Cách chữa đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Các phương pháp chữa đau khớp háng khi mang thai cần phải có độ an toàn cao, vì ở thời điểm này mỗi tác động lên cơ thể mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

chữa đau khớp háng khi mang thai
Cách chữa đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Điều trị đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

1. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ bị đau khớp háng khi mang thai là do áp lực từ bụng bầu đè nén lên xương chậu và các cơ quan xương khớp lân cận. Từ đó gây ra cơn đau ở các vị trí này.

Bạn có thể làm giảm cơn đau bằng cách sử dụng gối chuyên dụng bà bầu. Gối được thiết kế để điều chỉnh theo hình dạng cơ thể và làm giảm áp lực từ bụng lên các cơ quan khác.

điều trị đau khớp háng khi mang thai
Sử dụng đai nâng bụng bầu để giảm áp ực từ thai nhi lên khớp háng

Hoặc có thể sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm áp lực của thai nhi lên các cơ quan ở phần dưới cơ thể. Với đai nâng đỡ, bạn sẽ nhận thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn khi đi lại và vận động.

2. Trị liệu bằng nhiệt

Bạn có thể tận dụng nhiệt độ ấm từ nước để kích thích tuần hoàn máu và giảm đau khớp háng. Sử dụng túi chườm nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm là cách giảm đau và thư giãn xương khớp an toàn đối với phụ nữ mang thai. Bạn cũng có thể sử dụng dầu xoa bóp để làm nóng vùng khớp và giảm đau nhanh chóng.

Trong trường hợp cơn đau đi kèm với biểu hiện sưng, bạn nên thay thế bằng túi chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp máu ngưng tuần hoàn về vị trí này và giảm tình trạng sưng viêm. Ngược lại, túi chườm ấm sẽ thúc đẩy máu tuần hoàn và khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Nghỉ ngơi

Nếu bạn đứng hoặc đi lại thường xuyên, áp lực từ thai nhi sẽ đè lên xương chậu và khớp háng khiến cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên đứng hoặc vận động quá nhiều.

các chữa đau khớp háng khi mang thai
Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ

Tuy nhiên, khi ngồi bạn cần ngồi đúng tư thế vì trọng lượng từ thai nhi có thể gây tổn thương lên đốt sống thắt lưng. Nên dùng một chiếc gối nhỏ đặt ở lưng dưới để giảm áp lực lên cơ quan này.

Vào những tháng cuối thai kỳ, em bé sẽ phát triển và cân nặng tăng lên nhanh chóng. Thời điểm này, bạn nên gác lại công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Bạn cần chuẩn bị về mặt thể chất và tinh thần để có thể trải qua kỳ sinh nở một cách thuận lợi.

4. Massage

Massage trong thời gian thai kỳ không chỉ giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng lên khớp mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Bạn nên đăng ký liệu trình massage chuyên biệt cho bà bầu để làm giảm các cơn đau xương khớp trong thời gian thai kỳ.

5. Tập luyện dưới nước

Ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực từ trọng lượng cơ thể và thai nhi có thể khiến bạn dễ gặp phải các cơn đau nhức. Lúc này các bài tập vận động có thể khiến bạn mệt mỏi và đau nhức nghiêm trọng hơn. Do đó, các chuyên gia đánh giá bơi lội là giải pháp giảm đau phù hợp với phụ nữ mang thai.

Bơi lội làm giảm căng thẳng ở hông và tất cả các khớp khác. Khi bơi lội, bạn hầu như không cảm nhận được trọng lượng từ cơ thể. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên hông và khớp, giúp bạn cải thiện cơn đau khớp háng một cách an toàn.

6. Chế độ dinh dưỡng

Cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi, đạm, những loại axit béo omega-3,… Phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất.

điều trị đau khớp háng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu giảm các cơn đau khớp háng

Thực phẩm giàu chất béo, đường và muối có thể làm tăng mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hệ thống xương khớp.

Một số loại thực phẩm và thảo dược có khả năng ức chế cơn đau khớp háng. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để bổ sung những thực phẩm này.

7. Thay đổi thói quen

Ngoài những thay đổi sinh lý trong cơ thể, các thói quen thiếu lành mạnh cũng chính là nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai. Bạn cần cải thiện những thói quen này để làm giảm các cơn đau:

  • Tránh đi giày cao gót vì nó có thể làm cho hông của bạn phải chịu áp lực lớn hơn bình thường. Hơn nữa việc giữ cơ thể cân bằng trên giày cao gót có thể gây ra những trường hợp đáng tiếc. Vì vậy, bạn nên lựa chọn giày đế thấp để dễ dàng di chuyển và hạn chế cơn đau khớp háng.
  • Xem xét tấm đệm mà bạn sử dụng. Nếu đệm quá cứng, nó có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp háng. Để cải thiện cơn đau bạn có thể đổi một tấm đệm mềm mại và đàn hồi hơn.
  • Không nên thức quá khuya hoặc ngủ sai múi giờ. Thói quen này làm gia tăng nguy cơ đau xương khớp trong thời gian mang thai.
  • Bạn không nên nằm ngửa khi ngủ, tư thế này khiến xương chậu và lưng dưới phải chịu áp lực lớn từ bụng bầu. Nên nằm nghiêng và dùng gối nâng đỡ bụng. Sau khoảng vài ngày, bạn sẽ nhận thấy cơn đau khớp háng thuyên giảm rõ rệt.

Nếu cơn đau vẫn tiếp tục xuất hiện và có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để tiến hành điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng những loại thuốc giảm đau thông thường. Các loại thuốc này hầu hết đều chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

THAM KHẢO THÊM:

bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Nên áp dụng các bài tập vận động sau khi thay khớp háng

Sau khi thực hiện thay khớp háng, bạn nên áp dụng các bài tập để cải thiện và tăng cường khả năng vận động của khớp. [caption id="attachment_8659" align="aligncenter" width="768"]...
Đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai và những điều cần biết

Đau khớp háng là tình trạng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ. Bạn...

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây nên. Ngoài ra, chứng viêm...

Đau khớp háng bên trái

Đau khớp háng bên trái: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tình trạng đau khớp háng bên trái có thể do khớp hoạt động quá nhiều hoặc có thể là dấu...

Bệnh nhân có thể điều trị viêm khớp háng bằng thuốc tây.

Viêm khớp háng có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh viêm khớp háng gây nhiều đảo lộn đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện...

Mẹ bầu bị đau khớp háng có phải sắp sinh ?

Mẹ bầu thường bị đau khớp háng vào những tháng cuối thai kì. Vậy đây có phải là dấu hiệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *