Chuẩn bị mang thai – 20 điều mẹ cần nắm rõ
Chuẩn bị mang thai là giai đoạn quan trọng để khi bước vào thai kỳ phụ nữ không quá bỡ ngỡ và lo lắng. Bên cạnh đó, không chỉ riêng gì phụ nữ mà người chồng cũng cần nắm vững những điều cần biết, cùng vợ lập kế hoạch mang thai và nuôi con sau này.
Vì sao vợ chồng nên chuẩn bị kế hoạch cho việc mang thai?
Việc chủ động lên kế hoạch chuẩn bị mang thai sẽ góp phần giúp vợ chồng có nhiều cơ hội mang thai hơn. Đặc biệt là về vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ trước khi bước vào thai kỳ để bé được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Ngoài ra, khi lên kế hoạch cho việc mang thai và sinh con, hai vợ chồng sẽ chủ động hơn trong vấn đề tài chính và tâm lý để không bỡ ngỡ và lo lắng khi em bé chào đời. Bởi, có rất nhiều trường hợp, mang thai ngoài ý muốn khiến cho các cặp đôi bị động trong tài chính, gặp nhiều vấn đề trong việc chăm sóc và nuôi con về sau.
Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích các gia đình trước khi có ý định sinh con nên lên kế hoạch chuẩn bị mang thai cụ thể, nhất là về tài chính và tinh thần. Đây là vấn đề hết sức cần thiết để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, làm nền tảng vững chắc để bé được phát triển tốt nhất.
Chuẩn bị mang thai nên nắm rõ 20 điều này
Vậy, chuẩn bị mang thai nên làm gì? Dưới đây là danh sách những điều mà mẹ nên nắm rõ để có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp cuộc sống trong thời gian mang thai thoải mái, giảm áp lực:
1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới thông thường sẽ rơi vào khoảng 28 – 30 ngày. Ngoài ra, có một số trường hợp, thời gian mỗi đợt hành kinh sẽ cách nhau đến 35 ngày. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra ngắn hay dài.
Khi có ý định mang thai, chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để xác định thời điểm rụng trứng. Việc quan hệ tình dục không có biện pháp phòng hộ rơi vào những ngày này sẽ giúp bạn gia tăng khả năng đậu thai hơn.
Chuyên gia sinh sản luôn khuyến khích nữ giới hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp có xảy ra bất thường, cần thăm khám phụ khoa và điều trị sớm. Tránh tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến kết quả thụ thai.
2. Ngưng sử dụng thuốc tránh thai
Ngưng uống thuốc tránh thai là một trong những điều mà phụ nữ nên làm khi có kế hoạch mang thai. Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai hàng ngày khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới bị thay đổi không giống như ban đầu.
Do đó, nếu đã lên kế hoạch cho việc sinh con, chị em nên ngưng uống thuốc ngay từ bây giờ. Điều này là thật sự cần thiết để cơ thể phụ nữ quay trở lại trạng thái ban đầu, ổn định kỳ nguyệt san bình thường. Nhờ đó mà khả năng mang thai sẽ cao hơn, giúp chị em sớm có tin vui.
3. Kiểm tra sức khỏe khi chuẩn bị mang thai
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là vấn đề cực kỳ quan trọng mà cả hai vợ chồng đều phải thực hiện. Thông qua thăm khám, bạn có thể biết được các thông tin cần thiết về sức khỏe hiện tại cũng như phát hiện những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến việc mang thai.
Trường hợp có sự cố khiến cho quá trình thụ thai bị cản trở, bác sĩ sẽ giúp chị em ngăn chặn và loại bỏ theo phương pháp phù hợp. Đồng thời, nhờ vào việc kiểm tra sức khỏe, chị em cũng nhận biết được thời điểm thích hợp cho việc thụ tinh, giúp gia tăng tỷ lệ mang thai và đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
Do đó, khi đến thăm khám y tế, bạn cần cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa mọi thông tin về tình trạng sức khỏe một cách trung thực nhất. Chẳng hạn vấn đề gia đình có tiền sử mắc những bệnh lý gì, các loại thuốc đang sử dụng, đã từng mang thai chưa để được bác sĩ tư vấn.
Đặc biệt, trường hợp bạn đang mắc bệnh tiểu đường, huyết áp, rối loạn co giật, trầm cảm,…Những bệnh có thể gây hại cho quá trình mang thai nên thông báo sớm với bác sĩ. Dựa vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ giúp chị em kiểm soát, cải thiện để có thể bước vào thai kỳ khỏe mạnh, an toàn hơn.
Ngoài ra, nếu nhận thấy chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của chị em không phù hợp, có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai, các bác sĩ sẽ hướng dẫn để chị em điều chỉnh. Đây là những yếu tố có mối liên hệ mật thiết đến thai kỳ. Do đó khi chuẩn bị mang thai vợ và chồng cần kiểm tra và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
4. Kiểm tra các vấn đề di truyền
Khi đến khám tiền sản, thông thường bác sĩ cũng sẽ điều tra những thông tin về bệnh lý di truyền của gia đình. Song song đó, hai vợ chồng sẽ được thực hiện những kiểm tra, xét nghiệm để đảm bảo chắc chắn không một ai trong cả hai mắc phải bệnh lý di truyền nghiêm trọng. Nhất là chứng bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
Trong trường hợp nữ giới gặp phải tình trạng rối loạn di truyền, nguy cơ thai nhi cũng sẽ mắc bệnh giống như người mẹ. Để kiểm tra, thông thường người vợ sẽ phải thực hiện việc lấy mẫu nước bọt hoặc máu để xét nghiệm. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ tư vấn hướng giải quyết sao cho phù hợp và an toàn nhất trước khi phụ nữ mang thai.
5. Tiêm ngừa trước khi mang thai
Những bệnh lý xảy ra trong thai kỳ có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhất là nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho bé. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên tiêm ngừa trước khi chuyển bị mang thai những loại bệnh như rubella, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu hoặc cúm,…
Thông thường, việc tiêm ngừa sẽ được tiến hành trước khi mang thai 1 – 3 tháng. Thời gian này là phù hợp nhất để vắc xin phát huy tác dụng, đồng thời không khiến dược tính ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đối các mẹ không nên tiêm phòng trong thời gian mang thai, bởi những tác dụng phụ của thuốc có thể gây hại cho bé.
HỮU ÍCH: Đang Chích Ngừa Viêm Gan B Có Thai Được Không? Có Sao Không?
6. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Không những thế, việc mẹ bầu ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ được cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp ổn định sức khỏe ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra, nếu biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng kiểm soát được cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe sau sinh. Do đó, chị em nên lập chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, chỉ ăn đủ và không ăn quá nhiều trong một lần ăn.
Thực đơn hàng ngày của phụ nữ khi chuẩn bị mang thai nên đảm bảo có trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, các chị em nên lựa chọn thực phẩm giàu axit folic, sắt bổ sung cho cơ thể để giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
7. Kiểm soát cân nặng khi chuẩn bị mang thai
Cân nặng cũng là một trong những yếu tố mà chị em cần chú trọng trước khi bước vào thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ nên duy trì và kiểm soát mức cân nặng phù hợp và cân đối nhất. Tránh tình trạng béo phì hay thiếu cân khiến việc mang thai gặp nhiều vấn đề.
Đặc biệt là nguy cơ thừa cân quá mức khiến cho mẹ bầu có nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bệnh huyết áp, tiền sản giật hay sinh non. Ngoài ra, đối với thai nhi, nếu cơ thể mẹ vượt quá số cân cho phép sẽ khiến bé mắc phải hội chứng macrosomia (tăng trọng lượng bất thường), dễ bị chấn thương khi sinh, thậm chí đột tử nguy hiểm.
Bên cạnh những mối đe dọa kể trên, việc thai phụ bị dư cân còn là nguyên nhân khiến thai nhi có khả năng dị tật khi còn trong bụng mẹ. Song song đó, với lượng mỡ tích tụ nhiều ở bụng sẽ cản trở việc siêu âm, theo dõi tim thai. Do đó, khi chuẩn bị mang thai, chị em nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để duy trì vóc dáng cân đối.
Cũng không quên đề cập đến vấn đề một số phụ nữ lên kế hoạch mang thai nhưng không đảm bảo cân nặng. Việc cơ thể quá gầy cũng là nguyên nhân gây ra những nguy cơ cho cả hai mẹ con, mức độ nguy hại không kém tình trạng dư cân.
Bởi vì nếu người mẹ bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và gây tác hại tiêu cực cho sức khỏe của trẻ khi sinh ra và thậm chí là suốt cuộc đời. Chính vì thế, trong những điều cần làm khi chuẩn bị mang thai, chị em nên lưu ý về vấn đề cân nặng.
8. Môi trường sống phải đảm bảo an toàn sức khỏe
Môi trường sống cũng là yếu tố cần được chú ý khi vợ chồng có ý định sinh con. Nhằm đảm bảo phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh nhất, hai vợ chồng nên thay đổi môi trường sống nếu cần thiết. Chọn một môi trường sống đảm bảo sức khỏe, không có hóa chất độc hại hay bất cứ nguồn ô nhiễm nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Vấn đề này được nhiều chuyên gia đề cập đến. Bởi khi sống trong một môi trường sống lành mạnh, hai vợ chồng sẽ đảm bảo được sức khỏe. Thông qua đó tỷ lệ mang thai cũng sẽ cao hơn, giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm, việc thụ thai sẽ gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi thai phụ tiếp xúc phải hóa chất độc hai. Khi đó, em bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh từ trong bụng mẹ, bị dị tật bẩm sinh gây hại cho đời sống sau này của con.
9. Tránh tình trạng nhiễm trùng
Nhiễm trùng là tình trạng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì thế, trong kế hoạch mang thai, chị em nên lưu ý vấn đề này. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, một số vấn đề cần lưu ý để tránh nguy cơ nhiễm trùng như:
- Rửa tay thường xuyên, nhất là khi chế biến thức ăn và khi ăn. Ngoài ra, nên bảo quản thực phẩm đúng cách, đảm bảo tủ lạnh duy trì nhiệt độ ngăn mát từ 2 – 4 độ C, ngăn đông dưới 18 độ C. Tránh sử dụng thực phẩm hư, oi thiu hay để qua đêm mà không được bảo quản.
- Tránh tuyệt đối những thực phẩm không được nấu chín, các loại thịt nguội hoặc phô mai chưa được khuer trùng,….Những loại này chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường bạn không nhìn thấy được. Chúng là những tác nhân gây ngộ độc, nhiễm trùng, đặc biệt là tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ bầu.
- Tránh uống những loại nước ép chưa qua khử trùng để đảm bảo cơ thể không dung nạp những vi khuẩn như e. Coli, salmonella,…
- Nếu phải tiếp xúc với đất cát, rác thải sinh hoạt phụ nữ nên mang găng tay bảo hộ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
10. Cai rượu bia, tránh xa thuốc lá và chất gây nghiện
Rượu, bia, thuốc lá và những chất gây nghiện có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Đối với nữ giới khi chuẩn bị mang thai hãy tránh xa các tác nhân gây hại này để có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thai phụ khi tiếp xúc với những chất gây nghiện, sử dụng thuốc lá, uống rượu bia khi mang thai có khả năng sinh non và sảy thai cao. Ngoài ra, nhiều khả năng em bé sinh ra sẽ bị dị tật hoặc nhẹ cân khó nuôi.
Song song đó, nếu hai vợ chồng muốn sớm có con, tăng tỷ lệ mang thai thì nên loại bỏ các tác nhân này ra khỏi môi trường sống, sinh hoạt. Bởi, với nam giới việc sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên có thể làm suy giảm chất lượng tinh trùng, gây khó khăn cho việc thụ thai.
Do đó, khi chuẩn bị cho việc mang thai và sinh con, cả hai vợ chồng nên lưu ý vấn đề này. Loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, tăng có hội mang thai mà còn giúp chị em bước vào một thai kỳ khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe, trí tuệ cho thai nhi.
11. Cắt giảm hàm lượng caffeine nạp vào cơ thể
Bên cạnh các dạng chất gây nghiện chứa trong rượu, bia, thuốc lá, việc cắt giảm caffein cũng là vấn đề quan trọng. Phụ nữ nên lưu ý, việc tiêu thụ những thực phẩm chứa hoạt chất này có thể khiến cho khả năng sinh sản bị suy giảm.
Khi chuẩn bị mang thai, tốt nhất chị em nên hạn chế việc sử dụng cà phê, hay những thực phẩm, thức uống có chứa caffeine. Các chuyên gia khuyến cáo, liều lượng cho phép mà phụ nữ có thể nạp mỗi ngày chỉ nên ở mức dưới 200ml. Không nên sử dụng vượt mức để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
12. Thăm khám nha sĩ trước khi mang thai
Việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến răng miệng. Đây là nguyên nhân vì sao mà các mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh nha khoa. Do đó, trước khi mang thai, bạn nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng, đặc biệt là nướu răng.
Khi cơ thể bị thay đổi hormone, nhất là progesterone và estrogen sản sinh quá mức có thể ảnh hưởng đến bộ phận này. Vì thế, nhằm tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệng, khám nha khoa sớm cũng là vấn đề mà phụ nữ nên thực hiện trước khi mang thai.
13. Ổn định tâm lý, bảo vệ sức khỏe tinh thần
Tinh thần thoải mái là yếu tố khiến cho bạn có nhiều cơ hội thụ thai hơn. Việc cơ thể luôn căng thẳng, áp lực sẽ là trở ngại tâm lý nguy hại đối với việc mang thai. Do đó, khi cùng nhau lên kế hoạch cho việc mang thai, chị em nên chuẩn bị một tâm lý thoải mái, hạn chế muộn phiền.
Môi trường sống và các mối quan hệ trong gia đình có thể tác động đến tâm lý của phụ nữ. Các ông chồng nên là nguồn động viên và giúp vợ vượt qua những vấn đề đó. Tâm sự, giải tỏa những mối bận tâm, giúp tinh thần thoải mái sẽ giúp cả hai vợ chồng có nhiều cơ hội mang thai hơn.
Khi thụ thai thành công, mẹ bầu cũng nên tiếp tục giữ trạng thái tinh thần thoải mái nhất có thể để giúp thai kỳ khỏe mạnh, tốt cho tâm lý của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Song song đó, hãy chuẩn bị một tinh thần vững vàng trước khi bước vào quá trình “lâm bồn, vượt cạn”, cũng như cả quá trình phục hồi sau sinh.
14. Chuẩn bị gì khi mang thai? Đảm bảo một giấc ngủ ngon
Giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Đặc biệt, giấc ngủ còn có tầm quan trọng đối với thai kỳ. Nếu có một giấc ngủ ngon và sâu giấc mỗi ngày, mẹ và bé sẽ tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt, nhất là em bé sẽ có điều kiện phát triển tư duy về sau.
Tuy nhiên, khi mang thai, do những thay đổi nội tiết và sự lớn dần về kích thước của thai nhi nên mẹ bầu sẽ gặp phải nhiều vấn đề về giấc ngủ. Do đó, khi chuẩn bị mang thai, chị em nên chuẩn bị cả tinh thần đối phó với tình trạng này.
Bạn có thể chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ giúp tư thế khi ngủ thoải mái mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như gối ôm dành cho bà bầu, một chiếc giường êm ái, rộng rãi cho việc trở mình mỗi đêm,…Đảm bảo một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho mẹ và bé có một sức khỏe tốt nhất.
ĐỌC NGAY: Lưu lại những điều cần biết khi mang thai lần đầu
15. Vận động thể dục, thể thao phù hợp
Vận động thể dục, thể thao phù hợp giúp phụ nữ có sức khỏe tốt, tăng đề kháng và hệ miễn dịch, tránh gặp phải các bệnh lý về xương khớp, tim mạch,…Đồng thời, việc vận động cũng giúp chị em duy trì vóc dáng, tăng khả năng thụ thai.
Song song đó, trong quá trình mang thai, thai phụ vẫn có thể duy trì việc vận động để thai kỳ được khỏe mạnh hơn. Vì thế, bạn có thể tham gia các lớp thể dục cho bà bầu, thực hiện các động tác đơn giản hàng ngày nhằm tránh tình trạng xơ cứng, đau nhức cơ thể. Ngoài ra, việc này còn hỗ trợ cho vấn đề sinh nở về sau, giúp quá trình chào đời của em bé dễ dàng hơn.
Các mẹ có thể tập các môn thể thao phù hợp, nhẹ nhàng, không có quá nhiều động tác mạnh ảnh hưởng đến thai nhi như yoga, bơi lội hoặc aerobic. Trường hợp chị em bận rộn, không có thời gian tham gia các lớp học thể dục, có thể đi bộ để rèn luyện cơ thể, đi thang bộ thay cho thang máy,…
16. Chuẩn bị mang thai nên vững vàng tài chính
Việc mang thai cho đến khi em bé chào đời và khoảng thời gian nuôi dạy con sau đó đều tốn rất nhiều chi phí. Do đó, trước khi mang thai, cả hai vợ chồng nên đảm bảo nguồn tài chính của mình có thể đáp ứng việc chăm sóc tốt nhất ngay từ khi mang thai cho đến khi chào đón con ra đời.
Những khoản chi phí cho việc mang thai thông thường là chi phí khám sức khỏe, khám thai định kỳ, chi phí cho việc chữa bệnh, mua đồ dùng,…Ngoài ra, nhiều khoản chi khác sẽ phát sinh không có trong dự định mà hai vợ chồng phải chi trả khác chưa được đề cập.
Chung quy lại, khi có kế hoạch sinh con, việc đảm bảo một kinh tế vững vàng là điều hết sức cần thiết. Đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ đến khi chào đời.
17. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu
Ngoài những vấn đề kể trên, trước khi mang thai và trong quá trình mang thai, phụ nữ nên bổ sung cho cơ thể những loại vitamin và khoáng chất cần thiết sau:
- Omega 3: Đây là dưỡng chất giúp tăng khả năng thụ thai và đảm bảo bào thai cấy vào tử cung tốt nhất. Do đó, chị em phải bổ sung đầy đủ omega 3 cho cơ thể khi đã lên kế hoạch mang thai.
- Canxi: Dinh dưỡng vô cùng cần thiết đối với sự hình thành và phát triển xương khớp và răng của trẻ. Các mẹ bầu nên bổ sung đủ canxi để có thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời em bé được phát triển toàn diện về thể chất. Trường hợp thiếu hụt canxi, em bé có thể bị còi xương, nhẹ cân sau sinh.
- Sắt: Thành phần dưỡng chất tham gia vào quá trình vận chuyển khí oxy. Đây là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi và giảm nguy cơ thiếu máu cho thai phụ. Chính vì thế, bạn nên bổ sung sắt qua thực phẩm, hoặc viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Axit folic: Bổ sung trước khi có ý định mang thai và trong suốt quá trình mang thai để tránh dị tật bẩm sinh cho trẻ.
- Vitamin D: Bổ sung đầy đủ giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Đồng thời, vitamin D tham gia vào quá trình chuyển hóa canxi, giúp hình thành và phát triển xương và răng của em bé được tốt hơn.
- Iot: Giúp phát triển tuyến giáp, sản sinh các loại hormone cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, iot còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tránh các nguy hại đến não bộ của thai nhi.
18. Trang bị kiến thức về thai giáo và nuôi dạy trẻ
Tham gia những lớp học về thai giáo và phương pháp nuôi dạy trẻ giúp chị em đỡ bỡ ngỡ khi em bé chào đời. Đồng thời, khi trang bị những kiến thức về thai giáo sẽ giúp thai nhi có điều kiện phát triển toàn diện nhất về thể chất lẫn tinh thần.
Việc bố mẹ chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức nuôi dạy con sẽ tạo tiền đề để em bé khi chào đời dduocj phát triển tốt nhất. Ngoài ra, thông qua việc tìm hiểu những kiến thức cần thiết cho việc thai giáo và nuôi dạy trẻ, tình cảm giữa bố mẹ và trẻ sẽ gắn kết hơn.
19. Khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ
Khi phát hiện mình mang thai, chị em nên thăm khám bác sĩ sản khoa và thực hiện lịch khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Việc theo dõi này sẽ giúp cho bạn biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể và của con.
Trường hợp nhận biết các bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp giúp bạn điều chỉnh lại các vấn đề liên quan giúp bảo vệ thai kỳ. Nếu gặp phải tình trạng khẩn cấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để mẹ bầu đình chỉ thai kỳ để bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng.
20. Lựa chọn cơ sở y tế chuẩn bị sinh con
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng giúp mẹ bầu sinh nở an toàn hơn. Do đó, trước khi sinh con, vợ chồng nên tìm hiểu và lựa chọn một địa chỉ sinh nở uy tín, phù hợp với điều kiện kinh tế để em bé được chào đời tại nơi tốt nhất.
Ngoài ra, khi sinh con ở một cơ sở y tế chất lượng, trong quá trình “vượt cạn” nếu có phát sinh vấn đề. Việc có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại cũng sẽ giúp việc xử lý tình huống an toàn, đảm bảo hơn. Giúp mẹ bầu phòng tránh nhiều nguy hại không mong muốn.
Trên đây là những điều mà các mẹ cần lưu ý khi chuẩn bị mang thai. Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, vợ chồng nên cùng nhau lên kế hoạch cho việc chào đón em bé ra đời. Song song đó, bạn đừng nên quá lo lắng, hãy cùng trải nghiệm với người bạn đời của mình giai đoạn thiêng liêng này. Chăm sóc sức khỏe, chuẩn bị tâm lý, tài chính để khi con chào đời có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ 3 ngày- 1 tuần
- Nhận biết các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!