Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Gừng – Mẹo Dùng Ít Người Biết

Chữa hôi miệng bằng gừng là cách được nhiều người áp dụng. Mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên gần gũi, giúp giảm mùi hôi miệng an toàn, thích hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Ngoài giảm mùi hôi khó chịu, gừng còn giúp kháng viêm, diệt khuẩn, cải thiện các vấn đề răng miệng khác.

Công dụng chữa hôi miệng bằng củ gừng

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa hôi miệng. Tuy nhiên trước hết bạn cần xác định tình trạng này do nguyên nhân nào gây ra. Trường hợp hôi miệng do các nguyên nhân tạm thời như sử dụng thức ăn có mùi, thức uống chứa cồn,… có thể điều chỉnh khắc phục tại nhà mà không cần can thiệp các phương pháp chuyên sâu.

Công dụng chữa hôi miệng bằng củ gừng
Sử dụng gừng chữa hôi miệng là mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa

Đối với trường hợp hôi miệng do bệnh nha khoa, tiêu hóa,… cần khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, để giảm mùi hôi khó chịu tại nhà, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian. Trong đó, cách chữa hôi miệng bằng gừng được nhiều người quan tâm và áp dụng. Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả đáng mong đợi.

Từ xưa, gừng là nguyên liệu được dùng trong nấu ăn, làm thuốc, nhờ tính ấm, vị cay tự nhiên. Sử dụng gừng trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa, nha khoa gây hôi miệng được nhiều người quan tâm. Nhờ trong gừng chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Cụ thể:

  • Chất zingiberen, tinh dầu, curcumen, ancol geraniol, linalool,… giảm mùi hôi trong miệng.
  • Hoạt chất 6-gingerol kích thích enzyme phân hủy các chất gây mùi trong miệng.
  • Hàm lượng axit citric trong gừng giúp kích thích tuyến nước bọt sản sinh natri, khoáng chất hòa tan khiến cho mùi hơi thở dễ chịu hơn.

Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi kể trên, mẹo dùng gừng tươi chữa hôi miệng là biện pháp được áp dụng ngày càng rộng rãi. Sử dụng cho đối tượng bị hôi miệng do các nguyên nhân tạm thời hoặc hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh theo phác đồ y tế.

Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi đơn giản

Chữa hôi miệng bằng gừng tươi là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Theo đó, bạn có thể sử dụng gừng lát ngậm giảm mùi hơi thở, súc miệng bằng nước gừng tươi hoặc kết hợp với nguyên liệu khác để tăng hiệu quả chữa trị. Tham khảo ngay các cách làm đơn giản dưới đây:

Ngâm gừng chữa hôi miệng

Cách ngậm gừng chữa hôi miệng thường được áp dụng cho đối tượng mắc các vấn đề tiêu hóa, hay bị trào ngược dạ dày. Tính cay nóng của gừng giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn, đồng thời kháng khuẩn, khắc phục tình trạng hôi miệng do trào ngược thức ăn, dịch tiêu hóa lên miệng.

Mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi đơn giản
Ngậm vài lát gừng mỏng để giảm cơn buồn nôn do trào ngược dạ dày, giúp hơi thở dễ chịu hơn

Thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị vài lát gừng tươi, ngậm và nuốt nước cốt gừng trong khoang miệng từ từ. Nhất là khi có cảm giác buồn nôn giúp kiềm chế cơn trào ngược dạ dày, làm ấm bụng và giảm đau thượng vị. Áp dụng mỗi lúc cơ thể có biểu hiện khó chịu, tuy nhiên không lạm dụng để tránh gây nóng trong.

Súc miệng bằng nước gừng

Sử dụng nước gừng tươi súc miệng giảm mùi hôi là cách được áp dụng rộng rãi. Theo đó, các chất có trong nước gừng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, tránh trường hợp chúng sinh sôi quá mức khiến miệng tỏa ra mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp.

Ngoài ra, cách làm này còn giúp kiểm soát tình trạng tiết axit amin, giúp quá trình phân hủy chất gây mùi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tham khảo ngay cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng một củ gừng tươi, rửa sạch rồi cạo bỏ vỏ.
  • Tiến hành cắt gừng thành các lát mỏng, cho vào nồi đun với 350ml nước.
  • Sau 5 – 10 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước gừng, để nguội và dùng súc miệng.
  • Mỗi lần súc trong 5 – 7 phút để loại bỏ vi khuẩn và tác nhân gây hại trong khoang miệng.
  • Áp dụng mẹo chữa kiên trì 3 tuần liên tục để nhận được hiệu quả tốt nhất.

Kết hợp gừng tươi và muối tinh

Ngoài các biện pháp chữa hôi miệng bằng gừng tươi đơn độc, bạn có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác nhằm tăng hiệu quả chữa trị. Trong đó, cách dùng gừng kết hợp với muối tinh đơn giản, được áp dụng rộng rãi. Muối không chỉ là gia vị nấu ăn mà còn được sử dụng làm nguyên liệu chữa trị nhiều bệnh lý.

Mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi đơn giản
Súc miệng bằng nước gừng pha với nước ấm và muối

Muối có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch khoang miệng, diệt vi khuẩn gây hại. Không chỉ giúp cải thiện chứng hôi miệng, phương pháp này còn hỗ trợ giảm sâu răng và các vấn đề răng miệng khác. Tham khảo cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch gọt vỏ.
  • Cho vào máy xay nhuyễn với 1/2 muỗng cà phê muối và 50ml nước lọc.
  • Lọc lấy nước cốt, sau đó cho thêm nước ấm vào khuấy đều.
  • Dùng nước gừng và muối súc miệng, phần bã nhai để làm sạch răng, kháng khuẩn tốt hơn.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần kiên trì để đạt kết quả tốt nhất.

Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Khi Mang Thai: Cách Chữa Trị và Ngăn Ngừa

Chữa hôi miệng bằng gừng và chanh

Ngoài cách kết hợp kể trên, bạn có thể thêm vào công thức nước súc miệng vài giọt nước cốt chánh để tăng khả năng làm sạch, khử mùi hôi miệng. Nước chanh chứa các hoạt chất giúp diệt vi khuẩn trong khoang miệng, làm sạch các mảng bám trên răng lợi, bề mặt lưỡi. Tham khảo ngay cách kết hợp đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch rồi cho vào cối xay nhuyễn.
  • Thêm 2 muỗng nước cốt chanh, vắt lấy nước cốt.
  • Cho hỗn hợp ra ly, thêm nước ấm vào khuấy đều.
  • Sử dụng hỗn hợp súc miệng, áp dụng mỗi ngày.
  • Kiên trì thực hiện ít nhất 3 tuần liên tục để giảm tình trạng hôi miệng.

Tuy nhiên cần lưu ý, chanh có tính axit cao, do đó nếu dùng quá nhiều có nguy cơ ảnh hưởng đến men răng. Vì thế, bạn nên dùng vừa đủ, không sử dụng quá nhiều nước cốt chanh.

Mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi đơn giản
Dùng nước gừng súc miệng hoặc pha trà gừng uống giảm mùi hôi miệng và các vấn đề khác

Uống nước trà gừng giảm mùi hôi miệng

Như đã đề cập, tình trạng hôi miệng có liên quan đến một số vấn đề tiêu hóa, trong đó đặc biệt là chứng trào ngược dạ dày. Để cải thiện triệu chứng của bệnh, đồng thời giảm mùi hôi miệng khó chịu, bạn có thể sử dụng gừng pha trà uống mỗi ngày. Trà giúp làm ấm bụng, giảm buồn nôn, nhờ đó hỗ trợ cải thiện mùi hôi miệng. Cách pha trà đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành nhiều lát mỏng.
  • Hãm 10g trà xanh với nước sôi, ủ trong khoảng 20 – 25 phút.
  • Cho vào nước trà vài lát gừng mỏng để tăng mùi thơm và làm ấm bụng.
  • Uống nước trà gừng khi có triệu chứng buồn nôn, miệng có mùi hôi khó chịu,…

Trên đây là một vài mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp dân gian lành tính, an toàn khi dùng, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng khó chịu, giúp hơi thở dễ chịu hơn, giảm mùi hôi. Áp dụng kiên trì để nhận được hiệu quả như mong đợi.

Tham khảo thêm: Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt

Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng gừng tại nhà

Dùng mẹo chữa hôi miệng bằng gừng tươi tại nhà vừa đơn giản vừa tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng gừng tại nhà
Không lạm dụng cách chữa hôi miệng bằng gừng, chỉ nên dùng với lượng vừa phải
  • Lựa chọn gừng tươi, nguyên vẹn, không bị hư hại để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình điều trị hôi miệng. Chọn gừng vừa đủ tuổi, không chọn gừng quá non hoặc quá già.
  • Sơ chế thận trọng trước khi dùng để tránh tạp chất, hại khuẩn xâm nhập gây tổn thương răng miệng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị hôi miệng.
  • Do gừng có tính nóng cao, khi lạm dụng có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn. Vì thế, bạn không nên dùng quá nhiều. Đặc biệt tránh sử dụng trà gừng trong điều kiện thời tiết oi bức, người đang bị mệt mỏi sau thời gian làm việc lao động.
  • Trường hợp người có bệnh tim, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, người có bệnh lý mãn tính,… không nên lạm dụng. Để tránh ảnh hưởng đến thực trạng sức khỏe chỉ nên dùng với lượng nhỏ.
  • Nhổ sạch nước bọt và nước gừng súc miệng, không được nuốt để tránh vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây hại cho khoang miệng.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp dùng mẹo chữa và thuốc tân dược, đặc biệt là thuốc kháng sinh để tránh gặp phải tương tác thuốc gây hại sức khỏe. Nếu cần sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình trị hôi miệng tại nhà, bạn nên kiểm soát các thực phẩm có mùi nặng, hạn chế dùng các thức uống chứa cồn, chất kích thích, tránh hút thuốc lá,… để kết quả điều trị tốt nhất.

Mẹo chữa hôi miệng bằng gừng là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Nhờ gừng chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn nên thăm khám xác định nguyên nhân gây hôi miệng là do đâu. Trường hợp bệnh nặng nên kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Hôi miệng là gì?

Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Ngăn Ngừa

Hôi miệng khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong...

Hôi miệng do viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? [Nha Sĩ Giải Đáp]

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo thống kê cho thấy...

Cách khắc phục mùi hôi miệng liên quan đến bệnh lý nhiễm ký sinh trùng

Ký Sinh Trùng Gây Hôi Miệng Là Đúng Hay Sai? [Lý giải]

Ký sinh trùng gây hôi miệng có đúng không? Đây là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Nhiều người...

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?

Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Bị hôi miệng lâu năm là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Đa số các trường hợp mắc...

Kẽ răng bị hôi là do đâu?

Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Chữa Trị và Khắc Phục Sao?

Kẽ răng bị hôi có thể do bạn chải răng không sạch khiến thức ăn mắc lại lâu dần gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *