Khớp háng kêu lục cục tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng khớp háng (hay còn gọi là chỏm xương đùi) kêu lục cục mỗi khi di chuyển, vận động là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số bệnh lý có dấu hiệu khớp háng kêu lục cục.

Khớp háng kêu lục cục do đâu?

Khớp háng thường được cấu tạo từ: ổ cối, sụn khớp, chỏm xương đùi và xương đùi. Trong đó, sụn khớp là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng. Sụn khớp như một tấm lưới bảo vệ có nhiệm vụ bao phủ đầu xương che chắn bề mặt xương, chống va chạm mỗi khi cơ thể chuyển động.

Khớp háng kêu lục cục tiểm ẩn bệnh nguy hiểm
Khớp háng kêu lục cục tiềm ẩn bệnh nguy hiểm

Theo tuổi tác, sự phục hồi của sụn khớp suy giảm, lớp sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp tiết ra ít đi làm xương không còn màng bảo vệ. Dẫn đến việc hai đầu xương sẽ cọ xát với nhau tạo nên tiếng lục cục mỗi khi di chuyển.

Các bệnh lý khiến khớp háng có tiếng kêu lục cục

Sụn khớp của khớp háng bị bào mòn có thể do chấn thương, vận động mạnh hoặc là do sự lão hóa của con người. Và việc khớp háng tạo ra tiếng kêu lục cục cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của những bệnh lý nguy hiểm dưới đây.

1. Thoái hóa khớp

Khi khớp háng của bạn “lên tiếng” với những biểu hiện cứng, đau kèm theo là những tiếng kêu lục cục lúc hoạt động. Đó là những triệu chứng cho thấy có thể bạn đang mắc bệnh thoái hóa khớp háng.

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý xảy ra do khớp bị bào mòn kèm theo là những hư tổn của xương dưới sụn ở chỏm xương đùi. Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp háng có thể là do chấn thương, trật khớp háng hoặc khớp háng bị viêm.

Hình ảnh khớp háng bị thoái hóa
Hình ảnh khớp háng bị thoái hóa

Thoái hóa khớp háng chủ yếu gặp phải ở người già, người có tuổi. Nhưng bệnh ngày càng được trẻ hóa, gây nhiều đau đớn và có thể bị tàn phế nếu không chữa trị kịp thời.

Hiện nay, với nền y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị nội, ngoại khoa đối với thoái hóa khớp háng. Người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm: Hẹp khe khớp háng là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

2. Viêm khớp

Một trong những nguyên nhân khiến khớp háng của bạn phát ra tiếng kêu lúc di chuyển có thể là khớp háng bị viêm. Đây là tình trạng lớp sụn bao bọc bên ngoài khớp bị vỡ ra và sưng lên.

Bệnh xuất hiện thường do tính chất công việc (thường xuyên di chuyển bê vác vật nặng,…), thể thao và chế độ nghỉ ngơi không hợp lý làm xương khớp bị tổn thương hoặc do thừa cân, béo phì làm tăng sức ép của cơ thể lên xương khớp. Ngoài ra, sự lão hóa theo thời gian của xương cũng là lí do gây nên viêm khớp.

Người bị bệnh viêm khớp háng thường có những biểu hiện như đau, cứng khớp háng, đi lại khập khiễng, từ trong xương khớp sẽ tạo ra tiếng kêu lục cục. Nếu chủ quan không điều trị sớm bệnh có thể chuyển nặng làm khớp khô cứng, vận động khó khăn. Nguy hiểm hơn người bệnh có thể bị mất một số chức năng của cơ thể như xoay, gập người hoặc dạng háng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

3. Khô khớp

Khô khớp thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh thường xảy ra trong quá trình di chuyển hoặc vận động, khớp của người bệnh sẽ phát ra tiếng kêu lục cục. Nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng của khớp, khớp tiết ra không đủ dịch để bôi trơn cho xương làm sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương làm thúc đẩy quá trình thoái khóa khớp.

Khô khớp háng là nguyên nhân gây ra các bệnh về sưng viêm, hình thành gai xương, đau nhức và làm hạn chế vận động khớp ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.

Hình ảnh sụn khớp bị tổn thương
Hình ảnh so sánh giữa hai sụn khớp bị tổn thương và bình thường

Tham khảo thêm: Các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả

Nên làm gì khi xương khớp phát ra tiếng kêu

Theo các chuyên gia, bệnh lý về xương khớp là bệnh mãn tính xảy ra đồng thời với sự lão hóa của con người. Khi xương khớp phát ra tiếng kêu, đó là một trong những dấu hiệu cơ bản cho thấy xương khớp đang chịu tổn thương. Trong trường hợp này, để bảo vệ và hạn chế gây tổn thương cho xương khớp, các chuyên gia cho rằng bạn nên:

  • Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, sẽ giảm bớt áp lực lên cơ thể giúp cho sụn trong khớp ít hao mòn.
  • Tập thể dục hợp lý và điều độ, tạo sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Hạn chế các hoạt động gây hại cho khớp như mang vác vật nặng, vận động sai tư thế,… để đảm bảo sự khỏe mạnh của xương khớp.
  • Trực tiếp gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng di chuyển sau này.

Có thể bạn quan tâm

chữa đau khớp háng khi mang thai

Cách chữa đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Các phương pháp chữa đau khớp háng khi mang thai cần phải có độ an toàn cao, vì ở thời điểm này mỗi tác động lên cơ thể mẹ đều...

Châm cứu chữa viêm khớp háng như thế nào đúng cách ?

Châm cứu chữa viêm khớp háng đã được chứng minh về hiệu quả lâm sàng giúp giảm cơn đau và...

Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?

Thay khớp háng là thủ thuật trong điều trị ngoại khoa. Thủ thuật này không được áp dụng cho toàn...

Đau khớp háng bên trái

Đau khớp háng bên trái: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng đau khớp háng bên trái có thể do khớp hoạt động quá nhiều hoặc có thể là dấu...

Thuốc chữa đau khớp gối của Nhật loại nào tốt?

5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao

Glucosamine, Q&P Kowa, sụn vi cá mập Orihiro Squalene, ZS Chondroitin… là các loại thuốc chữa đau khớp gối của...

Mẹ bầu bị đau khớp háng có phải sắp sinh ?

Mẹ bầu thường bị đau khớp háng vào những tháng cuối thai kì. Vậy đây có phải là dấu hiệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *