26+ dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu

Những dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu của thai kỳ có thể giúp nữ giới sớm nhận biết, chủ động hơn trong việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ và chăm sóc bản thân. Ngoài ra những dấu hiệu này còn giúp thai phụ chuẩn bị tâm lý làm mẹ cũng như chào đón sự có mặt của thành viên mới. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết cơ bản giúp nữ giới hiểu hơn về vấn đề này.

Dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu
Thông tin cơ bản về những dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu giúp sớm nhận biết thai kỳ

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Danh sách 27 dấu hiệu mang thai chỉ sau 1 tuần đầu

Với nền Y học hiện đại, nữ giới có thể sớm phát hiện và nhận biết thai kỳ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Điển hình như sử dụng que thử thai, xét nghiệm máu hay siêu âm. Tuy nhiên ngay từ tuần đầu tiên của thai kỳ, thai phụ có thể dựa vào những biểu hiện của cơ thể để nhận biết bản thân mình có đang mang thai hay không.

Dưới đây là danh sách những dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu:

1. Xuất hiện máu báo thai – Dấu hiệu mang thai sớm giúp nhận biết chỉ sau 1 tuần đầu

Sau khi tinh trùng gặp trứng chúng sẽ thực hiện quá trình thụ tinh. Lúc này trứng được thụ tinh sẽ nhanh chóng di chuyển và làm tổ ở tử cung của nữ. Điều này làm bong tróc các lớp niêm mạc và khiến máu chảy ra với một lượng nhỏ. Đây là một dấu hiệu sinh lý vô cùng bình thường và được gọi là máu báo thai.

Thông thường sau khi quan hệ tình dục và xuất tinh bên trong từ 5 đến 10 ngày, nữ giới sẽ nhìn thấy máu báo thai dính trên đáy quần lót. Kết quả nghiên cứu và thống kê cho thấy có khoảng 20% nữ giới nhìn thấy máu báo thai sau khi thụ thai thành công.

Như đã nêu trên máu báo thai chính là sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Mặc dù dễ gây nhầm lẫn nhưng biểu hiện của máu kinh nguyệt và máu báo thai hoàn toàn không giống nhau. Để phân biệt hai loại máu này, nữ giới có thể dựa vào số lượng máu tiết ra từ âm đạo và nhiều đặc điểm khác, cụ thể:

  • Máu báo thai tiết ra với lượng không nhiều. Thông thường nữ giới chỉ nhìn thấy một vệt máu nhỏ bám vào đáy quần lót.
  • Máu báo thai thường có màu đỏ nhạt, màu hồng và màu nâu đậm.
  • Thời gian xuất hiện và kéo dài của máu báo thai là từ 1 đến 2 ngày.
Xuất hiện máu báo thai
Xuất hiện máu báo thai là dấu hiệu mang thai sớm giúp nhận biết thai kỳ chỉ sau 1 tuần đầu chuẩn xác nhất

2. Ra nhiều khí hư

Trong thời gian đầu mang thai, nữ giới sẽ nhìn thấy âm đạo tiết ra khí hư nhiều hơn so với thông thường. Lúc này khí hư sẽ hơi đục hoặc có màu trắng sữa, khí hư tiết ra nhiều khiến âm đạo ẩm ướt và tạo cảm giác khó chịu. Tuy nhiên tương tự như máu báo thai, đây cũng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường.

Trong trường hợp dịch tiết âm đạo có màu vàng, màu xanh hoặc màu nâu, khi ngửi có mùi hôi tanh kèm theo một lượng máu nhỏ, nữ giới cần thận trọng. Lúc này bạn nên sớm liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe. Thông thường những triệu chứng này xuất hiện là do nữ giới bị nhiễm nấm âm đạo hoặc âm đạo bị nhiễm trùng.

3. Mất kinh

Mất kinh là một trong những dấu hiệu mang thai rõ ràng và chính xác nhất. Theo sinh lý bình thường, nữ giới sẽ không có kinh trong vòng 9 tháng sau khi mang thai. Kinh nguyệt có thể mất đi trong tuần hoặc tháng đầu tiên của thai kỳ. Vì thế khi bị mất kinh và có quan hệ tình dục trước đó, bạn cần sớm mua que thử thai để kiểm tra tình trạng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, nữ giới có thể bị chậm kinh do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như rối loạn nội tiết tố do chế độ sinh hoạt không phù hợp (thức khuya, làm việc gắng sức…), thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài… Do đó việc dùng thêm que thử thai là cách kiểm tra tốt nhất.

4. Thường xuyên mệt mỏi

Nữ giới có thể dựa vào tình trạng sức khỏe của mình để xác định bản thân có đang mang thai hay không. Trong đó thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu mang thai cơ bản và rõ ràng nhất. Phụ nữ mang thai thường xuyên mệt mỏi là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao một cách đột ngột và mất kiểm soát khi mang thai.

Bên cạnh đó trong thời kỳ mang thai năng lượng của nữ giới cũng giảm đáng kể. Nguyên nhân là do năng lượng trong cơ thể được tập trung để nuôi dưỡng và đảm bảo thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Điều này khiến nữ giới cảm thấy suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi giống như lao động gắng sức, vận động mạnh hay đang leo núi.

Thường xuyên mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi do nồng độ hormone progesterone tăng cao đột ngột và mất kiểm soát khi mang thai

5. Thường xuyên thay đổi tâm trạng

Thường xuyên thay đổi tâm trạng được xác định là một trong những dấu hiệu mang thai chỉ sau một tuần đầu chuẩn xác nhất. Lúc này nữ giới có tính khí thất thường, thường xuyên cáu gắt, bực bội, căng thẳng và lo lắng. Điều này xuất hiện là do nồng độ hormone trong cơ thể có sự thay đổi một cách rõ rệt khi mang thai.

Ngoài ra trong nhiều trường hợp khác, tình trạng mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể còn khiến thai phụ thường xuyên có cảm giác khó chịu nhưng không rõ nguyên nhân, một vài trường hợp rơi vào cảm giác chán nản hoặc tủi thân. Tuy nhiên sau khi thích nghi được với sự thay đổi hormone, tâm trạng của nữ giới sẽ nhanh chóng cải thiện, những biểu hiện nêu trên dần biết mất.

6.Thường xuyên đi tiểu

Tử cung có xu hướng giãn nở trong thời kỳ mang thai và chèn ép vào bàng quang. Lúc này thai phụ sẽ thường xuyên khó chịu và có cảm giác buồn tiểu. Đồng thời đi tiểu nhiều lần hơn so với thông thường.

Ngoài ra trong thời kỳ mang thai, nồng độ hormone thay đổi đáng kể khiến tốc độ lưu thông máu qua thận cũng gia tăng và làm đầy bàng quang. Từ đó khiến nữ giới buồn tiểu và đi tiểu liên tục.

7. Đau và sưng vùng ngực

Nồng độ hormone sinh dục nữ đột ngột thay đổi sau khi quá trình thụ thai diễn ra. Điều này khiến lưu lượng máu đến bầu ngực tăng cao. Điều này gây sưng kèm theo cảm giác đau và khó chịu ở ngực. Bên cạnh đó nữ giới có thể nhận thấy bầu ngực to hơn khi mang thai, đồng thời có cảm giác ngứa quanh khu vực nhũ hoa và nổi tĩnh mạch.

Vì thế sưng và đau ngực được xác định là một trong các dấu hiệu mang thai thường gặp và chuẩn xác nhất. Để tạo cảm giác thoải mái và làm dịu cơn đau trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần lưu ý lựa chọn và dùng những loại áo ngực không ôm sát, nên rộng vừa thoải mái và có chất liệu co giãn nhẹ.

