Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai? Có nguy hiểm?

Bị đau bụng dưới khi mang thai thường xảy ra và đau dai dẳng từ cuối tam cá nguyệt thứ hai, lúc này thai phụ có cảm giác giống như đau bụng kinh. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, cơn đau xuất hiện khá sớm, có thể xảy ra từ tuần thứ 12 của thai kỳ hoặc sớm hơn. Theo nghiên cứu, cơn đau có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để cải thiện và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai nhi, việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau là điều cần thiết.

Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai? Có nguy hiểm?
Tìm hiểu nguyên nhân bị đau bụng dưới khi mang thai? Có nguy hiểm? Biện pháp xử lý phù hợp

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai?

Hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy lo lắng khi bị đau bụng dưới khi mang thai. Thực tế cho thấy tình trạng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, không phải tất cả trường hợp đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, cảnh báo sinh non hay gây nguy hiểm cho thai nhi.

Cụ thể những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai gồm:

1. Thai làm tổ trong buồng tử cung

Trong thời gian đầu mang thai, thai phụ thường có cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, cơn đau không tăng lên mà thường giảm dần theo thời gian, tương tự như đau bụng kinh. Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị đau bụng khi mang thai tháng đầu tiên, tuy nhiên chủ yếu là do thai làm tổ trong tử cung.

Đối với trường hợp đau bụng dưới do thai làm tổ trong buồng tử cung, thai phụ không cần phải quá lo lắng vì đây là một dấu hiệu sinh lý bình thường, thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày và biến mất.

2. Thai phụ ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng

Bà bầu được khuyên nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai. Bởi việc bổ sung đủ chất sẽ giúp bạn đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe bản thân và giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Tuy nhiên nếu bà bầu áp dụng một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất dinh dưỡng, cơn đau ở vùng bụng dưới có thể xảy ra. Nguyên nhân là do ăn uống thiếu chất (đặc biệt là chất xơ) dẫn đến táo bón, khiến thai phụ suy yếu và gây đau.

Dựa trên kết quả từ một số công trình nghiên cứu, tử cung chịu nhiều áp lực và căng giãn khi nữ giới mang thai. Điều này xảy ra là do sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Mặt khác sự phát triển của trẻ trong bụng còn khiến cơ và các dây chằng bị căng giãn, đè nén lên hệ tiêu hóa khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề.

Ngoài ra nồng độ hormone progesterone đột ngột tăng cao trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến các hoạt động của dạ dày và ruột, khiến tiêu hóa kém và thường làm phát sinh cơn đau ở vùng bụng dưới.

Thai phụ ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng
Thai phụ ăn uống kém, thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến táo bón, cơ thể suy yếu và đau bụng dưới khi mang thai

3. Thai phát triển bên ngoài tử cung

Nếu cơn đau bụng dưới kéo dài dai dẳng hoặc tăng mức độ đau trong những tháng đầu mang thai, thai phụ cần thận trọng vì đây có thể là một biểu hiện của tình trạng mang thai ngoài dạ con (thai phát triển bên ngoài tử cung). Đây là một tình trạng nguy hiểm cần được xử lý ngay lập tức để tránh đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Thai có thể phát triển bên ngoài tử cung do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thời gặp gồm bất thường ở vòi tử cung (điển hình như chít hợp vòi tử cung), viêm nhiễm đường sinh dục. Vì thế trước khi mang thai, nữ giới nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Điều này giúp sớm phát hiện những bất thường, có cách xử lý phù hợp, phòng ngừa tình trạng thai nhi phát triển bên ngoài tử cung.

Ngoài biểu hiện đau bụng dưới khi mang thai, thai phụ có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết tình trạng mang thai ngoài dạ con:

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

4. Em bé đạp mẹ

Thai nhi trong bụng đạp mẹ là một hiện tượng thường gặp, xuất hiện ở hầu hết các trường hợp mang thai. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường cho thấy thai nhi đang phát triển một cách khỏe mạnh. Khi em bé đạp mẹ, phụ huynh thường rất hào hứng cảm nhận biểu hiện này của trẻ.

Tuy nhiên khi thai nhi lớn hơn và bắt đầu đạp mạnh, thai phụ sẽ nhận thấy thành bụng căng cứng hơn so với thông thường. Bên cạnh đó mẹ bầu còn có thể cảm nhận rõ những cơn đau ở vùng bụng dưới. Cơn đau thường không kéo dài quá lâu. Mặc dù khiến người mẹ khó chịu nhưng cơn đau sẽ dần biến mất trong thời gian ngắn. Đặc biệt khi nằm nghỉ ngơi và thư giãn, cơn đau sẽ cải thiện đáng kể.

Thai nhi lớn và đạp mạnh khiến thành bụng căng cứng, thai phụ bị đau nhiều ở bụng dưới

5. Cơ thể bị tích tụ mỡ khi mang thai

Việc tăng cân là điều dễ xảy ra khi mang thai. Lúc này hình dáng cơ thể của nữ giới sẽ thay đổi, đồng thời tích tụ mỡ khiến thai phụ thường xuyên cảm thấy căng tức, khó chịu ở bụng. Đặc biệt cơ thể sẽ có dấu hiệu tích tụ mỡ thừa trong tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Cụ thể mỡ thừa bắt đầu tích tụ ở bụng, sau đó tích tụ ở đùi.

Khi thai nhi lớn, bụng bầu to hơn, những tế bào mỡ cùng với cơ thể cũng cần thích nghi với sự căng cứng và phát triển của tử cung. Chính vì thế, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có thể xảy ra do sự tích tụ mỡ quá sớm. Lúc này mức độ và tính chất của cơ đau tương tự như cơn đau bụng kinh.

6. Bong nhau thai sớm

Trong một số trường hợp, mẹ bầu bị bong nhau thai dẫn đến những cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới. Cụ thể nhau thai bong ra khỏi tử cung gây chảy máu kèm theo cảm giác đau đớn dữ dội. Điều này xảy ra là do bong nhau thai khiến tử cung trở nên căng cứng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bong nhau thai là một tình trạng nguy hiểm, thai phụ tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi nhau thai thường chỉ bong sau khi nữ giới sinh em bé. Dấu hiệu thường gặp gồm bị đau bụng dưới khi mang thai trong vài tháng cuối của thai kỳ, âm đạo tiết nhiều dịch nhầy, có thể kèm theo máu đen hoặc máu màu đỏ tươi.

Trên thực tế rất ít trường hợp gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên việc thận trọng vẫn là điều cần thiết. Khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên, thai phụ nên đến cơ sở y tế, kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa những rủi ro nguy hiểm.

Trong tuần cuối cùng của thai kỳ hoặc vào những ngày gần sinh, thai phụ có thể bị bong nhau thai. Đây chính là dấu hiệu cho thấy em bé sắp chào đời. Chính vì thế bạ nên chuẩn bị sẵn đồ đạc và những vật dụng cần thiết để đón em bé.

Bong nhau thai sớm
Bong nhau thai sớm khiến mẹ bầu đối mặt với những cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới kèm theo xuất huyết âm đạo

7. Bụng căng giãn quá mức trong thai kỳ

Khi gần đến ngày sinh nở, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và bồn chồn hơn. Lúc này thai phụ có thể cảm thấy nhức mỏi toàn thân. Trong đó đau lưng là một tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Cơn đau xảy ra là do phần lưng phải nâng đỡ bào thai. Mặt khác quá trình nâng đỡ bào thai cũng chính là nguyên nhân khiến thai phụ bị đau tức bụng dưới.

Ngoài những cơn đau lưng thì đau phần đùi và đau bụng dưới cũng là những tình trạng thường gặp. Nguyên nhân là do dây chằng và các cơ ở khu vực này liên kết với mô quanh tử cung và quanh bẹn. Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, cơ và dây chằng thường bị căng giãn quá mức và tạo ra cảm giác đau âm ỉ khó chịu.

Cách tốt nhất để giảm đau bụng dưới khi mang thai do bụng căng giãn quá mức là nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, nhất là khi cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra bạn có thể massage cơ thể, chườm nóng nên khu vực bị đau để làm dịu cảm giác khó chịu. Tuy nhiên thai phụ cần lưu ý không massage ở bụng. Bởi việc massage có thể kích thích cổ tử cung mở rộng và đẩy thai nhi ra ngoài.

8. Sỏi mật gây đau bụng dưới khi mang thai

Sỏi mật xảy ra phổ biến ở nữ hơn so với nam giới, nhất là những nữ giới trên 35 tuổi, thừa cân béo phì và những người có tiền sử mắc bệnh. Cơn đau ở vùng bụng dưới phát sinh từ sỏi mật (viêm túi mật) có mức độ nghiêm trọng cao. Bên cạnh đó cơn đau thường tập trung ở phía trên bên phải của bụng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cơ đau có thể lan rộng xuống vùng xương chậu, dưới vai phải và lan ra xung quanh lưng.

9. Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Khoảng 10% trường hợp có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Lúc này nữ giới có thể bị đau bụng dưới kèm theo nhiều dấu hiệu khác. Cụ thể:

  • Khó chịu, đau và nóng rát khi đi tiểu
  • Đau vùng chậu
  • Đột ngột buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, ngay cả khi trong bàng quang có rất ít nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi, có mùi hoặc có máu.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây viêm ở thận, đồng thời làm tăng nguy cơ sinh non. Để sớm phát hiện bệnh lý, thai phụ cần khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi những triệu chứng bất thường xảy ra. Thông thường viêm đường tiết niệu sẽ dễ dàng được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh nếu sớm phát hiện.

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai làm phát sinh cơn đau ở vùng bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai thường là dấu hiệu sinh lý bình thường, phát sinh từ những vấn đề không nguy hiểm như thai làm tổ trong buồng tử cung, em bé đạp mẹ… Tuy nhiên trong một vài trường hợp, cơn đau có thể phát sinh từ những nguyên nhân nguy hiểm như bong nhau thai sớm, mang thai ngoài tử cung, viêm đường tiết niệu… Việc không kịp thời xử lý có thể khiến đe dọa đến tính mạng của thai nhi và thai phụ.

Chính vì những điều trên, việc thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa khi cơn đau xuất hiện là điều cần thiết. Đặc biệt là khi đau nhiều, đau quặn kèm theo xuất huyết âm đạo, tiểu đau, tiểu nóng rát. Đối với những trường hợp đau bụng do em bé đạp, táo bón do thiếu chất dinh dưỡng, đau bụng dưới âm ỉ do thai làm tổ trong buồng tử cung… mẹ bầu có chỉ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, thư giãn, tắm/ chườm ấm và thường xuyên vận động nhẹ nhàng là có thể cải thiện cơn đau

Biện pháp xử lý khi bị đau bụng dưới khi mang thai

Nếu bị đau bụng dưới khi mang thai, nữ giới không nên quá lo lắng. Thay vào đó bạn cần bình tĩnh và xác định nguyên nhân gây đau. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể, thai phụ cần áp dụng những cách xử lý phù hợp nhất.

1. Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng

Đối với những trường hợp bị đau bụng dưới khi mang thai do chế độ ăn uống thiếu khoa học và thiếu dinh dưỡng hoặc đau do viêm nhiễm đường tiết niệu, thai phụ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, đồng thời đảm bảo dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Việc bổ sung đủ chất sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, chống táo bón và hạn chế những nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai.

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa và làm giảm cơn đau bụng dưới khi mang thai, thai phụ nên điều chỉnh chế độ ăn uống như sau:

Thực phẩm nên bổ sung

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Bột yến mạch, quả bơ, táo, lê, dâu tây, chuối, quả mâm xôi, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, củ cải đường, các loại đậu, rau mầm brussels, hạnh nhân, hạt chia, socola đen.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cải xoăn, cam, ớt chuông đỏ ớt chuông xanh, cải xanh, súp lơ, đu đủ, dây tây, các loại quả mọng, bưởi…
  • Thực phẩm giàu vitamin B (đặc biệt vitamin B1 và vitamin B9): Thịt, cá, đậu, các loại hạt, nấm, súp lơ, trái cây có múi, dưa vàng, bánh mì nguyên hạt…
  • Thực phẩm giàu axit omega-3: Trứng cá muối, cá cơm, cá mòi, cá trích, hàu, cá hồi, cá ngừ, dầu gan có tuyết, hạnh nhân…
  • Thực phẩm chứa nhiều protein: Sữa chua, phô mai, trứng, ức gà, hạnh nhân, sữa, bông cải xanh, yến mạch…
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: Rau lá xanh, hải sản, sữa chua, phô mai, hạnh nhân, các loại đậu, các loại hạt, cá mòi…
  • Thực phẩm tươi mát: Các loại trái cây, rau xanh…

Thực phẩm cần kiêng

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn và nhiều gia vị
  • Thức ăn đóng hộp
  • Các loại thức uống có cồn (rượu, bia), nước ngọt có ga, thức uống chứa caffein.
Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng
Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe, chống táo bón, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và giảm đau bụng

2. Tắm nước ấm

Việc tắm nước ấm có thể giúp mẹ bầu cải thiện cảm giác mệt mỏi và làm giảm cơn đau một cách hiệu quả, bao gồm cả những cơn đau ở vùng bụng dưới. Khi tắm với nước ấm, nhiệt độ cao sẽ giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, thư giãn các cơ, dây chằng và mạch máu trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện tình trạng căng giãn và xoa dịu cơn đau.

Tuy nhiên thai phụ cần lưu ý không nên tắm quá lâu (nên tắm từ 10 đến 15 phút), không tắm với nước quá nóng vì có thể khiến da bị khô và bong tróc.

3. Chườm ấm

Tương tư như tắm nước ấm, chườm ấm cũng là một biện pháp giảm đau bằng nhiệt hiệu quả. Nhiệt độ cao từ túi ấm có thể tác động trực tiếp, làm thư giãn dây chằng, các cơ và các mạch máu tại khu vực bị đau. Đồng thời giúp kích thích lưu thông máu, làm dịu cơn đau và mang lại cảm giác dễ chịu cho thai phụ.

Để chườm ấm giảm đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu cần chuẩn bị một chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc túi ấm, sao đó túi ấm/ chai thủy tinh lên bụng, giữa nguyên trong 15 phút, kết hợp với nằm nghỉ trên giường. Sau 15 phút bạn sẽ nhận thấy cơ đau thuyên giảm một cách rõ rệt.

4. Nghỉ ngơi và thư giãn

Nghỉ ngơi và thư giãn là giải pháp tốt nhất đối với những trường hợp bị đau bụng dưới khi mang thai. Khi cơn đau xuất hiện, thai phụ nên nghỉ ngơi tại chỗ hoặc thư giãn và nghỉ ngơi trên giường để xoa dịu cảm giác căng tức và đau ở bụng. Để sớm khắc phục cơn đau, bạn có thể nằm nghiêng về bên trái, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối, hoặc gác một chân lên gối ôm.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc thư giãn (bao gồm đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga, trò chuyện cùng người thân…) có thể làm giảm căng thẳng đầu óc và thư giãn hệ thần kinh trung ương và hạn chế nhận tính hiệu đau.

Nghỉ ngơi và thư giãn
Nghỉ ngơi và thư giãn giúp xoa dịu nhanh cảm giác căng tức và đau ở bụng trong thời gian mang thai

5. Vận động nhẹ nhàng

Trong thời gian mang thai, thai phụ được khuyên nên vận động nhẹ nhàng, đi lại hoặc luyện tập với những bài tập có cường độ nhẹ như bài tập yoga, bơi lội… để thư giãn cơ xương khớp, giúp dễ sinh và hạn chế những cơn đau xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra việc vận động nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai còn giúp thai phụ tăng cường sức khỏe, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, tim mạch và nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

Bị đau bụng dưới khi mang thai – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị đau bụng dưới khi mang thai. Trong đó nguyên nhân gây đau có thể là một số tình trạng nguy hiểm như bong nhau thai, mang thai ngoài tử cung. Chính vì thai phụ không nên chủ quan, cần đến bệnh viện và kiểm tra tình trạng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi cơn đau không có xu hướng thuyên giảm sau 2 ngày, đau nghiêm trọng hoặc đau bụng dưới kèm theo những dấu hiệu sau:

  • Ra máu khi mang thai (bao gồm cả máu đen, máu màu đỏ tươi hay máu cục)
  • Cơ thể mệt mỏi rã rời
  • Hạ huyết áp
  • Đau quặn từng cơn
  • Ra khí hư bất thường, ra nhiều và có mùi hôi
  • Tiểu rắt, tiểu nóng, đau khi tiểu
  • Buồn tiểu và tiểu liên tục, khó tiểu.

Sau khi được trao đổi thông tin và nắm rõ tình trạng sức khỏe của thai phụ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hướng xử lý phù hợp nhất, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Khám bác sĩ nếu bị đau bụng dưới nghiêm trọng khi mang thai
Khám bác sĩ nếu bị đau bụng dưới nghiêm trọng khi mang thai, cơn đau kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường

Trên đây là những nguyên nhân khiến nữ giới bị đau bụng dưới khi mang thai và hướng xử lý. Nhìn chung cơn đau có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những tình trạng nguy hiểm cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Vì thế cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi là sớm thăm khám khi bị đau nhiều ở bụng nhưng không thể xác định nguyên nhân, đau dữ dội hoặc cơn đau phát sinh đồng thời với nhiều biểu hiện khác.

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Vẫn có rất nhiều trường hợp phụ nữ...

Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Rửa lá trầu không khi mang thai là một trong những mẹo chữa dân gian giúp thai phụ giảm viêm...

Chuẩn bị mang thai nên nắm rõ 20 điều này

Chuẩn bị mang thai – 20 điều mẹ cần nắm rõ

Chuẩn bị mang thai là giai đoạn quan trọng để khi bước vào thai kỳ phụ nữ không quá bỡ...

mang thai có nên dùng sữa rửa mặt không

Mang thai có nên dùng sữa rửa mặt? Loại nào tốt?

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm của người phụ nữ, việc sử dụng mỹ phẩm được khuyên là nên...

Không có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có tại sao?

Nữ giới có thể nhận biết sự tồn tại của thai nhi dựa vào một số dấu hiệu mang thai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.