12 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Giúp Lấy Lại Tự Tin

Bệnh hôi miệng khiến bạn trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Hãy áp dụng ngay 12 cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản dưới đây để nhanh chóng lấy lại hơn thở thơm mát và sự tự tin.

12 cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản

Hôi miệng là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thường xuyên ăn thực phẩm nặng mùi, hút thuốc lá, khô miệng. Ngoài ra, các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm xoang, viêm amidan hay trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Để đẩy lùi chứng hôi miệng một cách tự nhiên, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

1. Mẹo chữa hôi miệng bằng baking soda

Baking soda vừa là nguyên liệu nấu ăn, vừa có nhiều công dụng khác trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như làm trắng răng, tẩy sạch vết ố vàng, trị mụn hay chữa hôi miệng. Nhờ đặc tính sát khuẩn tự nhiên, baking soda có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ẩn trú trong khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và giúp hơi thở thơm mát hơn.

Cách trị hôi miệng tại nhà
Cách trị hôi miệng tại nhà từ baking soda đang được áp dụng rộng rãi

Để trị hôi miệng, bạn có thể dùng baking soda đánh răng hoặc súc miệng. Ngoài ra, dân gian còn kết hợp với một số nguyên liệu khác để nhanh thấy hiệu quả.

  • Súc miệng bằng baking soda: Bạn lấy 1 thìa baking soda pha loãng với một ít nước ấm. Dùng nước này súc miệng mỗi ngày 1 lần để giảm axit trong miệng và tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó tiến hành đánh răng lại bình thường.
  • Kết hợp baking soda với tinh dầu bạc hà: Hòa bột baking soda với nước và 2 – 3 giọt tinh dầu bạc hà. Trộn đều và dùng hỗn hợp này để chải răng. Cuối cùng súc miệng lại cho thật sạch. Sử dụng hỗn hợp mỗi tuần 2 lần để ngăn ngừa và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
  • Baking soda và chanh: Trộn đều 2 nguyên liệu trên theo tỷ lệ 1:1. Dùng hỗn hợp đánh răng như bình thường và súc miệng lại với nước cho sạch. Áp dụng mỗi tuần 2 lần.

2. Điều trị hôi miệng tại nhà bằng dầu dừa

Nếu đang tìm kiếm những cách trị hôi miệng tại nhà an toàn, bạn không nên bỏ qua dầu dừa. Loại dầu này chứa nhiều omega 3. Đây là một loại axit béo có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Nó giúp giảm viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, ngăn ngừa và điều trị hôi miệng.

Với tác dụng tuyệt vời trên, bạn có thể thêm dầu dừa vào trong món ăn hàng ngày hoặc dùng dầu dừa trị hôi miệng theo hướng dẫn dưới đây.

  • Bôi dầu dừa: Bỏ 1 muỗng dầu dừa vào trong chén rồi cho vào lò vi sóng hâm nóng. Đánh răng sạch sẽ rồi dùng thoa dầu vào toàn bộ khoang miệng và răng. Để khoảng 10 phút trước khi súc miệng lại với nước ấm. Áp dụng mỗi ngày 1 lần.
  • Súc miệng bằng dầu dừa: Pha 1 thìa dầu dừa với nước ấm rồi dùng hỗn hợp này ngậm và súc miệng. Kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần để nhanh lấy lại hơi thở thơm mát.

Tham khảo thêm: Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Mẹo Dân Gian

3. Bí quyết chữa hôi miệng tại nhà bằng gừng tươi

Gừng được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày như là một loại gia vị và cũng là thảo dược có tác dụng chữa nhiều bệnh. Loại củ này có tác dụng tích cực trong việc khử mùi, loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, giúp hơi thở thơm mát hơn.

Ngoài ra, các hoạt chất quý trong gừng còn có tác dụng diệt khuẩn, giảm sưng nướu răng, xoa dịu cơn đau nhức khó chịu cho người bị áp xe răng, viêm lợi – những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp.

Cách sử dụng:

  • Ngậm nước gừng: Trước tiên, bạn giã nát 1 củ gừng tươi rồi bỏ vào nồi nấu với 500ml nước. Đun sôi khoảng 5 phút để các hoạt chất trong gừng giải phóng hết vào nước. Để nguội, vớt bỏ bã rồi dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần trong ngày sau các bữa ăn.
  • Kết hợp gừng với chanh: Chuẩn bị 1 củ gừng và 1/2 quả chanh tươi. Gừng giã nát, hòa chung với một ít nước rồi đen đun nóng. Lọc lấy nước cốt gừng rồi hòa với nước cốt chanh. Bảo quản hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày ngậm 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây.

4. Súc miệng bằng nước muối chữa hôi miệng

Muối là loại gia vị nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn mạnh. Chính vì vậy, nguyên liệu này được dân gian sử dụng trong điều trị hầu hết các bệnh lý về nha chu như sâu răng, viêm lợi, áp xe răng và cả bệnh hôi miệng.

Thói quen súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày không chỉ giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng mà còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng hôi miệng.

cách chữa hôi miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày là một cách đơn giản để chữa hôi miệng tại nhà

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Hòa tan 2 thìa cà phê muối với 250ml nước lọc. Dùng nước muối súc miệng trong khoảng 1 phút. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Cách 2: Bạn lấy 1 nắm lá ngò gai rửa sạch, đem nấu sôi kỹ lấy nước đặc. Thêm vào nước ngò gai vài hạt muối, quậy tan và dùng hỗn hợp này ngậm khoảng 2 phút. Thực hiện cách trị hôi miệng tại nhà bằng ngò gai và muối mỗi ngày 3 lần.

5. Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng đinh hương

Đinh hương được sử dụng để chữa hôi miệng mờ chứa nhiều eugenol. Hoạt chất này có tác dụng mạnh mẽ trong việc kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các tác nhân có hại gây mùi trong khoang miệng.

Bạn có thể dùng đinh hương khô hay tinh dầu đinh hương để trị hôi miệng đều được. Khi thực hiện nên kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày trong một thời gian dài để chứng hôi miệng được điều trị dứt điểm.

  • Trị hôi miệng bằng đinh hương khô: Với cách này, bạn chỉ cần lấy 1 – 2 nụ đinh hương cho vào miệng và nhai nát trong khoảng 3 -5 phút. Lặp lại mỗi ngày 2 lần.
  • Dùng tinh dầu đinh hương: Pha loãng 1 – 2 giọt tinh dầu với nước ấm rồi đem súc miệng ngày 1 lần. Không dùng tinh dầu đinh hương nguyên chất để súc miệng.

Tham khảo thêm: 7 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Tại Nhà Lấy Nhanh Lại Tự Tin

6. Mẹo trị hôi miệng bằng mật ong

Cách trị hôi miệng bằng mật ong cũng đang được áp dụng phổ biến. Với đặc tính sát khuẩn tự nhiên, mật ong có thể giúp tiêu diệt hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh, giúp ngăn chặn mùi hôi khó chịu phát sinh trong khoang miệng.

Thêm vào đó, mật ong còn cung cấp nhiều vitamin E, các loại axit amin và khoáng chất thiết yếu. Chúng giúp làm tăng sức đề kháng cho khoang miệng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm nướu răng, áp xe lợi, áp xe răng khôn

Để trị hôi miệng, mật ong thường được dùng kết hợp với chanh. Nguyên liệu này chứa nhiều vitamin C nên giúp nâng cao hiệu quả điều trị và góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất, 200ml nước ấm, 1/2 quả chanh.
  • Trước tiên, bạn pha mật ong với nước ấm
  • Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt rồi quậy chung với ly nước mật ong
  • Súc miệng bằng hỗn hợp này 1 – 2 lần mỗi ngày. Sau một thời gian tình trạng hôi miệng của bạn sẽ thuyên giảm.

7. Khắc phục bệnh hôi miệng tại nhà bằng các thực phẩm có lợi

Bổ sung một số thực phẩm vào trong thực đơn có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng hôi miệng. Thức ăn tốt nhất cho những người mắc căn bệnh này phải kể đến sữa chua.

Sữa chua cung cấp nhiều probiotic là những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chúng giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa trào ngược dạ dày và giúp hơi thở thơm mát hơn.

Cách trị hôi miệng tại nhà bằng sữa chua
Sữa chua bổ sung probiotics có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng hôi miệng bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm dưới đây:

Trong thời gian đang điều trị hôi miệng, nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều protein và Carbohydrate. Chúng khó tiêu hóa và có thể gây hình thành mảng bám ở răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Ngoài ra, cần hạn chế ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, các loại mắm.

Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Khi Mang Thai: Cách Chữa Trị và Ngăn Ngừa

8. Cam thảo trị hôi miệng

Thêm một cách trị hôi miệng tại nhà để bạn tham khảo đó là dùng cam thảo. Nguyên liệu này chứa hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Khi được sử dụng đúng cách có tác dụng ức chế tình trạng sưng viêm ở nướu lợi, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi và mang đến cho bạn hơi thở thơm tho hơn.

Cách đơn giản nhất để chữa hôi miệng với cam thảo đó là dùng nguyên liệu này hãm trà uống. Ngoài ra, cam thảo còn được sử dụng kết hợp với các nguyên liệu khác để rút ngắn thời gian điều trị hôi miệng.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 50g quế tâm (tán bột), 50g quất bì (tán bột), 50g cam thảo (tán bột), mật ong và táo nhục.
  • Đem bột thuốc trộn chung với táo nhục và lượng mật ong vừa đủ rồi vo thành viên hoàn. Trọng lượng mỗi viên khoảng 4g.
  • Bỏ thuốc vào hũ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.
  • Ngày uống 1 – 2 viên sau bữa ăn để cải thiện tình trạng hôi miệng.

9. Chanh kết hợp với muối trị hôi miệng hiệu quả

Chanh và muối đều là những nguyên liệu có đặc tính sát khuẩn, khử mùi tốt. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi hai nguyên liệu này được sử dụng kết hợp với nhau để trị hôi miệng.

Tuy nhiên, do chanh có tính axit mạnh nên có thể gây ăn mòn men răng nếu lạm dụng quá mức. Bạn chỉ nên áp dụng cách này 2 hoặc 3 lần trong tuần.

Cách sử dụng: 

  • Trộn đều muối với một ít nước cốt chanh
  • Dùng chải răng, lưỡi để làm sạch mảng bám trên răng và loại bỏ mùi hôi trong miệng.
  • Cuối cùng, súc miệng kỹ với nước cho sạch.

10. Trị hôi miệng tại nhà bằng muối Epsom

Muối Epsom thường được sử dụng trong làm đẹp hoặc trị bệnh da liễu. Nguyên liệu này cũng được nhiều người xem như một phương thuốc tự nhiên để chữa hôi miệng tại nhà.

Chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, muối Epsom có khả năng loại bỏ độc tố, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và giúp hơi thở thơm mát hơn.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê muối Epsom và 100ml nước ấm
  • Hòa muối với nước ấm cho tan hoàn toàn.
  • Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn dùng nước muối để súc miệng.
  • Áp dụng cách này một thời gian, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tham khảo thêm: Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Gừng – Mẹo Dùng Ít Người Biết

11. Điều trị hôi miệng bằng lá húng chanh

Tiếp theo, bạn có thể áp dụng cách chữa hôi miệng tại nhà bằng lá húng chanh. Loại lá này chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn tốt, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, hỗ trợ điều trị các vấn đề về nướu, răng và giảm mùi hôi khó chịu cho khoang miệng.

Cách sử dụng:

  • Dùng lá húng chanh tươi hoặc khô sắc lấy nước đặc, để nguội
  • Lọc bỏ bã rồi lấy nước sắc ngậm trong miệng
  • Áp dụng 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

12. Mẹo trị hôi miệng bằng hạt cây thì là

Hạt cây thì là được sử dụng trong ẩm thực như là một loại gia vị giúp tạo ra hương thơm hấp dẫn cho món ăn. Đây cũng là vị thuốc chữa hôi miệng tự nhiên đang được nhiều người tin dùng.

Trong hạt thì là chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt. Sử dụng thảo dược này đúng cách giúp hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng, qua đó cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.

Cách sử dụng: 

  • Lấy 1 thìa hạt thì là bỏ vào miệng nhai kỹ cho đến khi hạt nhuyễn ra.
  • Nuốt nước, nhả bã hoặc có thể nuốt cả bã cũng được.
  • Duy trì áp dụng cách này với tần suất 1 – 2 lần mỗi ngày, chứng hôi miệng sẽ không còn là nỗi lo của bạn.

Những cách trị hôi miệng tại nhà ở trên đều rất dễ thực hiện nhưng cho tác dụng chậm và chỉ thích hợp với người bị nhẹ. Bạn phải kiên trì áp dụng lâu dài kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ để nhanh thấy được hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt

Nước súc miệng trị hôi miệng thường được bào chế từ các thành phần có khả năng kháng viêm, diệt...

Cao răng là gì? Cách nhận biết cao răng

Cao Răng Có Gây Hôi Miệng Không? Lấy Còn Hôi Không?

Cao răng có gây hôi miệng không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, tình trạng cao...

4 cách kiểm tra có bị hôi miệng không

4 Cách Kiểm Tra Mình Có Bị Hôi Miệng Hay Không Dễ Dàng

Để nhanh chóng phát hiện bất thường và điều trị các bệnh về răng miệng trước hết bạn cần biết...

Nguyên nhân đánh răng xong vẫn hôi miệng

Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?

Đánh răng xong vẫn hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể bạn đã đánh răng sai cách,...

Hôi miệng do viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? [Nha Sĩ Giải Đáp]

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo thống kê cho thấy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *