Ký Sinh Trùng Gây Hôi Miệng Là Đúng Hay Sai? [Lý giải]

Ký sinh trùng gây hôi miệng có đúng không? Đây là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Nhiều người truyền tai nhau thông tin mùi hôi miệng xuất phát từ ký sinh trùng. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Bạn đọc cùng giải đáp qua bài viết sau đây.

Ký sinh trùng gây hôi miệng là đúng hay sai?

Thực tế, trong Y học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ký sinh trùng là các sinh vật sống ký sinh trên cơ thể vật chủ, chúng tồn tại và phát triển nhờ lấy sinh chất từ sinh vật chủ. Một số loại ký sinh trùng được tìm thấy phổ biến gồm ký sinh trùng gây sốt rét, giun sán,…

Ký sinh trùng gây hôi miệng là đúng hay sai?
Ký sinh trùng xâm nhập và phát triển nhanh chóng trên cơ thể vật chủ

Ở con người, ký sinh trùng có thể sống trong các bộ phận như dạ dày, gan, trong máu, phổi hay thậm chí là não bộ. Việc cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do chúng có thể lây lan và sinh sản nhanh chóng.

Đặc biệt trong quá trình sinh trưởng, chúng phóng thích ra lượng độc tố có thể gây hại nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Trong đó, mùi hôi miệng được cho rằng có liên quan đến vấn đề này. Vậy, ký sinh trùng gây hôi miệng là đúng hay sai?

Theo các nhà khoa học, ký sinh trùng có khả năng lưu trú, sinh trưởng trong dạ dày, sau đó giải phóng các độc tố sinh mùi hôi thoát ra bằng đường miệng. Do đó, thông thường đa số các bệnh nhân nhiễm giun sán đường tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa, ung thư,… có triệu chứng hôi miệng.

Ngoài ra, nhiều bệnh lý do ký sinh trùng gây ra cũng có khả năng phát sinh triệu chứng bất thường này. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, việc phát mùi hôi từ miệng chỉ là triệu chứng gián tiếp do ký sinh trùng gây ra. Trên thực tế chưa có chứng minh nào cho thấy ký sinh trùng gây hôi miệng một cách trực tiếp.

Thông thường mùi hôi thường bắt nguồn từ dạ dày nhiễm giun sán, các tác nhân gây hại ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số dạng ký sinh trùng tấn công các cơ quan khác như ấu trùng sán lợn gây hại cho não bộ, sán lá gan tấn công gan của người bệnh, sán dây chó hay sán lá phổi,…

Ký sinh trùng gây hôi miệng là đúng hay sai?
Ký sinh trùng có thể tấn công bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, trong đó dạ dày là trường hợp thường gặp nhất

Ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám chữa sớm. Bởi ký sinh trùng phát triển ồ ạt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị ký sinh trùng, và các phương pháp điều trị khác.

Hôi miệng do ký sinh trùng là dấu hiệu của bệnh gì?

Hôi miệng do ký sinh trùng thường có liên quan đến bệnh dạ dày, trong đó tình trạng nhiễm giun sán đường tiêu hóa là phổ biến nhất. Tuy nhiên, do tình trạng hôi miệng khó phân biệt thông qua triệu chứng thông thường, bởi trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng.

Chẳng hạn như hôi miệng do bệnh răng miệng, hôi miệng do thói quen vệ sinh, ăn uống, do bệnh tiêu hóa,… Trường hợp nhận thấy các triệu chứng dạ dày đi kèm, nhiều khả năng tình trạng hôi miệng do ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa. Khi đó bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Mùi hôi miệng do ảnh hưởng từ bệnh tiêu hóa nồng hơn hoặc thậm chí có mùi thối của thức ăn bị phân hủy.
  • Bệnh nhân ngoài triệu chứng hôi miệng còn kèm theo tình trạng phát ban, chảy nước mắt, nước mũi,…
  • Một số đối tượng bị viêm họng, có dấu hiệu cảm cúm tuy nhiên không rõ nguyên do.
  • Cơ thể mệt mỏi, không tập trung, đau đầu, tiêu chảy, táo bón,…
  • Ngoài ra người bệnh còn gặp một số vấn đề về xương khớp, ăn uống không ngon, ngủ không yên giấc,…

Việc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Việc chủ quan, kéo dài triệu chứng khiến cho ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, lay lan và tấn công sang các cơ quan khác trong cơ thể, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Cách khắc phục mùi hôi miệng liên quan đến bệnh lý nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng gây hôi miệng là một trong những nguyên nhân gián tiếp mà nhiều người gặp phải. Đa số các trường hợp có liên quan đến các bệnh lý dạ dày, ảnh hưởng từ ký sinh trùng xâm nhập và tấn công gây hại. Tuy nhiên cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tính chính xác tuyệt đối của thông tin này.

Cách khắc phục mùi hôi miệng liên quan đến bệnh lý nhiễm ký sinh trùng
Thăm khám để xác định ký sinh trùng gây hôi miệng có phải là nguyên nhân không

Cũng chính vì thế, việc điều trị khắc phục mùi hôi miệng liên quan đến ký sinh trùng vẫn chưa có biện pháp cụ thể. Người bệnh nếu gặp vấn đề về hơi thở có thể đến cơ sở y tế uy tín tiến hành khám sàng lọc, xác định nguyên nhân và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, trường hợp mùi hôi miệng do bệnh răng miệng gây ra hoặc các bệnh lý gián tiếp khác tác động khiến hơi thở có mùi hôi bất thường có thể ấp dụng các biện pháp giảm mùi dưới đây:

Đối với bệnh răng miệng

Trường hợp mùi hôi miệng liên quan đến bệnh răng miệng, trước hết bạn nên thăm khám, xác định bệnh lý và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh răng miệng có thể phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

Thông thường các bệnh răng miệng bắt nguồn từ sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, chúng lưu trú ở các kẽ răng, mảng bám phát ra độc tố làm hôi miệng, sâu răng và nhiều vấn đề khác. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể phát sinh biến chứng, thậm chí làm mất răng, lệch khớp nhai,… ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh.

Do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn. Đồng thời kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Trường hợp viêm nhiễm nặng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn.

Đối với các bệnh lý khác

Không chỉ các bệnh lý về răng miệng, hiện nay tình trạng hôi miệng còn được nhận định liên quan đến các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang,… các bệnh lý về hô hấp. Ngoài ra, như đã đề cập bên trên, mùi hôi còn có khả năng bùng phát do bệnh dạ dày và nhiều vấn đề khác.

Để điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng, trước hết bạn cần xác định nguyên nhân gây mùi, bệnh lý đang gặp phải. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị, không tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Trường hợp bệnh lý ngày càng trở nặng, mùi hôi khoang miệng nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp ngoại khoa khác, xâm lấn loại bỏ yếu tố gây hại, phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân. Người bệnh nên chủ động khám chữa sớm để quá trình điều trị thuận lợi, an toàn hơn.

Phương pháp chăm sóc, phòng ngừa hôi miệng liên quan ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể tấn công cơ thể con người thông qua nhiều đường khác nhau, trong đó đường miệng là thường gặp nhất. Chúng từ đó đi vào đường hô hấp, tiêu hóa, tấn công phá hủy các bộ phận trong cơ thể, sinh ra mùi hôi thoát ra từ miệng, thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Phương pháp chăm sóc, phòng ngừa hôi miệng liên quan ký sinh trùng
Chăm sóc sức khỏe, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, phù hợp giúp cải thiện sức khỏe tổng thể

Do đó, bạn đọc nên chủ động bảo vệ cơ thể, phòng ngừa sự xâm nhập của ký sinh trùng, tránh tình trạng hôi miệng phát sinh do ảnh hưởng gián tiếp từ các bệnh lý trong cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế ăn nhiều chất béo xấu, giảm dầu mỡ, thức ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không nên lạm dụng rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe,…
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, sơ chế cẩn thận trước khi ăn để tránh nhiễm ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe.
  • Không nên ăn những món tái sống không rõ nguồn gốc, đặc biệt đối tượng có cơ địa mẫn cảm, dễ bị đau bụng, khó tiêu.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi, đậu thối,…
  • Cắt giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể, giảm đồ ăn cay, không nên hút thuốc lá,…
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, stress. Tập thể dục hàng ngày, đi bộ hoặc tham gia các môn thể dục thể thao vừa sức để nâng cao đề kháng, cải thiện sức khỏe.
  • Khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ. Kịp thời phát hiện các bất thường và điều trị giúp bạn phòng tránh được các rủi ro không mong muốn.

Ký sinh trùng gây hôi miệng là một trong những thông tin được nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên thực tế hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức xác thực vấn đề này. Một số trường hợp bị hôi miệng có liên quan gián tiếp đến các bệnh lý do ký sinh trùng gây ra, nhất là bệnh tiêu hóa. Mặc dù vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa, chăm sóc bảo vệ sức khỏe để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chữa Hôi Miệng Bằng Baking Soda Nhanh Đến Khó Tin

Cách chữa hôi miệng bằng baking soda khá đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực trong việc loại bỏ...

7 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Tại Nhà Lấy Nhanh Lại Tự Tin

Các loại thảo dược trị hôi miệng được xem là cứu cánh giúp nhanh chóng khôi phục hơi thở thơm...

Hôi miệng từ cổ họng là gì? Có phải bệnh lý?

Hôi Miệng Từ Cổ Họng Báo Hiệu Bệnh Gì? [Nha Sĩ Chia Sẻ]

Hôi miệng từ cổ họng là vấn đề ngày càng phổ biến hiện nay, có liên quan đến nhiều bệnh...

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi?

Nước Bọt (Miếng) Có Mùi Hôi và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nước bọt hay nước miếng có mùi hôi là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Ngoài các nguyên...

Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt

Nước súc miệng trị hôi miệng thường được bào chế từ các thành phần có khả năng kháng viêm, diệt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.