi mang thai lần đầu tiên cần nắm rõ. Bởi, nguồn dinh dưỡng lúc này không chỉ cung cấp cho cơ thể mà còn nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi. Do đó, để có được một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu phải xây dựng một thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Bạn đọc có thể tham khảo các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai dưới đây:

  • Tinh bột: Giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ quan trong cơ thể. Thai phụ có thể bổ sung qua các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, rau và các loại trái cây tươi,…
  • Protein: Giữ vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đồng thời, protein còn tham gia vào quá trình sản xuất tế bào máu, nhau thai. Bổ sung qua các loại thực phẩm như thịt gia cầm, ngũ cốc, cá, hạt,…Lượng protein cần thiết mà thai phụ cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày khoảng 70g.
  • Chất béo: Có vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng cho cơ thể. Mỗi ngày, mẹ bầu cần nạp khoảng 40g chất béo thông qua các loại thực phẩm như thịt, sữa nguyên kem, một số loại hạt, dầu thực vật, bơ đậu phộng,…
  • Acid folic: Vai trò quan trọng đối với sự hình thành màu, phòng ngừa dị tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Mẹ nên bổ sung từ 300mcg đến 400mcg acid folic mỗi ngày qua các loại thực phẩm như rau xanh lá, quả vàng, đậu, măng tây, các loại hạt,…
    Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
    Cân bằng dinh dưỡng, cung cấp và bổ sung dưỡng chất giúp bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt về thể chất
  • Omega 3: Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thể chất. Nếu mẹ cung cấp đủ, thai nhi sẽ thông minh, phản xạ tốt, tăng khả năng học tập sau khi chào đời. Bổ sung qua các loại thực phẩm dinh dưỡng như cá ngừ, cá hồi, đậu hũ, sữa đậu nành,…
  • Canxi: Dưỡng chất cần thiết đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống xương khớp của trẻ. Thực phẩm giàu canxi phù hợp với mẹ bầu như sữa, phô mai, các trích, cá hồi, rau dền,…
  • Kẽm: Giảm nguy cơ sảy thai, chết lưu thai, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tế bào. Khi mang thai, phụ nữ phải cung cấp lượng kẽm nhiều gấp đôi so với những ngày bình thường. Bổ sung thông qua các loại thực phẩm như sò, cải cải, đậu hà lan, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt heo, thịt bò,…
  • Iod: Đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, nhất là hệ thần kinh. Thiếu hụt iod có thể gây ra nhiều hệ quả đáng tiếc cho cả mẹ và bé. 
  • Sắt: Bổ sung thông qua thực phẩm thịt nạc đỏ, thịt bò, rau dền, hạt bí đỏ, cá mòi,…Vai trò của sắt đối với cơ thể của mẹ và thai nhi là tham gia vào hoạt động cấu tạo tế bào.
  • Vitamin: Tăng đề kháng, ngừa nguy cơ loãng xương, còi xương ở trẻ và tránh nguy cơ xuất huyết cho thai phụ. Thực phẩm giàu vitamin như rau, củ, quả,…

Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất là điều cần làm khi mang thai lần đầu mà mẹ bầu cần ghi nhớ. Không nên bỏ bữa, ăn nghiêng về một nhóm thực phẩm nhất định gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng sự phát triển của em bé.

HỮU ÍCH: Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì? TOP 10 loại tốt nhất

6. Nên làm gì khi bị ốm nghén?

Tình trạng ốm nghén là vấn đề mà đa số phụ nữ khi mang thai phải trải qua. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, việc đối phó với cơn ốm nghén là quan tâm hàng đầu. Bởi khi cơ thể khó chịu, nghén ăn có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của hai mẹ con.

Theo đó, những triệu chứng thông thường khi bị ốm nghén của phụ nữ mang thai là buồn nôn, nôn. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, triệu chứng này có thể xảy ra liên tục, sau đó giảm dần và biến mất khi bước sang tháng thứ 4.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Ốm nghén là tình trạng đa số thai phụ phải trải qua

Mẹ bầu nếu không ăn uống được nhiều cũng không cần quá lo lắng, hoang mang. Thay vào đó, các mẹ nên uống đủ nước, ăn khi cơ thể có cảm giác muốn ăn. Ngoài ra, một số mẹo để giảm cơn ốm nghén mà mẹ bầu có thể tham khảo như sau:

  • Uống nhiều nước, uống khi cơ thể bị mệt. Lựa chọn các loại nước mát, sử dụng nước ép hoa quả để bổ sung dinh dưỡng.
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều lần trong ngày không nên cố gắng ăn nhiều trong một lần ăn.
  • Hạn chế ăn các dạng thực phẩm chứa tinh bột hấp thụ nhanh, chúng có thể tăng cơn nghén khó chịu cho mẹ bầu.
  • Không nên ăn thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, chất béo,…
  • Ăn loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Trường hợp khó ăn, ăn không nhiều do cơn nghén nặng, mẹ bầu có thể bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại viên uống tổng hợp theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

7. Quan hệ khi mang thai

Mang thai có quan hệ tình dục được không? Vấn đề này cũng là quan tâm của nhiều phụ nữ khi mang thai lần đầu tiên. Theo các chuyên gia, nếu bạn không có bất cứ triệu chứng bất thường nào cảnh báo sảy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, từng bị sảy thai,…thì vẫn có thể tiếp tục quan hệ tình dục khi mang thai.

Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng an toàn cho việc quan hệ tình dục. Vào tam cá nguyệt đầu tiên, thời gian này thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể. Mặc dù không kiêng kỵ tuyệt đối nhưng việc giao hợp thời điểm này phải thực sự cẩn trọng.

ĐỌC NGAY: Cách quan hệ an toàn khi mang thai với 10 tư thế

8. Tâm lý khi mang thai

Cảm xúc của phụ nữ khi mang thai khá thất thường. Mẹ bầu có thể vui vẻ nhưng cũng có thể đột ngột buồn bã, cáu gắt với những người xung quanh. Tình trạng bất ổn tâm lý khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Mẹ bầu nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái giúp thai kỳ khỏe mạnh

Chính vì thế, để có được thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển tốt về trí tuệ, tinh thần mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng. Người thân trong gia đình cũng nên động viên và tạo môi trường sống lành mạnh để thai phụ trải qua giai đoạn mang thai vui vẻ, hạnh phúc.

Phụ nữ khi mang thai vẫn phải đi làm đến khi đến phép sinh nở. Chị em nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và công việc cho phù hợp, hạn chế lao lực. Cơ thể khi mang thai khá nhạy cảm, dễ bệnh, do đó mẹ bầu hết sức lưu ý vấn đề này. Để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để em bé sinh ra cũng có được tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc. 

9. Vận động khi mang thai

Thể dục, thể thao quá sức khi mang thai là việc cần tránh tuyệt đối. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ngồi hay nằm một chỗ suốt thời gian mang bầu. Bởi, việc không vận động khiến cho quá trình “vượt cạn” trở nên khó khăn hơn.

Do đó, các chuyên gia khuyến khích, khi mang thai chị em vẫn nên tham gia các lớp học thể dục cho bà bầu. Tập luyện những động tác phù hợp, duy trì thành thói quen hàng ngày không chỉ giúp máu huyết lưu thông tốt mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương chậu, tử cung để con chào đời thuận lợi hơn.

10. Lựa chọn nơi sinh nở

Việc tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế để chào đón em bé đầu tiên chào đời là vô cùng cần thiết. Đây là một trong những việc điều cần biết khi mang thai lần đầu cho chị em phụ nữ. Lựa chọn bệnh viện uy tín, đảm bảo chất lượng sẽ giúp cho việc sinh con an toàn cho cả mẹ và bé.

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Lựa chọn nơi sinh và chuẩn bị tài chính cho quá trình chào đón em bé ra đời

Theo đó, bạn nên tìm hiểu thông tin về những cơ sở sinh nở uy tín, liên hệ để được tư vấn cụ thể về dịch vụ, quy trình và khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sinh con. Về chi phí, có hai dạng chính là chi phí sinh và phí nằm viện. Tùy theo từng bệnh viện khác nhau mà chi phí sẽ dao động ở các mức riêng.

Mẹ bầu nên theo dõi các thông tin, chuẩn bị cả về tinh thần và kinh tế trước khi chào đón em bé chào đời.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai lần đầu

Những điều cần biết khi mang thai lần đầu rất quan trọng cho chị em phụ nữ. Nội dung bên trên là cơ bản một số vấn đề chính dành cho mẹ bầu. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề quan trọng không kém như:

  • Trong quá trình mang thai, nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt. Không tự ý điều trị theo phương pháp truyền miệng chưa được xác thực, không sử dụng thuốc tân dược khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. 
  • Trường hợp bệnh khi mang thai, hãy thông báo việc mang thai cho bác sĩ. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp, an toàn cho bà bầu và thai nhi.
  • Không ăn những loại thực phẩm còn tươi sống, đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp, nhiều dầu mỡ,…Đặc biệt là không ăn hải sản chứa thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập,…
  • Tránh xa khói thuốc lá, không uống rượu, bia, hoặc sử dụng chất kích thích,…Chúng có thể gây sảy thai, sinh non, dị tật cho trẻ em và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác cho mẹ.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, không mang giày quá cao, vận động mạnh, không nên xoa bóp bụng, xông hơi,…khi mang thai. Những điều này có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non nguy hiểm cho mẹ và bé.
    Một số lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai lần đầu
    Tham gia lớp học tiền sản rất bổ ích cho bà bầu để chuẩn bị các bước cho sự ra đời của trẻ con
  • Vào giai đoạn từ tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu có thể bị rạn da. Để chăm sóc da được tốt nhất và an toàn, mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc loại dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên.
  • Tham gia các lớp học tiền sản để có thêm những kiến thức cần thiết cho thai kỳ. Chẳng hạn như cách tắm cho con, chăm sóc, cho con bú, phòng tránh bệnh,…

Hy vọng với bài viết, bạn đọc đã có thêm thông tin cần thiết về những điều cần làm khi mang thai lần đầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, chị em có thể tham vấn với bác sĩ sản khoa trực tiếp thăm khám thai để có được giải đáp cụ thể nhất. 

THAM KHẢO THÊM

26+ dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu

Những dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu của thai kỳ có thể giúp nữ giới sớm nhận biết, chủ động hơn trong việc thăm khám,...
Cách quan hệ an toàn khi mang thai

Quan Hệ An Toàn Khi Mang Thai Với 10 Tư Thế Cực Sướng

Tình dục ở phụ nữ mang thai là vấn đề hết sức bình thường, bạn vẫn có thể đảm bảo...

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất (1) có đáng lo?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất, đặc biệt là cảm giác đau bụng dưới âm ỉ thường không...

Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai? Có nguy hiểm?

Bị đau bụng dưới khi mang thai thường xảy ra và đau dai dẳng từ cuối tam cá nguyệt thứ...

mang thai bao lâu thì nghén

Mang thai bao lâu thì nghén? Cách khắc phục cho khỏe

Ốm nghén là tình trạng phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải gây không ít ảnh hưởng cho sức khỏe...

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là gì? Nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung nếu không sớm phát hiện và xử lý có thể gây nguy hiểm cho sức...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Bùi Nguyễn Thị Quỳnh TrâmBùi Nguyễn Thị Quỳnh Trâm says: Trả lời

    Vợ chồng em quan hệ với nhau vào ngày thứ 7 của chủ kì kinh nguyệt và sau đó đều đặn mỗi ngày một lần. Chứ kì kinh nguyệt của em là 28 ngày. Xin hỏi em có kinh vào ngày 10/8 đến nay đã 26 ngày thì em đã có thể có thai chưa. Năm nay em 35 tuổi chưa có con.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *