Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường có liên quan đến yếu tố vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống. Ngoài ra đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý về răng miệng bạn đọc không nên chủ quan.

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là do đâu?

Hôi miệng là biểu hiện thường gặp, có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là ở trẻ em do các bé không chủ động bảo vệ răng miệng đúng cách, thường xuyên ăn uống các món có mùi, ăn kẹo ngọt vào buổi tối,… hoặc do ảnh hưởng từ bệnh răng miệng, hô hấp, tiêu hóa.

Xem thêm: 14 Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Nhanh Mà Dễ Dàng

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là do đâu?
Tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy liên quan đến nhiều yếu tố

Có nhiều nguyên nhân khiến hơi thở từ miệng của bạn có mùi hôi lạ, khó chịu mỗi khi thức giấc:

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Thói quen vệ sinh răng miệng khoa học giúp bạn phòng ngừa sâu răng và các vấn đề khác. Trong đó, việc chăm chỉ chải răng, vệ sinh khoang miệng sẽ giúp bạn loại bỏ được mùi hôi khó chịu, nhất là khi ăn những món có mùi nồng.

Tuy nhiên một số đối tượng lại không chải răng thường xuyên vào buổi tối, đặc biệt còn thích ăn khuya, sau đó đi ngủ mà không vệ sinh răng miệng. Điều này khiến cho vi khuẩn hoạt động thuận lợi hơn nhờ các mảng bám thức ăn dư thừa trên kẽ răng.

Miệng tiết ít nước bọt, khô miệng

Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây mùi hôi trong khoang miệng mà nhiều người không để ý đến. Việc nước bọt tiết ra ít, thói quen lười uống nước là các yếu tố gây ra tình trạng khô miệng. Đặc biệt là những khi thời tiết nắng nóng, cơ thể không hấp thu lượng nước đủ dễ bị cảm, sốt ốm.

Đồng thời lúc này hoạt động của tuyến nước bọt trong cơ thể cũng kém hơn, khoang miệng không được cung cấp đủ nước bọt hay còn gọi là enzyme giúp làm sạch khu vực này. Từ đó, mùi hôi bắt đầu xuất hiện, khiến hơi thở khó chịu, có mùi hôi nhất là thời điểm vừa ngủ dậy.

Trước khi ngủ ăn thực phẩm có mùi

Trước khi đi ngủ bạn ăn những món có mùi như tỏi, hành,… nhưng không đánh răng sạch sẽ, sau khi ngủ dậy miệng có thể phát ra mùi hôi khó chịu. Các thực phẩm này thường có nồng độ lưu huỳnh cao, khi tồn tại quá lâu trong khoang miệng sẽ phản ứng và sinh ra mùi hôi thối.

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là do đâu?
Trước khi đi ngủ bạn ăn thực phẩm gây mùi khiến sau khi thức giấc hơi thở kèm theo mùi khó chịu

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đánh răng mỗi tối trước khi đi ngủ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng thức ăn còn bám lại để giảm tình trạng hôi miệng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa, hô hấp,… có liên quan.

Ảnh hưởng từ bệnh tiêu hóa

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng hôi miệng nói chung và hôi miệng sau khi ngủ dậy có liên quan mật thiết đến các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được xem là chứng bệnh nguy cơ cao khiến miệng có mùi hôi bất thường.

Khi bị trào ngược, dịch vị tiêu hóa và thức ăn trong dạ dày có thể trào lên thực quản. Nếu không được chăm sóc, điều trị và vệ sinh đúng cách, khoang miệng của bệnh nhân rất dễ đọng lại mùi hôi. Ngoài ra khi người bệnh ợ hơi, ợ chua cũng khiến khu vực này phát ra mùi lạ mỗi khi nói chuyện, điều này gây ảnh hưởng trong giao tiếp giữa bệnh nhân và người xung quanh.

Ảnh hưởng từ bệnh nha khoa

Ngoài bệnh dạ dày, bệnh nha khoa cũng là nguyên nhân chính gây mùi hôi miệng. Trong đó có thể kể đến các bệnh lý về nha chu, bệnh sâu răng, áp xe răng,… Hãy chủ động thăm khám nha khoa nếu bạn nhận thấy miệng hôi kèm theo các triệu chứng như đau nhức răng, sưng nướu, sưng hàm khó cử động,…

Ảnh hưởng bởi các bệnh lý hô hấp

Bệnh hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang,… cũng có thể là tác nhân gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có biểu hiện phát ra mùi hôi thối trong khoang miệng. Nguyên nhân là các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công ra nhiều cơ quan lân cận, gây viêm nhiễm và phát ra mùi hôi bất thường. Bạn nên khám chữa sớm phòng tránh rủi ro.

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân và bệnh lý liên quan kể trên, tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy có thể là do bệnh về thận, gan,…. gây ra. Nhằm bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị sớm, không nên chần chừ kéo dài ảnh hưởng đến kết quả điều trị về sau.

→Gợi ý: Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Gừng – Mẹo Dùng Ít Người Biết

Hôi miệng sau khi ngủ dậy có phải bệnh lý không?

Hôi miệng nói chung và hôi miệng sau khi ngủ dậy nói riêng có thể là do nguyên nhân tạm thời hoặc liên quan đến bệnh lý răng miệng, bệnh hô hấp, tiêu hóa,… Theo các chuyên gia đánh giá, tình trạng hôi miệng thường không quá nghiêm trọng, mùi hơi khi thở, mùi hôi trong khoang miệng thường liên quan đến vi khuẩn, cao răng không đường làm sạch,…

Hôi miệng sau khi ngủ dậy có phải bệnh lý không?
Mùi hôi có thể là do nguyên nhân tạm thời hoặc ảnh hưởng bởi các bệnh lý liên quan

Thực tế trong khoang miệng của mỗi người có chứa hàng trăm loại vi khuẩn và lợi khuẩn, chúng sống cân bằng với nhau tạo thành hệ vi sinh ổn định. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, hại khuẩn phát triển quá mức, gây hại cho khoang miệng, răng lợi và gây mùi hôi khó chịu, nhất là khi bạn vừa ngủ dậy.

Trường hợp mùi hôi không liên quan đến bệnh lý, sau một thời gian điều chỉnh lại thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, tình trạng này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên nếu mùi hôi xuất phát từ bệnh nha khoa hoặc bệnh hô hấp, tiêu hóa,… cần điều trị từ căn nguyên gây bệnh để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn khác.

Hôi miệng sau khi ngủ dậy không quá khó khăn để loại bỏ. Bạn có thể khắc phục bằng cách chải răng mỗi tối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, đồng thời áp dụng các mẹo chữa tại nhà khác. Tuy nhiên nếu mắc bệnh lý ảnh hưởng khiến miệng có mùi hôi khó chịu, bạn nên thăm khám để điều trị bệnh tận gốc, bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Cách xử lý hôi miệng sau khi ngủ dậy nhanh chóng

Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng hôi miệng sau khi ngủ dậy nhanh chóng và hiệu quả? Có nhiều phương pháp được truyền tai nhau áp dụng, bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa tại nhà đơn giản như sau:

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống

Để khắc phục nhanh tình trạng miệng có mùi hôi khó chịu sau khi thức giấc, bạn nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống:

  • Đánh răng trước khi đi ngủ để tránh tình trạng hôi miệng khi vừa ngủ dậy.
  • Tránh ăn các món có mùi nồng như hành, tỏi, mắm,… trước khi đi ngủ
  • Uống đủ nước, việc lười uống nước có thể khiến khoang miệng khô khốc, kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Hạn chế ăn bánh kẹo ngọt trước khi đi ngủ.
  • Không nên lạm dụng rượu bia, uống đồ uống có cồn, gas, chất kích thích
  • Dùng sản phẩm chăm sóc răng phù hợp, có thể kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng để giảm mùi hôi.

Áp dụng phương pháp dân gian

Ngoài điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng, thói quen ăn uống để giảm tình trạng hôi miệng khi vừa ngủ dậy, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để đẩy lùi mùi hôi miệng và hỗ trợ khắc phục các vấn đề liên quan khác. Tham khảo các biện pháp đơn giản dưới đây:

Cách xử lý hôi miệng sau khi ngủ dậy nhanh chóng
Giảm ngay mùi hôi miệng với các phương pháp dân gian tại nhà
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối vừa giúp kháng khuẩn, làm sạch răng miệng vừa giúp giảm mùi hôi nhanh chóng. Bạn chỉ cần pha một ít nước muối loãng súc miệng sau khi đánh răng, áp dụng mỗi sáng và tối.
  • Súc miệng bằng nước chanh:  Pha một ly nước ấm cùng vài giọt nước cốt chanh và muối biển. Hòa tan và súc miệng sau khi đánh răng.
  • Sử dụng quế khử mùi: Dùng một ít bột quế pha với một ít mật ong để đánh răng trị hôi miệng và hỗ trợ cải thiện các vấn đề nha khoa khác.
  • Sử dụng tinh dầu bạc hà: Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào trong cốc nước, súc miệng sau khi đánh răng. Mẹo chữa áp dụng duy trì mỗi buổi sáng. Súc miệng 3 – 5 phút nhổ sạch không nuốt. Dùng nước sạch súc miệng lại.

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp hiện nay, nguyên nhân có liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, thói quen sống, ăn uống là yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nhằm giải quyết vấn đề này, trước hết bạn cần xác định nguyên nhân gây hôi miệng. Sau đó dựa vào tình trạng sức khỏe để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp, khi cần thiết nên nhanh chóng khám chữa y tế, tránh biến chứng hại sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Cao răng là gì? Cách nhận biết cao răng

Cao Răng Có Gây Hôi Miệng Không? Lấy Còn Hôi Không?

Cao răng có gây hôi miệng không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, tình trạng cao...

13 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Có Hiệu Quả Bất Ngờ

Sử dụng thực phẩm trị hôi miệng là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn...

Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt

Nước súc miệng trị hôi miệng thường được bào chế từ các thành phần có khả năng kháng viêm, diệt...

12 Thực Phẩm Gây Hôi Miệng Nên Tránh Trong Mỗi Bữa Ăn

Nhiều thực phẩm gây hôi miệng mặc dù rất hấp dẫn nhưng lại khiến bạn phải e dè khi có...

11 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Trị Hôi Miệng Ưa Chuộng

Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị hôi miệng khá dễ mua và tiện lợi khi sử dụng nên được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *