Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Vẫn có rất nhiều trường hợp phụ nữ bị nhầm lẫn giữa hai vấn đề này. Do một vài biểu hiện khi mang thai tương đồng với dấu hiệu sắp tới kỳ kinh nguyệt. Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt hai vấn đề này qua bài viết sau đây.

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Theo các chuyên gia, khi phụ nữ mang thai giai đoạn đầu sẽ có một vài biểu hiện tương đồng với giai đoạn sắp bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế, nhiều phụ nữ nhầm lẫn giữa hai vấn đề gây ra những ảnh hưởng không mong muốn. Vậy, các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Bạn đọc có thể phân biệt qua một vài đặc điểm sau:

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết
Phụ nữ nắm rõ các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt để có hướng xử lý tốt nhất

1. Ra máu âm đạo

  • Dấu hiệu mang thai:

Khi mang thai, dịch tiết âm đạo có những thay đổi bất thường. Trong số những hiện tượng thường gặp, máu báo thai là dấu hiệu phổ biến. Chị em có thể quan sát được dưới đáy quần lót có vệt máu hồng nhạt hoặc nâu đậm. Chúng chỉ tiết ra với số lượng rất ít nên không cần sử dụng đến băng vệ sinh. 

Hiện tượng này thông thường là dấu hiệu mang thai, kéo dài 10 – 14 ngày khi trứng được thụ tinh làm tổ trong tử cung. Một số thai phụ có thể gặp phải hiện tượng âm đạo tiết dịch hồng thêm một khoảng thời gian ngắn sau đó.

  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Điểm khác biệt giữa máu báo thai với máu kinh nguyệt rõ rệt nhất là về số lượng và màu sắc. Bình thường, lượng máu kinh sẽ rất nhiều và có màu đậm. Thời gian hành kinh ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau, tuy nhiên trung bình 3 – 7 ngày thì hiện tượng chảy máu sẽ kết thúc. Đồng thời, âm đạo sẽ không chảy máu nếu chưa đến thời kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

2. Đau và căng tức ngực

  • Dấu hiệu mang thai:

Phụ nữ khi mang thai sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của kích thước vòng một. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai có độ chính xác khá cao. Lúc này, ngực của thai phụ sẽ hơi sưng và căng tức hơn bình thường, trở nên nhạy cảm khi chạm vào.

Ngoài ra, vì kích cỡ của ngực cũng tăng lên, khiến cho nhiều phụ nữ cảm thấy nặng và đau ngực khó chịu. Những thay đổi này có thể kéo dài trong khoảng vài tuần cho đến vài tháng tùy cơ địa mỗi người.

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết
Khi mang thai, kích thước vòng một sẽ to hơn và xuất hiện tình trạng đau, căng tức

Tham khảo thêm: Bị tổ đỉa khi mang thai – tất tần tật những điều mẹ bầu cần phải biết

  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Một số nữ giới khi sắp bước vào kỳ hành kinh tiếp theo sẽ thấy ngực hơi đau và căng, nhất là đối với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Cơn đau sẽ trở nên mạnh mẽ khi nguyệt san xuất hiện vào ngày đầu của kỳ kinh. Chị em có thể nhận thấy khu vực bên ngoài xung quanh ngực có hiện tượng căng và đau nhức.

3. Chuột rút

  • Dấu hiệu mang thai:

Tình trạng chuột rút là một trong những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tuần đầu tiên của thai kỳ. Thai phụ sẽ bị chuột rút nhẹ, vị trí xảy ra chủ yếu ở bụng dưới và lưng dưới, khác với kỳ kinh nguyệt.

  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Trước khi xuất hiện nguyệt san, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng chuột rút kéo dài từ 1 – 2 ngày. Tuy nhiên khi kinh nguyệt dứt hẳn thì hiện tượng chuột rút cũng biến mất.

4. Đau bụng

  • Dấu hiệu mang thai:

Khu vực bụng dưới, lưng dưới có cảm giác đau lâm râm. Đây là dấu hiệu của việc trứng đã được thụ tinh thành công và đang làm tổ bên trong tử cung. Thai phụ sẽ cảm nhận những cơn đau nhẹ xuất hiện vài tuần hoặc vài tháng ở bụng và lưng.

  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

So với đau bụng báo thai, thời gian đau bụng báo hiệu kỳ kinh sẽ chỉ diễn ra 1 – 3 ngày. Sau đó, cơn đau sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. 

5. Buồn nôn, nôn

  • Dấu hiệu mang thai:

Buồn nôn và nôn là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng trải qua những cơn ốm nghén khó chịu vào giai đoạn đầu khi mang thai. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện khi phôi thai cấy thành công vào thành tử cung khoảng 1 tháng.

Bên cạnh đó, không phải bất kỳ thai phụ nào cũng gặp phải song song hai tình trạng buồn nôn lẫn nôn. Bởi theo thống kê, có khoảng 50% đến 90% khi mang thai phụ nữ thường xuất hiện cảm giác buồn nôn. Trong khi nôn chiếm khoảng 22% – 55% số phụ nữ mang thai.

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết
Buồn nôn và nôn là biểu hiện cơ bản của nhiều thai phụ
  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Trước khi kỳ kinh nguyệt diễn ra, chị em phụ nữ thường không bị buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp nhận thấy chậm kinh nhưng không có dấu hiệu này thì khả năng mang thai cũng không cao.

Tham khảo thêm: Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn

6. Mệt mỏi

  • Dấu hiệu mang thai:

Khi phôi thai làm tổ và phát triển trong tử cung, nồng độ progesterone tăng cao để thích ứng cũng như nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì lý do này mà huyết áp, hàm lượng đường huyết của thai phụ sụt giảm gây ra cảm giác mệt mỏi.

Có thể nói biểu hiện này khá phổ biến ở nhiều bà bầu. Song song đó, nó sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ. Trường hợp nhận thấy cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ và chậm kinh nhiều ngày rất có thể bạn đang mang thai. Chị em nên lưu ý và thử thai để có hướng chăm sóc giúp thai kỳ khỏe mạnh.

  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Giai đoạn sắp tới kỳ kinh phụ nữ cảm thấy cơ thể khá mệt mỏi, như kiệt sức và không muốn làm việc. Tuy nhiên, sau khi kinh nguyệt dứt hẳn, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.

7. Táo bón, ợ hơi

  • Dấu hiệu mang thai:

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt có thể nhận biết thông qua hiện tượng táo bón, ợ hơi,…những hiện tượng liên quan đến tiêu hóa. Nếu phụ nữ nhận thấy kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường nhiều ngày kèm theo các tình trạng đã nêu, rất có thể chị em đang mang thai.

Nguyên nhân gây nên vấn đề này là do sự gia tăng hormone progesterone khiến hệ thống tiêu hóa bị rối loạn. Thai phụ có thể phải trải qua chứng táo bón, khó tiêu, ợ hơi,….thêm vài tuần hoặc thậm chí kéo dài suốt thai kỳ.

  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Những vấn đề về tiêu hóa rất ít gặp vào những ngày trước khi kỳ kinh nguyệt diễn ra. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp có dấu hiệu này. Sau khi hết kinh, cơ thể sẽ hoạt động ổn định lại bình thường.

8. Thèm ăn – Chán ăn

  • Dấu hiệu mang thai:

Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thường có những biểu hiện khác lạ. Trong đó, tình trạng thèm ăn hoặc chán ăn khá phổ biến. Một số món ăn yêu thích trước đó có thể biến thành món không muốn ăn khi phụ nữ mang thai. Tình trạng này đối với mỗi cơ địa thai phụ sẽ khác nhau. 

Không phải phụ nữ khi mang thai đều sẽ ăn nhiều và cũng không hẳn ai cũng sẽ chán ăn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, thai phụ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, tránh ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết
Thèm ăn, chán ăn là những biểu hiện thường gặp khi phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu
  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Có thể nói tình trạng thèm ăn hoặc chán ăn cũng là một trong những biểu hiện thường gặp khi nữ giới sắp bước vào những ngày hành kinh. Do cơ thể mệt mỏi, đau bụng dưới khó chịu nên một số người sẽ không muốn ăn, bỏ bữa. Tuy nhiên, một số khác lại thèm ăn những món chua, mặn, ngọt,…trước khi nguyệt san xuất hiện.

9. Tâm trạng hay thay đổi

  • Dấu hiệu mang thai:

Sự thay đổi nội tiết tố khiến tâm lý phụ nữ cũng có nhiều thay đổi. Phụ nữ khi mới mang thai sẽ có cảm xúc biến đổi liên tục từ bực tức, vui vẻ, cáu gắt, buồn bã…Tình trạng này có thể diễn ra trong suốt hành trình mang thai của chị em phụ nữ. 

Đây là hiện tượng không thể chủ quan, bởi nhiều nguy cơ thai phụ rơi vào trạng thái trầm cảm, ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sau khi sinh. Trường hợp rối loạn tâm lý, trầm cảm nặng cần được thăm khám và điều trị để bảo vệ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

  • Dấu hiệu kỳ kinh nguyệt:

Vào những ngày trước khi bước vào hành kinh, cơ thể nữ giới trở nên dễ bị kích thích, tức giận hơn. Hiện tượng này khá phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, khi hết kinh, những xáo trộn trong cảm xúc, tâm lý sẽ dần ổn định lại bình thường.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở một vài điểm tiêu biểu như trên. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào khi mang thai cũng sẽ trải qua những vấn đề này. Đồng thời, không phải trước bước vào kỳ hành kinh tất cả nữ giới đều sẽ có những hiện tượng đã được nhắc đến ở nội dung bên trên.

