Mối quan hệ giữa vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày
Vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vi khuẩn Hp được xem là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay còn gọi là H. pylori. Đây là một loại vi khuẩn có hình xoắn ốc sinh sống và phát triển trong lớp chất nhầy trong niêm mạc dạ dày.
Môi trường trong dạ dày thường có tính axit nên rất ít vi khuẩn sinh sống được. Vi khuẩn Hp tồn tại trong môi trường này nhờ vào cơ chế tiết ra một loại enzyme gọi là urease để chuyển hóa ure thành ammoniac. Việc sản xuất ammoniac giúp trung hòa độ pH trong dạ dày khiến vi khuẩn Hp có thể tồn tại và phát triển. Ngoài ra, hình dạng xoắn ốc giúp vi khuẩn Hp có thể di chuyển được trong lớp nhầy của niêm mạc
Vi khuẩn Hp thường xuất hiện trong hệ tiêu hóa của con người, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng phát sinh triệu chứng. Chỉ một số trường hợp gặp các vấn đề do vi khuẩn Hp gây ra, ví dụ như loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày Hp,…
Năm 1994, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã phân loại vi khuẩn Hp là tác nhân gây ung thư. Mặc dù vi khuẩn Hp không trực tiếp gây ra bệnh lý này nhưng các vấn đề do vi khuẩn Hp gây ra như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược axit dạ dày thực quản,… có thể phát triển thành ung thư dạ dày, ung thư hạch bạch huyết, ung thư biểu mô tuyến thực quản,…
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng khối u ác tính xuất hiện trong dạ dày. Ung thư dạ dày là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau ung thư phổi.
Các nhà khoa học phát hiện những người bị ung thư dạ dày đều có các vấn đề về đường tiêu hóa và hầu hết đều dương tính với vi khuẩn Hp. Mặc dù ngoài vi khuẩn Hp, một số yếu tố như thói quen sinh hoạt, di truyền cũng có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp vẫn được đánh giá là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
Hơn nữa, dấu hiệu tiền ung thư dạ dày – chuyển sản ruột ở dạ dày được các nhà khoa học chứng minh là do vi khuẩn Hp gây ra. Vi khuẩn này có xu hướng tấn công niêm mạc nhưng hệ thống miễn dịch của cơ thể không thể hoạt động trong chất nhầy dạ dày. Chính điều này đã khiến tế bào trong dạ dày biến đổi hình thái và cấu trúc để tự bảo vệ. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tế bào khiến cơ thể không thể kiểm soát và có xu hướng phát triển thành ung thư.
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư dạ dày, nhưng vi khuẩn Hp vẫn được xem là tác nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
Ngăn chặn ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp
Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, tế bào ung thư có thể di căn đến nhiều cơ quan và đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn nên phòng ngừa bệnh lý này bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp.
Điều trị vi khuẩn Hp
Hiện nay, phương pháp điều trị vi khuẩn Hp được sử dụng phổ biến nhất là dùng thuốc. Những loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, tetracycline, metronidazole, clarithromycin,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole,…
- Thuốc chẹn H2: Cimetidine, nizatidine, famotidine, ranitidine,…
Trong trường hợp vi khuẩn Hp đã gây ra một số bệnh lý ở dạ dày, bạn phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không để bệnh chuyển biến nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp có thể lây lan qua thực phẩm và nước bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn Hp do dùng chung đồ dùng cá nhân với người đã nhiễm vi khuẩn Hp.
Các biện pháp sau có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn này:
- Ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng thực phẩm sống, tái
- Không ăn uống vỉa hè, nên chế biến món ăn sạch sẽ và đúng cách
- Ăn uống đủ bữa và đúng giờ, hạn chế tình trạng nhịn ăn
- Không sử dụng những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị,…
- Hạn chế việc sử dụng rượu bia, chất kích thích và thuốc lá
- Kiểm soát liều lượng sử dụng các loại thuốc điều trị
- Không ăn uống hoặc sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- Bị vi khuẩn Hp có chữa được không?
- Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không và phác đồ điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!