Ngoài ra bạn nên dành thời gian thực hiện những động tác massage ngực mỗi ngày để giảm đau và tạo cảm giác dễ chịu cho bầu ngực. Tuy nhiên nữ giới cần lưu ý massage ngực nhẹ nhàng và chỉ nên massage từ 5 đến 10 phút/ ngày.

Đau và sưng vùng ngực
Lưu lượng máu đến bầu ngực tăng cao khi mang thai dẫn đến sưng kèm theo cảm giác đau và khó chịu ở ngực

8. Đầu vú thâm quầng

Khi mang thai, một lượng lớn hormone trong cơ thể của nữ giới sẽ được tiết ra. Sự tăng tiết khiến chức năng cùng với hoạt động của những tế bào biểu bì bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện cho những hắc sắc tố tích tụ xung quanh đầu vú. Từ đó khiến vùng da ở đầu vú sẫm màu trong thời gian ngắn.

9. Chứng chuột rút

Trong thời gian mang thai, nữ giới thường có cảm giác đau nhiều do bị vọp bẻ. Tình trạng này tương tự như lúc có kinh, nhất là khi mang thai vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 của thai kỳ. Nguyên nhân là do trứng được thụ tinh bắt đầu trụ vững, sau đó bám chắc vào thành tử cung. Điều này khiến tử cung bị kéo căng một đoạn để chuẩn bị cho quá trình giãn nở trong thời gian mang thai nhưng lại kèm theo cơn đau khiến nữ giới khó chịu.

10 Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và táo bón

Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và táo bón là dấu hiệu mang thai thường gặp, có thể xảy ra vào tuần hoặc tháng đầu tiêu của thai kỳ. Nguyên nhân là do hoạt động và chức năng của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi sự tăng cao của hormone progesterone. Cụ thể hormone progesterone tăng cao làm nhão các cơ trong ruột dẫn đến ruột hoạt động chậm lại giúp thai nhi hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Tuy nhiên đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và táo bón đều là những triệu chứng dễ xuất hiện ở những người đang mắc bệnh ở hệ tiêu hóa. Do đó nữ giới cần kết hợp với nhiều dấu hiệu khác để nhận biết bản thân có mang thai hay không.

Những dấu hiệu liên hệ tiêu hóa tuy gây khó chịu cho thai phụ nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho thai nhi. Để cải thiện tình trạng và tạo cảm giác dễ chịu, thai phụ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 2 – 2,5 lít nước). Ngoài ra nữ giới cũng có thể ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ khác như khoang lai, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám… Trong trường hợp cảm thấy quá khó chịu, nữ giới nên tìm bác sĩ chuyên khoa.

Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và táo bón
Những vấn đề về hệ tiêu hóa xảy ra do hormone progesterone tăng cao làm nhão các cơ trong ruột dẫn đến ruột hoạt động chậm lại

11. Nhạy cảm hơn với mùi vị

Sau khi mang thai khoảng 1 tuần đầu, nữ giới có thể nhạy cảm hơn với mùi vị. Cụ thể phụ nữ mang thai có thể cảm thấy khó chịu và buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn, mùi thuốc lá, mùi nước hoa và nhiều loại mùi hương khác. Sự nhạy cảm này thường xuất hiện sau mang thai khoảng 1 tuần và kéo dài đến 3 tháng đầu của thai kỳ thì kết thúc.

Do đó nữ giới nên sử dụng thêm que thử thai và thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa để sớm nhận biết thai kỳ và áp dụng các biện pháp chăm sóc hiệu quả.

12. Nhiệt độ cơ thể tăng

Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể của nữ giới thường tăng khoảng 1 độ so với thông thường. Dấu hiệu mang thai này thường kéo dài trên 2 tuần kể từ thời điểm rụng trứng.

13. Cảm giác thèm ăn tăng cao

Do cơ thể cần được cung cấp nhiều dưỡng chất và năng lượng để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển của trẻ trong bụng, nữ giới sẽ thường xuyên có cảm giác thèm ăn. Điều này khiến thai phụ liên tục đói bụng và không thể kiểm soát chế độ ăn uống như bình thường. Vì thế cảm giác thèm ăn tăng cao chính là một dấu hiệu mang thai phổ biến và khá chính xác.

Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, nữ giới thường có xu hướng thèm ăn những món ăn, thực phẩm hay thức uống mà trước giờ chưa từng ăn hoặc không thích ăn. Trong nhiều trường hợp khác, phụ nữ mang thai còn thèm ăn những món ăn lạ, món ăn nhiều ớt, gừng, tiêu…

Ăn nhiều có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nữ giới cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Thường có cảm giác thèm ăn
Cơ thể cần được cung cấp nhiều dưỡng chất và năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi nên cảm giác thèm ăn thường tăng cao khi mang thai

14. Đau đầu

Quá trình thụ thai thành công giữa trứng và tinh trùng sẽ kích thích và làm tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể. Sự gia tăng đột ngột khiến thai phụ thường xuyên có cảm giác đau đầu và khó chịu. Dấu hiệu này thường rõ ràng nhất trong những tuần đầu mang thai.

Ngoài ra dấu hiệu đau đầu trong thời kỳ mang thai còn giúp nữ giới dễ dàng hơn trong việc nhận biết sự tự điều chỉnh và thích nghi của cơ thể đối với sự rối loạn nồng độ hormone khi mang thai.

15. Choáng váng và chóng mặt

Do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khi mang thai nên không chỉ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu mà nữ giới còn thương xuyên bị chóng mặt, choáng váng. Ngoài ra nguyên nhân khiến những triệu chứng này xuất hiện còn do sự suy giảm hồng hồng cầu trong máu và cơ thể bị thiếu nước khi mang thai.

Do đó các chuyên gia khuyến cáo nữ giới cần tránh làm việc gắng sức hay đi lại nhiều khi mang thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đủ dưỡng chất và uống nhiều nước để cơ thể và sức khỏe được ổn định. Đồng thời hạn chế tình trạng choáng váng, chóng mặt và đau đầu.

Khi thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng và xuất hiện cơn đau, nữ giới cần đến cơ sở y tế và gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe.

16. Buồn nôn và nôn ói

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần chuẩn xác và dễ nhận biết là cảm giác buồn nôn và nôn ói. Dấu hiệu mang thai này thường xuất hiện sau khi thụ tinh thành công khoảng 1 tuần và có xu hướng kéo dài trong những tuần đầu của thai kỳ, từ đó khiến nữ giới thường xuyên mệt mỏi, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, những biểu hiện này sẽ nhanh chóng mất đi.

Đối với tình trạng buồn nôn và nôn ói khi mang thai, dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Thế nhưng ở nhiều trường hợp khác, nữ giới có thể nôn ói cả ngày, không thể ăn uống điều độ khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng chăm sóc thai nhi.

Trong những tuần đầu mang thai, cảm giác buồn nôn và nôn ói xảy ra là do nồng độ hormone estrogen và hormone progesterone được cơ thể tiết ra nhiều và đột ngột tăng cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Đồng thời khiến cơ quan này trở nên nhạy cảm và kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu.

Buồn nôn và nôn ói
Buồn nôn và nôn ói là dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần chuẩn xác và dễ nhận biết

17. Chảy máu cam

Khi mang thai nữ giới có thể bị chảy máu cam. Đây là một dấu hiệu nhận biết phổ biến và không cần phải lo lắng khi dấu hiệu này xuất hiện. Khi bị chảy máu cam, nữ giới nên bình tĩnh và cầm máu bằng những biện pháp xử lý phù hợp.