Để nhận biết cơ thể có đang mang thai hay không, chị em đã quan hệ tình dục và thấy kinh nguyệt chậm 7 – 10 ngày hãy thử thai. Xác định mang thai hay chậm kinh giúp chị em có hướng xử lý phù hợp, tránh các ảnh hưởng không mong muốn, nhất là tác động đến thai nhi mới hình thành trong tử cung.

Tham khảo thêm: Rối loạn giấc ngủ khi mang thai có tự hết không?

Dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của phụ nữ mang thai

Ngoài những dấu hiệu có những điểm tương đồng giữa báo thai và sắp đến kỳ kinh nguyệt đã đề cập, dưới đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng chỉ có ở những phụ nữ mang thai:

Dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của phụ nữ mang thai
Nhiệt độ cơ thể của thai phụ thường tăng nhẹ, xuất hiện cảm giác khó thở,…khi phôi thai phát triển trong tử cung
  • Tăng nhiệt độ cơ thể trong thời gian đầu khi mang thai. Lúc này, nhiệt độ sẽ có những thay đổi nhẹ, tăng cao hơn so với nhiệt độ bình thường. Hiện tượng này có thể kéo dài 14 ngày hoặc hơn.
  • Thai nhi phát triển trong tử cung sẽ cần được cung cấp nhiều khí oxy. Chính vì thế, trong khoảng thời gian đầu, thai phụ sẽ cảm thấy khác khó thở.
  • Không chỉ vòng một to ra, đầu vú của phụ nữ mang thai cũng dần sẫm màu hơn do hormone estrogen tăng cao. Hiện tượng này sẽ kéo dài đến giai đoạn sau sinh.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện này cùng với tình trạng chậm kinh, xuất hiện dịch hồng nhạt chảy ra ở âm đạo, buồn nôn, mệt mỏi,…chị em nên thử thai sớm. Bởi, chúng là những dấu hiệu cơ bản để dự đoán cơ thể có mang thai hay không. 

Những việc nên làm khi có dấu hiệu mang thai

Sau khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai, bạn đọc nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Kiểm tra thời gian hành kinh gần nhất, nếu đã chậm kinh 7 – 10 ngày, đồng thời trước đó có quan hệ tình dục thì khả năng mang thai khá cao. 
  • Kiểm tra bằng que thử thai tại nhà. Nếu que hiện hai vạch đỏ có nghĩa bạn đang mang thai. Tuy nhiên, một số trường hợp kết quả của que thử không chính xác nếu chất lượng que không đảm bảo hoặc xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện. Do đó, bạn nên ghi nhớ thêm ngày hành kinh gần nhất là bao lâu sau đó đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt nên tránh xa khói thuốc lá tuyệt đối càng tốt, đảm bảo em bé khi sinh ra sẽ không mắc phải bất kỳ dị tật nào.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu axit folic và vitamin D. Hai chất này là dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ trong suốt quá trình mang thai giúp cho mẹ khỏe, con phát triển tốt. Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi mang thai 3 tháng, phụ nữ nếu có ý định sinh con phải bổ sung cho cơ thể vitamin D và axit folic.

    Những việc nên làm khi có dấu hiệu mang thai
    Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ nên chăm sóc tốt sức khỏe từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức,…Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ khá mệt mỏi và nhạy cảm cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngoài ra, chị em có thể tập luyện các bộ môn thể dục nhẹ nhàng trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 tháng đầu không nên tập quá nhiều, không thực hiện động tác mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe của mẹ và con.

Nắm rõ dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở những điểm cơ bản nào giúp chị em xác định được vấn đề của cơ thể. Từ đó, phụ nữ sẽ có hướng xử lý phù hợp, hạn chế những nguy cơ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là gì?

Vì sao ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai?

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Nếu thai phụ không nhận...

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai hay bị gì?

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai hay bị gì?

Ra chất nhầy màu trắng đục có phải mang thai không? là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ...

26+ dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu

Những dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu của thai kỳ có thể giúp nữ giới...

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là gì? Nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung nếu không sớm phát hiện và xử lý có thể gây nguy hiểm cho sức...

Mới có thai có ra khí hư không? Thông tin cần biết

Mới có thai có ra khí hư không? Thông tin cần biết

Mới có thai có ra khí hư không? Vấn đề này hiện đang là thắc mắc của nhiều phụ nữ,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *