Chữa Hôi Miệng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Lưu Truyền

Chữa hôi miệng bằng Đông y dùng các thảo dược quý, lành tính và an toàn, sử dụng trong thời gian dài ít nguy cơ gặp tác dụng phụ. Tùy tình trạng hôi miệng do nguyên nhân nào gây ra, thầy thuốc sẽ kê thang thuốc phù hợp. 

Chữa hôi miệng bằng Đông y có hiệu quả không?

Hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt giao tiếp hàng ngày. Nhiều người bị hôi miệng tạm thời trong một thời gian ngắn có thể khắc phục do ăn phải thực phẩm có mùi nồng, hút thuốc lá, chưa đánh răng,… Tuy nhiên một số trường hợp mùi hôi xuất hiện kéo dài, nhiều khả năng có liên quan đến bệnh lý về răng miệng, bệnh hô hấp, hoặc do trào ngược dạ dày,…

Chữa hôi miệng bằng Đông y có hiệu quả không?
Dùng thuốc Đông y trị hôi miệng được áp dụng rộng rãi

Để điều trị dứt điểm tình trạng này, đầu tiên bạn phải xác định nguyên nhân gây ra mùi hôi là do đâu. Trường hợp hôi miệng từ các yếu tố tạm thời như thức ăn nước uống có thể nhanh chóng khắc phục tức thời. Ngược lại nếu liên quan đến bệnh lý, bệnh nhân cần trị hôi miệng kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh chuyên sâu.

Trong số các biện pháp can thiệp hiện nay, cách chữa hôi miệng bằng Đông y được nhiều người tin tưởng, áp dụng. Bởi so với thuốc tân dược, các thảo dược Đông y lành tính và an toàn hơn, ít nguy cơ gây tác dụng phụ. Sử dụng bài thuốc Đông y trong thời gian dài giúp khắc phục mùi hôi, đồng thời hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề liên quan khác.

Theo quan niệm Đông y, tình trạng hôi miệng thường do hở tâm vị gây ra. Tâm vị có nhiệm vụ đóng mở vị trí phần trên dạ dày. Hoạt động của cơ quan này bị rối loạn khiến cho dịch từ dạ dày, thức ăn trào ngược lên trên thực quản. Đây còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày theo Y học hiện đại.

Hôi miệng do dịch và thức ăn chưa tiêu hóa lên men trào ngược lên trên. Người bệnh lúc này sẽ cảm giác khó chịu, miệng đọng lại mùi hôi, lưỡi nhiều rêu và vàng. Sử dụng thuốc Đông y điều trị hở tâm vị là cách được nhiều bệnh nhân áp dụng. Các bài thuốc nhanh chóng khắc phục triệu chứng, giảm mùi hôi và giúp hỗ trợ trị trào ngược dạ dày cho người bệnh.

Các bài thuốc chữa hôi miệng bằng Đông y

Dựa vào nguyên nhân gây hôi miệng để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong Đông y, người ta cũng chia hôi miệng thành các dạng tùy vào yếu tố gây bệnh, chẳng hạnh như do thấp nhiệt uẩn phục, mùi hôi phát sinh do nhiệt độc hoặc hư hỏa.

Các bài thuốc chữa hôi miệng bằng Đông y
Dựa vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây hôi miệng, thầy thuốc sẽ kê toa thuốc phù hợp

Dưới đây là các bài thuốc chữa hôi miệng bằng Đông y, bạn đọc có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa hôi miệng bằng nhiệt độc

Người bệnh ngoài tình trạng miệng có mùi hôi còn gặp phải các biểu hiện bất thường khác như miệng loét đỏ, sưng, đau và nóng rát, lưỡi đóng rêu vàng, nước tiểu có màu đỏ, bị táo bón khó đi đại tiện. Các bài thuốc được thầy thuốc kê toa như:

  • Bài thuốc 1: 12g mỗi vị gồm huyền sâm, ngọc trúc, tri mẫu, 20g sinh địa, 10g mộc thông, 8g thăng ma, 40g thạch cao, 4g cam thảo. Mỗi ngày trước khi đi ngủ uống khoảng 5g.
  • Bài thuốc 2: 15g đinh hương kết hợp với 90g cam thảo, 45g mỗi vị gồm quế tâm và tế tân, 30g xuyên không. Tán thảo dược thành bột mịn, sau đó trộn với mật ong cho sền sệt rồi vo thành viên. Trước khi đi ngủ dùng 5g.
  • Bài thuốc 3: 50g mỗi vị gồm quế tâm, cam thảo, quất bì, tế tân. Nguyên liệu tán thành bột rồi dùng táo nhục và một ít mật ong luyện thành viên hoàn, mỗi viên nhỏ như hạt đậu. Sử dụng mỗi ngày trước khi đi ngủ khoảng 5g – 10g.
  • Bài thuốc 4: 9g trúc diệp, kết hợp cùng với 30g thạch cao, 4g bán hạ chế, mạch môn khoảng 18g, nhân sâm khoảng 5g và 3g cam thảo, 8g gạo. Sau khi nguyên liệu rửa sạch cho tất cả vào nồi đun sôi, khi nước cạn còn 1/3 thì tắt lửa, dùng nước thuốc uống mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa thấp nhiệt uẩn phục gây hôi miệng

Đối với trường hợp này, để điều trị hôi miệng trước hết cần thanh nhiệt lợi thấp, áp dụng phương pháp hóa thấp. Các dược liệu được sử dụng bao gồm:

  • Xương bồ
  • Bán hạ
  • Hoắc hương
  • Khấu nhân
  • Liên kiều
  • Hậu phác
  • Cam thảo
  • Hoàng cầm
  • Bạc hà
  • Mộc thông
  • Hoạt thạch
  • Hoàng liên

Các dược liệu kết hợp, sử dụng mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 5g. Thầy thuốc sẽ kê thang thuốc phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Sau một thời gian sử dụng giúp kiểm soát các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược, giảm hôi miệng đáng kể.

Bài thuốc chữa hôi miệng do hư hỏa gây ra

Người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu như miệng có mùi hôi, vị hoặc thận âm hư, sưng đỏ, đau nhẹ bên trong miệng, cơ thể mệt mỏi, lưỡi đỏ, sưng,… Điều trị bằng biện pháp tư âm thanh nhiệt với các bài thuốc như:

  • Bài thuốc 1: 5g hoàng liên, 6g quy thân, 12g sinh địa, 6g mỗi vị gồm đơn bì, thăng ma. Thảo dược rửa sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi nước sắc lại còn khoảng 1/3. Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 40g hương nhu sắc nấu cùng với 200ml nước, sau khi dung dịch cô đặc lại dùng ngâm vào hai buổi sáng tối, nhổ bỏ không nuốt.

Trên đây là gợi ý một số bài thuốc chữa hôi miệng bằng Đông y, bạn đọc có thể tham khảo. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà thầy thuốc sẽ chỉ định các thang thuốc phù hợp. Thuốc Đông y lành tính, giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe, không chỉ giúp giảm hôi miệng mà còn điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Lưu ý khi áp dụng chữa hôi miệng bằng Đông y

Chữa hôi miệng bằng Đông y là giải pháp được nhiều người quan tâm và áp dụng. Phương pháp giúp hỗ trợ điều trị tình trạng mùi hôi xuất hiện ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, đồng thời giúp điều trị một số vấn đề liên quan. Tùy nguyên nhân gây hôi miệng, thầy thuốc sẽ kê toa phù hợp.

Lưu ý khi áp dụng chữa hôi miệng bằng Đông y
Sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý kết hợp bừa bãi

Trong quá trình dùng thuốc Đông y, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề:

  • Sử dụng thuốc Đông y lành tính, tuy nhiên phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới ghi nhận hiệu quả tốt nhất.
  • Các bài thuốc dùng dược liệu tự nhiên, tác dụng chậm. Tùy cơ địa mỗi người mà thời gian điều trị phải kéo dài hoặc ngắn.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý kết hợp các loại thuốc khác để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gặp tương tác thuốc nguy hại.
  • Trường hợp bạn đang sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y.
  • Kết hợp dùng thuốc Đông y và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe răng miệng.
  • Tái khám định kỳ, kiểm tra tình trạng sức khỏe. Trường hợp phát hiện các biểu hiện bất thường, bác sĩ, thầy thuốc sẽ sớm điều chỉnh khắc phục, giúp bạn phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Áp dụng cách chữa hôi miệng bằng Đông y mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài khắc phục biểu hiện khó chịu này, thuốc còn giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan khác. Bạn đọc nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín, chất lượng để khám và điều trị, tuân thủ theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Mẹo chữa hôi miệng bằng hương nhu tại nhà

Chữa Hôi Miệng Bằng Hương Nhu Có Tốt Không? [Chia Sẻ]

Chữa hôi miệng bằng hương nhu là mẹo dân gian được nhiều người quan tâm. Phương pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, được đánh giá lành tính, an toàn...

Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Khử Mùi Nhanh

Sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng là một cách đơn giản để khử mùi khó chịu cho khoang...

12 Thực Phẩm Gây Hôi Miệng Nên Tránh Trong Mỗi Bữa Ăn

Nhiều thực phẩm gây hôi miệng mặc dù rất hấp dẫn nhưng lại khiến bạn phải e dè khi có...

Lưu ý khi áp dụng trị hôi miệng bằng ngò gai

Cách Trị Hôi Miệng Bằng Ngò Gai (Mùi Tàu) Dễ Dùng Nhất

Trị hôi miệng bằng ngò gai là cách làm được nhiều người áp dụng. Ngò gai hay còn được gọi...

Hơi Thở Có Mùi Trứng Thối Nên Xử Lý Thế Nào Nhanh Hết?

Hơi thở có mùi trứng thối được xem là nỗi khiếp sợ của nhiều người. Tình trạng này không chỉ...

Hôi miệng do viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? [Nha Sĩ Giải Đáp]

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo thống kê cho thấy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.