Nguyên nhân khiến nữ giới bị chảy máu cam khi mang thai là do nồng độ hormone tăng cao trong thời gian mang thai khiến cơ thể bị kích thích và có xu hướng sản xuất nhiều máu hơn. Điều này làm các mạch máu trong mũi chịu nhiều áp lực, giãn nở, vỡ mạch và dẫn đến chảy máu cam.

18. Khó thở, hụt hơi

Khó thở và hụt hơi là dấu hiệu nhận biết thai kỳ dễ xảy ra ở những nữ giới mang thai lần đầu. Mức độ nghiêm trọng của dấu hiệu này có thể tăng cao phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và thể trạng của mỗi người.

Trong nhiều trường hợp nữ giới mang thai sẽ có biểu hiện khó thở và hụt hơi vào tháng đầu hoặc những tuần đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên đối với nhiều trường hợp khác, triệu chứng này có thể xuất hiện và kéo dài đến tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân khiến nữ giới thường xuyên bị khó thở và hụt hơi khi mang thai là do cơ thể cần thêm nhiều oxy hơn để phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng và phát triển của phôi thai, đảm bảo thai nhi khỏe mạnh. Ngoài ra triệu chứng này còn xuất hiện do nồng độ hormone progesterone bất ngờ tăng cao khi mang thai.

18. Đau lưng

Để sớm xác định bản thân mình có đang mang thai hay không, nữ giới có thể dựa vào một số triệu chứng đau nhức trên cơ thể như đau lưng. Nguyên nhân khiến nữ giới đau nhói và đau âm ỉ ở lưng khi mang thai là do tử cung phát triển giúp thai nhi được bảo vệ nhưng lại chèn ép vào vùng cột sống lưng. Thông thường cơn đau sẽ lưng sẽ xảy ra, nhanh chóng lan rộng và gia tăng mức độ khi nữ giới bắt đầu có thai.

Đau lưng
Tử cung phát triển giúp thai nhi được bảo vệ nhưng lại chèn ép vào vùng cột sống lưng và gây đau

19. Đau bụng âm ỉ

Cơn đau âm ỉ ở bụng khi mang thai tương tự như cơn đau bụng dưới khi sắp đến kỳ kinh nguyệt. Để nhận biết biểu hiện đau bụng dưới khi sắp có kinh hoặc đang mang thai, nữ giới có thể quan sát những biểu hiện đi kèm.

Đối với những trường hợp đau bụng dưới do có kinh nguyệt, nữ giới có thể cảm thấy đau ngực, căng tức ngực, khó chịu và mệt mỏi đi kèm, đôi khi có chứng táo bón, đầy hơi và buồn nôn nhẹ.

Đối với những trường hợp đau bụng dưới do mang thai, nữ giới có thể bị đau ngực, căng tức ngực kèm theo nhũ hoa có dấu hiệu sẫm màu và lan rộng hơn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, buồn nôn và nôn khan. Đồng thời có máu báo thai dính ở đáy quần lót.

Vì thế nếu nhận thấy đau bụng âm ỉ xảy ra kéo dài kèm theo những biểu hiện nêu trên thì có tỉ lệ cao nữ giới đã mang thai và cần thận trọng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên để kết quả quả chẩn đoán trở nên chính xác nhất, bạn cần chủ động mua và sử dụng que thử thai. Dụng cụ này được dùng vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Đồng thời nên thử thai với phần nước tiểu đầu để nhận được kết quả chính xác nhất.

20. Tăng cân

Nữ giới thường có cảm giác nặng nề, khó chịu và tăng cân không rõ nguyên nhân trong thời gian mang thai. Đặc biệt nữ giới sẽ nhìn thấy kích thước vòng 2 tăng rõ rệt. Do đó nếu nhận thấy vòng 2 to kèm theo dấu hiệu tăng hoặc giảm cân đột ngột, nữ giới cần tìm nguyên nhân và xem xét xem liệu bản thân bất thường có phải do đang mang thai hay không.

21. Que thử thai hiện lên 2 vạch

Que thử thai hiện lên 2 vạch là dấu hiệu mang thai chính xác nhất, có thể cho thấy kết quả mang thai chỉ sau 7 ngày thụ tinh thành công. Theo kết quả nghiên cứu, kết quả báo thai từ dụng cụ thử thai có độ chính xác cao, trên 90%.

Do đó nếu có nghi ngờ mang thai, nữ giới có thể dùng que thử thai sau 2 tuần quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai. Tuy nhiên bạn cần lưu ý sử dụng que thử thai chất lượng, đồng thời thử thai vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và dùng lượng nước tiểu đầu để que thử thai cho ra kết quả chính xác nhất.

Que thử thai hiện lên 2 vạch
Dùng que thử thai có thể cho thấy kết quả mang thai chỉ sau 7 ngày thụ tinh thành công

22. Xuất hiện rôm, sảy

Khi mang thai da thường nhạy cảm và dễ xuất hiện rôm sảy, nhất là trong tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân khiến dấu hiệu mang thai này xảy ra là do thân nhiệt và nồng độ hormone trong cơ thể đột ngột thay đổi khiến tuyến mồ hôi bị kích thích và hoạt động mạnh hơn so với thông thường. Từ đó khiến da nhạy cảm, dễ tích tụ bã nhờn, mồ hôi dẫn đến rôm sảy. Đặc biệt rôm sảy dễ xuất hiện và phát triển ở những vùng da có nếp gấp hoặc vùng da ma sát thường xuyên với đồ vật hay quần áo.

23. Màu sắc âm đạo, âm hộ sẫm màu hơn

Trong nhiều trường hợp nữ giới mang thai có dấu hiệu thay đổi màu sắc âm đạo và âm hộ. Cụ thể những khu vực này có màu sậm hơn, có màu tím hoặc màu đỏ tía do lưu lượng máu di chuyển đến vùng kín tăng lên. Vì thế màu sắc âm đạo, âm hộ sẫm màu hơn là một dấu hiệu mang thai dễ nhận biết, có thể xuất hiện chỉ sau một tuần đầu có bầu.

23. Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến cơ thể mệt mỏi và thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Điều này làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống, nữ giới thường xuyên mất tập trung, công việc suy giảm.

Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ
Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai

25. Cổ tử cung ẩm ướt

Dịch tiết hay còn gọi là chất nhầy cổ tử cung sẽ dày lên trong quá trình rụng trứng. Đây là một dấu hiệu sinh lý bình thường giúp tinh trùng dễ dàng hơn trong việc di chuyển và gặp trứng. Sau khi trứng rụng chất nhầy cổ tử cung sẽ nhanh chóng khô lại trong vòng 24 giờ.

Tuy nhiên nếu việc thụ thai đã diễn ra, quá trình sản xuất chất nhầy cổ tử cung sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày sau đó. Điều này khiến nữ giới có cảm giác ẩm ướt và khó chịu ở vùng kín, đồng thời dễ viêm nhiễm khi không vệ sinh sạch sẽ. Vì thế cổ tử cung ẩm ướt được xác định là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi nữ giới có thai.

26. Dễ đạt khoái cảm và thăng hoa khi quan hệ tình dục

Để góp phần xác định bản thân có đang mang thai hay không, nữ giới có thể dựa vào những cảm xúc đạt được khi quan hệ tình dục. Theo kết quả nghiên cứu, khả năng mang thai càng cao khi nữ giới dễ đạt khoái cảm và thăng hoa trong quan hệ tình dục.

Cụ thể dựa theo sinh lý bình thường, việc giao hợp vào thời kỳ rụng trứng hoặc vào thời điểm không an toàn cùng với khả năng lên đỉnh của phái nữ lẫn bạn tình khiến khả năng thụ thai ở nữ tăng cao một cách vượt trội.

Dấu hiệu mang thai này đã được nghiên cứu, kiểm chứng và xác định bởi các nhà sinh lý học. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nữ giới quan hệ tình dục và đạt đến đỉnh điểm của cảm xúc thăng hoa, tử cung sẽ co bóp một cách dễ dàng và tạo điều kiện thuận lợi sự di chuyển của tinh trùng, giúp các tinh binh di chuyển nhanh hơn và trôi sâu hơn vào bộ phận sinh dục nữ.

27. Tóc rụng và dễ gãy

Nồng độ hormone trong cơ thể của phái nữ đột ngột thay đổi trong vài tuần đầu mang thai khiến nang tóc suy yếu, tóc yếu, dễ gãy và rụng. Sau khi cơ thể thích nghi với hiện tượng thay đổi nội tiết tố thì dấu hiệu mang thai này sẽ giảm rõ rệt. Tuy nhiên đối với nhiều trường hợp, tóc yếu, rụng và gãy nhiều khi mang thai có thể kéo dài suốt 9 tháng hoặc chỉ thuyên giảm sau khi sinh con.

Vì thế nếu muốn nhận biết thai kỳ, nữ giới có thể dựa vào tình trạng tóc rụng và dễ gãy cùng với những biểu hiện khác như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, nôn ói…

Nang tóc suy yếu, tóc yếu, dễ gãy và rụng
Nồng độ hormone trong cơ thể đột ngột thay đổi trong vài tuần đầu mang thai khiến nang tóc suy yếu, tóc yếu, dễ gãy và rụng

Nên làm gì khi có dấu hiệu mang thai?

Nữ giới cần đi đứng cẩn thận, ăn uống điều độ, chăm sóc sức khỏe cho chính mình và thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ bởi đây là thời điểm nhạy cảm và dễ sảy thai. Cụ thể nữ giới cần lưu ý đến những vấn đề dưới đây trong suốt thời kỳ mang thai để sức khỏe và sự phát triển của thai nhi được đảm bảo:

  • Hiểu và nắm bắt hiện tượng ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Đến những cơ sở y tế uy tín để khám thai lần đầu và thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cần thiết. Tuy nhiên nữ giới không nên khám quá sớm hoặc khám quá muộn.
  • Khi thai nhi phát triển đến tuần thứ 12, thai phụ nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi. Điều này sẽ giúp sớm phát hiện và can thiệp nếu thai nhi bị dị tật.
  • Cần phân biệt đúng triệu chứng xuất huyết âm đạo do bệnh lý và xuất huyết âm đạo thông thường nhanh chóng áp dụng những phương pháp giữ thai.
  • Nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Điều này sẽ giúp thai phụ phòng tránh những rủi ro nghiêm trọng khi sinh.

Trên đây là 27 dấu hiệu mang thai (có bầu) chỉ sau 1 tuần đầu giúp phát hiện mang thai sớm và chuẩn xác. Hi vọng những thông tin này có thể giúp nữ giới nắm bắt dấu hiệu nhận biết và những lưu ý. Từ đó sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

Ra máu khi mang thai là bị gì? Nguy hiểm không?

Ra máu khi mang thai là bị gì? Nguy hiểm không?

Ra máu khi mang thai khiến nhiều thai phụ lo lắng. Có đến 20% thai phụ gặp phải tình trạng này vào một vài thời điểm trong thai kỳ. Mặc...
Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Rửa lá trầu không khi mang thai có an toàn không?

Rửa lá trầu không khi mang thai là một trong những mẹo chữa dân gian giúp thai phụ giảm viêm...

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là gì? Nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung nếu không sớm phát hiện và xử lý có thể gây nguy hiểm cho sức...

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt cần biết

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Vẫn có rất nhiều trường hợp phụ nữ...

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất (1) có đáng lo?

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất, đặc biệt là cảm giác đau bụng dưới âm ỉ thường không...

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Đây là câu hỏi được nhiều chị em phụ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.