14 Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Nhanh Mà Dễ Dàng

Tỏi mặc dù có thể tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn nhưng cũng là thủ phạm hàng đầu gây hôi miệng. Vậy làm sao để có thể ăn tỏi bình thường mà không lưu lại mùi hôi khó chịu trong miệng? Hãy bỏ túi ngay 14 cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi cực dễ dàng dưới đây.

Tỏi – Thủ phạm gây hôi miệng hàng đầu

Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Loại củ này thường được phi thơm trước khi xào nấu thức ăn, giã nát làm nước chấm hoặc tẩm ướp vào thực phẩm tươi sống. Hương vị đặc trưng của tỏi sẽ giúp món ăn được thơm ngon, hấp dẫn và đưa cơm hơn.

Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi
Việc tìm ra cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi nhanh chóng được nhiều người quan tâm

Trong tỏi chứa nhiều thành phần khác nhau, đặc biệt nhất là Allicin. Đây là một hợp chất chứa lưu huỳnh được giải phóng mỗi khi chúng ta nhai tỏi sống hoặc giã nát tỏi và để ngoài không khí khoảng 10 phút. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, Allicin hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh.

Chất này có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh cúm, ngăn ngừa ung thư, nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, Allicin có thể bị vô hiệu hóa khi đun nấu ở nhiệt độ cao hoặc quá lâu. Bên cạnh đó, tỏi còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Đào thải độc tố trong máu
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa
  • Ổn định huyết áp, đường huyết.
  • Chống đông máu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ, đau tim, xuất huyết não.
  • Phòng ngừa bệnh Alzheimer
  • Làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
  • Nâng cao sức khỏe xương khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp

Với những tác dụng tuyệt vời trên, tỏi được ưu chuộng và sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, cũng khá nhiều người tỏ ra e dè khi ăn tỏi sống hay các món ăn chứa nhiều tỏi. Thực phẩm này thường để lại mùi khó chịu trong khoang miệng sau khi ăn. Thậm chí có không ít trường hợp bị hôi miệng do ăn tỏi.

Cơ chế gây hôi miệng của tỏi

Sở dĩ, ăn tỏi gây hôi miệng là do chứa hoạt chất sulfuric. Sau khi ăn tỏi, chất này sẽ được giải phóng và tạo ra mùi vị đặc trưng tương tự như mùi của các hợp chất được sản sinh bởi vi khuẩn kỵ khí – một trong những thủ phạm gây hôi miệng và nhiều vấn đề khác về răng miệng.

Cơ chế gây mùi hôi miệng ở tỏi như sau:

+ Thứ nhất:

Sau khi ăn tỏi, hợp chất chứa lưu huỳnh sẽ được giải phóng ngay lập tức và tồn tại trong khoang miệng khiến cho hơi thở của bạn có mùi. Nếu bạn không súc miệng hay đánh chải răng, chất này thường sẽ lưu lại trong khoang miệng trong thời gian dài và tạo điều kiện cho bệnh hôi miệng phát triển.

+ Thứ hai:

Thông qua phổi, tỏi cũng khiến hơi thở có mùi hôi. Quá trình chuyển hóa tỏi có thể làm sản sinh Allyl methyl sulfide (AMS). Chất này được hấp thụ vào máu và theo đường máu đến phổi. Mỗi khi bạn thở ra, AMS trong phổi sẽ được giải phóng ra ngoài và khiến cho hơi thở của bạn có mùi tỏi.

Không chỉ gây hôi miệng, chất AMS còn được bài tiết qua da và khiến toàn bộ cơ thể nặng mùi tỏi. Tình trạng này chỉ chấm dứt khi Sulfuric bốc mùi được đào thải toàn bộ. Tuy nhiên, quá trình này thường diễn ra trong nhiều giờ hoặc thậm chí là mất cả ngày dài.

Đặc biệt, một khi Sulfuric đã được hấp thụ vào trong máu thì chúng ta không có cách nào để loại bỏ ngay mùi hôi khó chịu trong khoang miệng cũng như hơi thở một cách hữu hiệu. Chính vì vậy mà không ít trường hợp phải đau đầu tìm cách đối phó với tình trạng hôi miệng sau khi ăn tỏi.

Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi

Để nhanh chóng làm hết mùi tỏi trong miệng và nhanh hết hôi miệng, ngay sau khi ăn tỏi bạn nên áp dụng những cách dưới đây:

1. Uống nhiều nước

Nước có tác dụng làm giảm bớt nồng độ Sulfuric trong khoang miệng. Chất lỏng cũng rất cần thiết để làm sạch mảng bám thức ăn và các mảnh tỏi bám dính trong kẽ răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.

cách làm hết mùi tỏi trong miệng
Uống nhiều nước sẽ giúp làm hết hôi miệng khi ăn tỏi

Ngoài ra, uống nhiều nước còn có tác dụng chống khô miệng, làm tăng tiết nước bọt để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa tỏi cùng thức ăn, giúp khoang miệng sạch hơn. Tất cả đều góp phần loại bỏ mùi hôi miệng khi ăn tỏi.

2. Cách làm hết mùi tỏi trong miệng bằng nước muối

Muối có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, diệt khuẩn tốt. Do vậy, bạn chỉ cần lấy nước muối loãng súc miệng hàng ngày, nhất là sau khi ăn tỏi để ngăn ngừa và khắc phục mùi hôi miệng khó chịu.

Cách thực hiện: 

  • Trước tiên, bạn lấy 1 thìa muối pha với lượng nước vừa đủ sao cho nước có vị mặn như canh. Không nên pha quá mặn.
  • Ngậm một ngụm nước muối trong miệng kết hợp súc mạnh trong vài phút để nước muối tiếp xúc với mọi vị trí trong khoang miệng và phát huy hiệu quả diệt khuẩn, khử mùi.
  • Lặp lại cách này thêm vài lần nữa để mùi hôi của tỏi được loại bỏ hoàn toàn.

3. Uống một cốc trà xanh

Nhâm nhi một tách trà xanh chính là một cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi đơn giản, hiệu quả. Thành phần EGCG cùng hoạt chất phenol được tìm thấy trong tỏi có tác dụng khử mùi, ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn kỵ khí gây mùi trong khoang miệng, giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn.

Nếu không thích uống nước trà, bạn có thể dùng loại nước này để súc miệng cũng được. Không chỉ giúp làm hết hôi miệng khi ăn tỏi, nước trà còn có tác dụng loại bỏ mùi tanh cùng hương vị nặng mùi phát sinh từ các thực phẩm khác.

4. Cách làm hết mùi tỏi trong miệng bằng bạc hà

Sau khi ăn tỏi, chỉ cần lấy vài lá bạc hà nhai nát và nhả bã, bạn đã giải quyết được đáng kể mùi hôi miệng khó chịu bắt nguồn từ loại củ gia vị này. Thành phần menthol có trong bạc hà không chỉ giúp đánh bay mùi hôi của tỏi mà còn giúp giảm đau răng, chống sưng viêm lợi.

Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi bằng bạc hà
Nhai lá bạc hà tươi hoặc súc miệng bằng nước bạc hà có tác dụng khử mùi tỏi, giảm hôi miệng

Các trường hợp không có sẵn lá bạc hà thì dùng tinh dầu để thay thế. Bạn hãy pha loãng 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà với một ít nước, súc miệng kỹ trước khi nhổ ra. Cách này không mất nhiều thời gian mà lại giúp hơi thở thơm mát, tự tin hơn.

5. Uống sữa bò trị hôi miệng khi ăn tỏi

Sữa bò được xem là khắc tinh của mùi hôi khó chịu do tỏi sinh ra trong khoang miệng. Nghiên cứu cho thấy , chỉ cần uống khoảng 200ml sữa bò sau khi ăn tỏi, cơ thể sẽ giảm được tới 50% nồng độ allyl methyl sulphide, qua đó ngăn ngừa và cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả. Vì vậy, hãy cứu nguy cho khoang miệng của bạn bằng một ly sữa bò để chống lại sự tấn công của mùi hôi khó chịu sinh ra từ tỏi.

Tham khảo thêm: Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Khử Mùi Nhanh

6. Mẹo làm hết hôi miệng khi ăn tỏi bằng chanh

Chanh được xem là khắc tinh của bệnh hôi miệng, nhất là các trường hợp hơi thở có mùi hôi sau khi ăn tỏi. Giàu vitamin C và axit hữu cơ, thực phẩm này có khả năng khử mùi của tỏi, ức chế vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, duy trì hơi thở thơm mát cho bạn sau khi dùng các thức ăn chứa tỏi.

Cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi bằng chanh như sau:

  • Cắt 1 lát chanh mỏng và ngậm vào trong miệng vài phút
  • Hoặc hòa nước cốt chanh với nước lọc dùng để súc miệng cho sạch mùi tỏi. Có thể thêm vào vài hạt muối giúp khử mùi hiệu quả hơn.

7. Nhai sống rau cần tây

Đây cũng là một cách làm hết mùi tỏi trong miệng cực hay bạn không nên bỏ qua. Nếu trong nhà bếp có sẵn rau cần tây, bạn hãy rửa sẵn vài nhanh để sử dụng.

Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi bằng cần tây
Cần tây là một vũ khí tự nhiên, giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi hiệu quả

Sau khi ăn tỏi sống, châm nước mắm tỏi hay dùng các món ăn chứa tỏi, bạn hãy lấy 1 – 2 nhánh cần tây bỏ vào miệng. Từ từ nhai nát để hương thơm đặc trưng của cần tây triệt tiêu hoàn toàn mùi tỏi.

8. Làm hết hôi miệng khi ăn tỏi bằng rau húng quế

Rau húng quế được xếp vào danh sách các loại thực phẩm trị hôi miệng được dân gian tin dùng. Trong lá chứa nhiều tinh dầu thơm và các hoạt chất quý có khả năng kháng khuẩn, khử mùi hiệu quả.

  • Cách 1: Nhai trực tiếp vài lá húng quế sau khi ăn tỏi
  • Cách 2: Xay húng quế lấy nước cốt dùng súc miệng vài lần để mùi tỏi được loại bỏ hoàn toàn.
  • Cách 3: Sắc lá húng quế lấy nước đặc. Thêm vào vài hạt muối ăn, quậy tan. Dùng hỗn hợp này súc miệng nhiều lần để trị hôi miệng do tỏi.

9. Bí quyết trị hôi miệng khi ăn tỏi bằng giấm táo

Giấm táo được lên men tự nhiên nên chứa nhiều axit hữu cơ. Thành phần này có tác dụng làm hết mùi tỏi trong miệng, loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa và điều trị hôi miệng.

  • Cách 1: Uống 1 muỗng canh giấm táo sau khi ăn tỏi. Có thể pha chung với một ít mật ong để giảm bớt vị chua của giấm, giúp trị hôi miệng do tỏi hiệu quả hơn.
  • Cách 2: Pha loãng giấm với nước ấm rồi súc miệng kỹ.

10. Gừng chữa hôi miệng khi ăn tỏi

Nhắc đến những cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi hiệu quả, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến gừng. Đây vừa là thực phẩm, vừa là thảo dược trị hôi miệng an toàn, rẻ tiền và có sẵn trong gian bếp nên rất tiện lợi khi sử dụng.

  • Cách 1: Bỏ 1 lát gừng vào trong miệng. Từ từ nhai nát và nuốt nước.
  • Cách 2: Uống 1 tách trà gừng nóng sau khi ăn tỏi.
  • Cách 3: Nấu gừng với trà xanh uống hoặc súc miệng.
  • Cách 4: Dùng nước sắc từ gừng súc miệng vài lần liên tục để mùi tỏi trong miệng được loại bỏ hoàn toàn.

Tham khảo thêm: 5+ Loại Thuốc Trị Hôi Miệng Tốt Nhất Được Sử Dụng Nhiều

11. Bí quyết làm hết mùi tỏi trong miệng bằng cà phê

Ngoài trà xanh hay các thức uống khác, bạn có thể nhâm nhi một tách cà phê để khử mùi hôi miệng khi ăn tỏi. Tuy nhiên, cách này chỉ thích hợp áp dụng vào ban ngày. Tránh uống cà phê vào buổi tối dễ khiến bạn bị mất ngủ.

Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi bằng cà phê
Nhâm nhi một ít cà phê sau khi ăn tỏi sẽ giúp ngăn chặn hình thành mùi hôi khó chịu trong khoang miệng

Nếu mùi tỏi dính vào tay sau khi chế biến thức ăn, hãy lấy bã tỏi chà xát vào da và rửa sạch lại với nước. Với cách này, da tay của bạn sẽ không còn mùi hôi khó chịu.

12. Trị hôi miệng do tỏi bằng baking soda

Baking soda có tác dụng không thua kém muối ăn. Nguyên liệu này có tính tẩy, giúp làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn và khử mùi hôi do tỏi sinh ra.

Để sử dụng, hãy lấy một ít bột baking soda hòa với nước cho hơi sền sệt. Dùng hỗn hợp này đánh chải răng thật kỹ. Kết hợp chà xát nhẹ lên mặt lưỡi và nướu răng để làm sạch mọi bề mặt bên trong khoang miệng, tránh lưu lại hương vị của tỏi.

13. Dưa chuột làm hết mùi tỏi trong miệng

Nếu sau khi ăn tỏi sống mà hơi thở có mùi, bạn chỉ cần ăn vài miếng dưa chuột. Với cách này, mùi hôi trong khoang miệng sẽ giảm đi đáng kể.

14. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su là cách làm hết hôi miệng khi ăn tỏi vừa nhanh vừa dễ dàng. Bạn chỉ cần thủ sẵn kẹo cao su bên mình và sử dụng khi cần thiết ngay cả khi không dùng bữa ở nhà.

Khi nhai kẹo cao su, khoang miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn để chống hôi miệng. Một số loại cao su còn chứa tinh dầu bạc hà, gừng hay quế, giúp khử mùi tỏi hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

11 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Trị Hôi Miệng Ưa Chuộng

Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị hôi miệng khá dễ mua và tiện lợi khi sử dụng nên được...

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là do đâu?

Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến hiện...

Hôi Miệng Sau Khi Sinh và Giải Pháp Chữa Trị An Toàn

Hôi miệng sau khi sinh là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến không ít mẹ bỉm có thói...

Hôi miệng do viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? [Nha Sĩ Giải Đáp]

Viêm họng hạt có gây hôi miệng không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo thống kê cho thấy...

Lợi ích của nước vo gạo đối với tình trạng hôi miệng

Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Mẹo Dân Gian

Mẹo chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được nhiều người truyền tai nhau. Nhờ trong nước vo gạo có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *