Mách bạn cách trị ho bằng tỏi an toàn, hiệu quả tại nhà

Chữa ho bằng tỏi là phương pháp được áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Cách chữa trị này cũng rất an toàn nên có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Vậy chữa ho bằng tỏi như thế nào để mang lại tác dụng tốt, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Chữa ho bằng tỏi là phương pháp đơn giản, an toàn
Chữa ho bằng tỏi là phương pháp đơn giản, an toàn

Vì sao có thể dùng tỏi chữa ho?

Không chỉ là một loại gia vị dùng để nấu ăn, từ lâu tỏi còn được biết đến với công dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: Điều trị bệnh trĩ, các bệnh xương khớp, tiểu đường, các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng… Trong đó, dùng tỏi chữa ho là phương pháp mang lại tác dụng tốt, nó cũng rất an toàn cho cơ thể. Vì vậy có thể dùng được cho nhiều lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ. Sở dĩ, tỏi có được công dụng này là do các nguyên nhân sau đây:

Theo Đông y, tỏi có tính ấm, có thể đi vào phế kinh, thông ngũ tạng, khử hàn ẩm, giảm sưng đau, tránh  khí độc… Bên cạnh đó, nền y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng trong thành phần của tỏi chứa rất nhiều các chất kháng sinh như liallyl sunfid, acillin, ajoen… Những chất này đều có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm sưng tấy, ngăn chặn virus, giúp trung hòa các chất tự do. Đồng thời, tỏi còn có nhiều các chất khác như canxi, vitamin, photpho… Chúng đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe, làm tăng cường khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng tỏi để chữa ho cho bản thân.

Các cách chữa ho bằng tỏi đơn giản, hiệu quả

Có rất nhiều cách trị ho bằng tỏi. Dưới đây là những phương pháp được nhiều người sử dụng:

1. Tỏi hấp mật ong

  • Chuẩn bị: Vài tép tỏi, mật ong nguyên chất
  • Cách làm: Đem tỏi đi giã nát, cho vào bát, thêm chút mật ong vào khuấy đều rồi mang đi hấp cách thủy. Khi đã hấp được khoảng 20 phút thì tắt bếp, dùng chúng để uống khi đang ấm. Mỗi lần sử dụng khoảng 2 thìa để mang đến hiệu quả tốt.

2. Nước tỏi chưng muối hoặc đường phèn

Nếu muốn chữa ho bằng cách này, bạn hãy thực hiện theo cách sau đây:

  • Chuẩn bị: 2 – 3 tép tỏi nếu dùng cho trẻ nhỏ, 7 – 8 tép tỏi đối với người lớn.
  • Cách thực hiện: Tỏi đem bóc vỏ, đập dập. Cho chúng vào chén, thêm chút muối, nước vào và khuấy đều lên. Tiếp đó, đem hỗn hợp trên mang đi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Chắt lấy nước này để nhâm nhi từng chút một, nếu ho nặng hãy dùng 3 lần mỗi ngày. Qua ngày thứ 2, bạn cũng thực hiện tương tự nhưng hãy cho thêm 1 – 2 viên đường phèn vào để làm tăng hiệu quả chữa trị của bài thuốc.

Trong trường hợp không muốn chưng cách thủy, bạn có thể cho hỗn hợp vào nồi và đun sôi lên với ngọn lửa nhỏ. Chờ cho đến khi lượng nước thuốc còn khoảng 2/3 thì chắt ra để uống.

Uống nước tỏi chưng muối có thể làm giảm được cơn ho cho bạn
Uống nước tỏi chưng muối có thể làm giảm được cơn ho cho bạn

3. Ăn tỏi có tác dụng trị ho

Bóc một tép tỏi và dùng để ngậm trong miệng. Lâu lâu hãy nhai chúng và nhâm nhi từng chút để giúp cho các hoạt chất có trong củ tỏi được tiết ra. Nuốt từng chút một để các chất này thấm xuống cổ họng. Để đem lại tác dụng tốt, mỗi tép tỏi bạn hãy ngậm khoảng 1 giờ, thực hiện thường xuyên sẽ giúp làm giảm được các cơn ho.

4. Chữa ho bằng tỏi nướng

Lấy một tép tỏi ta, cho vào bếp than và nướng thật kỹ. Đem ra giã nhuyễn và dùng chúng để pha cùng với nước ấm. Khi ho, dùng nước này để uống thường xuyên sẽ giúp làm giảm ho cho bạn.

5. Tỏi ngâm rượu

Đây cũng là một trong những cách chữa ho từ tỏi mang đến hiệu quả rất tốt và cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn hãy thực hiện cách chữa trị này theo cách sau đây:

  • Chuẩn bị: Một lọ thủy tinh nhỏ, tỏi, rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Đem tỏi đi giã nhỏ, cho vào lọ và đổ đầy rượu vào. Đặt miệng chai gần sát vào lỗ mũi rồi hít một hơi thật mạnh. Hơi cay có trong tỏi sẽ giúp kích ứng vị giác, giúp thông mũi và làm giảm cơn ho. Để mang đến hiệu quả tốt, mỗi ngày bạn nên thực hiện cách này khoảng 4 – 5 lần. Khi thấy tỏi không còn vị cay và nồng, thay lượt tỏi mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi để ngâm trong rượu trắng. Khoảng 1 tuần sau đem chúng ra ăn, nó cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt.

6. Trị ho bằng tỏi ngâm sữa

Tỏi và sữa đều là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Do đó nếu bạn không thích mùi của tỏi hoặc muốn làm tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau. Cách làm như sau: Chuẩn bị một cốc sữa nóng, cho tỏi đã giã nát vào và khuấy đều lên. Dùng hỗn hợp tỏi sữa để uống từ từ từng ngụm một. Bạn nên uống theo cách này bởi nó sẽ giúp làm sạch cổ họng, từ đó giảm ho hiệu quả.

Dùng sữa tỏi thường xuyên có thể làm giảm được các cơn ho
Dùng sữa tỏi thường xuyên có thể làm giảm được các cơn ho

7. Kết hợp gừng và tỏi

Tương tự như mật ong hay các nguyên liệu khác, gừng cũng có tác dụng kháng viêm rất tốt. Vì thế, nếu bị ho nặng, đờm xuất hiện màu trắng đục thì nên kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau để chữa trị. Tùy vào đối tượng bị bệnh là người lớn hay trẻ nhỏ mà cách pha chế cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu là trẻ em: Lấy 3 lát gừng tươi, 3 tép tỏi, khoảng nửa thìa đường đỏ và cho vào nồi. Đun sôi hỗn hợp với ngọn lửa vừa trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Chắt hỗn hợp ra cốc và cho bé uống. Trường hợp ho nặng hãy để bé uống 3 lần mỗi ngày.
  • Đối với người trưởng thành: Chuẩn bị 7 – 8 lát gừng tươi, 7 – 8 tép tỏi, 1 thìa đường đỏ. Bạn cũng đem chúng cho vào nồi và đun sôi, dùng nước này để uống hàng ngày. Thực hiện thường xuyên, bệnh sẽ được giảm đi đáng kể.

8. Uống trà tỏi trị ho

Lấy khoảng chục tép tỏi đem ngâm vào ly nước, cho thêm lượng đường thích hợp và đổ nước vào để khuấy đều. Dùng hỗn hợp này uống thay trà ấm mỗi ngày để mang đến tác dụng tốt. Với người ho nhẹ, chỉ cần dùng mỗi ngày một lần, nếu ho nặng hãy uống khoảng 2 lần mỗi ngày.

Thông tin thêm: Bệnh Ho theo Đông y và cách chữa được người xưa truyền lại

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị ho từ tỏi

Mặc dù được xem là phương pháp chữa trị an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng cách chữa bệnh từ tỏi. Để đảm bảo dùng đúng cách và an toàn trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Những người bị mắc các bệnh về gan, đang sử dụng các loại thuốc tây nhất là thuốc chống đông máu, người tiêu chảy, thị lực kém… không nên ăn tỏi. Bởi nó sẽ làm cho bệnh tình mà bệnh nhân đang mắc phải trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
  • Chữa ho bằng tỏi phải được áp dụng thường xuyên và trong thời gian dài mới mang đến hiệu quả tốt.
  • Cần vệ sinh mũi, họng sạch sẽ hàng ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế được các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng, cơn ho cũng vì vậy mà giảm theo.
  • Không sử dụng các thực phẩm có hại cho sức khỏe như các chất kích thích, thức ăn cay nóng, đồ ăn lạnh… Nó sẽ làm cơn ho trở nên nặng nề hơn.
  • Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi để cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi…

Cách chữa ho bằng tỏi thường có kết quả chậm và chỉ phù hợp với thể trạng bệnh nhẹ. Nếu đang mắc các chứng ho dai dẳng (đặc biệt tình trạng ho sau Covid),… người dân cần chủ động thăm khám tại cơ sở uy tín để xác định đúng căn nguyên gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị cụ thể. Các bài thuốc Đông y trị ho được nghiên cứu bài bản, phối chế từ nhiều loại dược liệu cùng bổ trợ tác dụng cho nhau, sản xuất theo quy trình khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế. Nhờ đó, bài thuốc sẽ có hiệu quả điều trị ho tốt hơn so với chỉ áp dụng 1 dược liệu như tỏi, gừng,… 

Trên đây là những cách chữa ho từ tỏi mà chúng tôi tổng hợp được. Vì các bài thuốc này sẽ không mang lại tác dụng tức thời nên cần sử dụng trong thời gian dài. Thêm vào đó, hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bệnh mau lành, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ tái phát cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

9 Mẹo chữa ho, ho có đờm bằng quả lê cực hiệu nghiệm

Việc điều trị ho thông thường hoặc ho có đờm bằng thuốc Tây là điều cần thiết. Tuy nhiên, dùng...

5 cách chữa ho bằng gừng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, gừng có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó...

Siro ho Bảo Thanh: Thành phần, công dụng và cách dùng

Siro ho Bảo Thanh là một sản phẩm hỗ trợ điều trị các cơn ho thông thường, ho dai dẳng,...

Trị ho bằng củ cải trắng là cách chữa bệnh đơn giản, an toàn

Mách mẹ cách trị ho cho trẻ bằng củ cải trắng cực hay

Chữa ho bằng củ cải trắng rất dễ làm, lại an toàn nên có thể sử dụng để chữa trị...

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?

Tình trạng ngứa ngáy cổ họng và ho do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện, tạo cảm giác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *