Bị vi khuẩn Hp có chữa được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hỏi: “Thưa bác sĩ, xin cho hỏi “Hp dạ dày có chữa khỏi được không?”. Tôi năm nay 33 tuổi, làm việc tại văn phòng và thường phải nhậu nhẹt với khách hàng. Sau một lần bị đau bao tử dữ dội thì tôi quyết định đi khám bệnh. Bác sĩ tại đó nói rằng tôi bị nhiễm H.pylori dương tính và cần điều trị bằng thuốc. Thế việc chữa trị Hp dạ dày này có hết hẳn không vậy bác sĩ? Xin bác sĩ trả lời hộ tôi. Cám ơn bác sĩ.”

Văn Bảo, 33 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội 

vi khuẩn hp có chữa được không - vi khuẩn hp có chữa được không vi khuẩn hp có chữa khỏi không
Mối quan tâm vi khuẩn Hp có chữa được không khiến nhiều người e ngại

Trả lời: 

Xin chào bạn Văn Bảo

Sau khi nhận được thắc mắc của bạn, ThuocDanToc.vn đã lập tức liên hệ với bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.

Các ý kiến của bác sĩ Lan đã được tổng hợp thành các thông tin như sau:

Viêm dạ dày Hp có chữa được không?

Hiện nay, dùng phương pháp kết hợp 3 loại thuốc để chữa triệu chứng nhiễm khuẩn Hp được xem là phương pháp tối ưu nhất. Tỷ lệ chữa khỏi rơi vào khoảng 85-90%, một con số rất ấn tượng và khả quan.

Thế nhưng với sự gia tăng kháng kháng sinh của cơ thể, điều trị chữa H.pylori bằng kháng sinh và thuốc kháng axit có thể tồn tại khả năng thất bại. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt, khu vực địa phương mà các sự kết hợp thuốc cần có sự thay đổi, linh hoạt.

Có không ít bệnh nhân không tương thích với liệu trình kết hợp 3 loại thuốc mà cần phải sử dụng điều trị tăng gấp 4 lần Bismuth bao gồm PPI, bismuth, tetracycline và nitroimidazole trong 10 đến 14 ngày. Liệu pháp tăng gấp bốn lần Bismuth này đặc biệt dành cho  những bệnh nhân bị phơi nhiễm macrolide trước đó hoặc bị dị ứng với penicillin.

vi khuẩn hp có chữa khỏi không - hp dạ dày có chữa khỏi được không viêm dạ dày hp có chữa được không
Có thể chữa trị thành công nhiễm khuẩn H.pylori

Như vậy, với câu hỏi: “Hp dạ dày có chữa khỏi được không?”, câu trả lời là: CÓ THỂ. 

Yếu tố tác động đến tỷ lệ thành công

Các yếu tố được tin rằng liệu rằng bị Hp dạ dày có chữa khỏi hay không là

  • Liệu trình và bác sĩ: bác sĩ và thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và tiêu diệt sự tồn tại của vi khuẩn H.pylori trong hệ tiêu hóa.
  • Sự hợp tác của bệnh nhân: thực hiện dùng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn là điều cần thiết để thuốc phát huy tối đa công hiệu.
  • Độ nhạy của chủng H.pylori: ở mỗi địa phương, sự tồn tại và phát triển của chủng loại H.pylori là khác nhau. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ nhiễm H.pylori ở những nước phát triển luôn thấp hơn so với những nước đang phát triển.
  • Các bước kiểm tra: bất khi nào xác định và điều trị nhiễm H.pylori, việc thực hiện các kiểm tra kháng nguyên phân, xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm máu sau đó đều là việc cần thiết.

Các điểm cần lưu ý

Thứ nhất, đối với nhiều người bị nhiễm H.pylori, nhiễm trùng có thể không bao giờ gây ra các triệu chứng khó chịu nào. Nếu gặp phải các biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe và được điều trị, việc nhiễm Hp dạ dày có thể được chữa khỏi.

Thứ hai, thông thường 4-6 tuần sau khi kết thúc điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để chắc chắn đã thành công trong việc kiểm soát H.pylori.

vi khuẩn hp có chữa được không
Ăn uống là cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị

Thứ ba, nếu nhiễm H.pylori dẫn đến các bệnh như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày tá tràng Hp,… người bệnh sẽ bị phụ thuộc vào bệnh, thời gian chẩn đoán và cách điều trị chuyên biệt. Người bệnh có thể cần phải thực hiện nhiều đợt điều trị để tiêu diệt vi khuẩn H.pylori sau đó.

Thứ tư, nếu nhiễm trùng vẫn còn sau một đợt điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành các liệu trình khác phù hợp hơn. Tuy nhiên cần chuẩn bị tâm lý rằng loét dạ dày có thể quay trở lại hoặc hiếm gặp hơn là ung thư dạ dày cũng có thể phát triển.

XEM THÊM: Vi Khuẩn HP Có Bị Tái Nhiễm Không? Cách Phòng Tránh

Kiểm soát và điều trị H.pylori

H.pylori có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn phổ biến phát triển trong đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Nó xuất hiện trong dạ dày của khoảng 60-70% dân số trên thế giới, là một dạng vi khuẩn đường ruột rất thường gặp.

Chăm sóc y tế

Chỉ tiến hành điều trị cho những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với nhiễm trùng H.pyori. Thời điểm tối ưu của việc điều trị này bằng thuốc là nằm ở thời điểm giai đoạn tổn thương niêm mạc vẫn chưa xảy ra hoặc xảy ra ở mức độ nhẹ.

viêm dạ dày hp có chữa được không
Viêm dạ dày hp có chữa được không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp từ y tế

Để điều trị nhiễm khuẩn H.pylori, các bệnh nhân cần phải tiến hành các dạng xét nghiệm như: xét nghiệm vi khuẩn Hp qua đường máu, test hơi thể ure, nội soi, sinh thiết,… Sau đó là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc kháng axit để loại bỏ vi khuẩn H.pylori.

Thông thường, người bệnh sẽ được kết hợp sử dụng 2 loại kháng sinh khác nhau cùng 1 loại khác làm giảm axit dạ dày. Hạ axit dạ dày sẽ giúp kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn, với các loại thuốc gồm:

  • Clarithromycin
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI), như lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix) hoặc rabeprazole (AcipHex)
  • Metronidazole (trong 7 đến 14 ngày)
  • Amoxicillin (trong 7 đến 14 ngày)

Phương hướng điều trị và liều lượng sẽ phụ thuộc vào tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc của mỗi bệnh nhân.

Lối sống và chế độ ăn uống

Không có bằng chứng cho thấy thực phẩm đóng vai trò ngăn ngừa hoặc gây ra vết loét dạ dày tá tràng Hp ở những người bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên các loại thực phẩm cay nóng, rượu bia, thuốc lá,… có thể làm nặng thêm vết loét dạ dày và làm chậm quá trình tự lành của chúng.

Như vậy, ăn theo khẩu phần ăn cho người bị viêm loét dạ dày sẽ trở nên cần thiết và hữu ích trong trường hợp này. Chế độ ăn thanh đạm, chia nhỏ lượng thức ăn và ăn nhiều bữa sẽ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của người bệnh. Nếu như vẫn phân vân hoặc loay hoay trong chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày Hp thì đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

hp dạ dày có chữa khỏi được không
Nhờ đến sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Theo dõi sau điều trị

Cân nhắc thực nghiệm xét nghiệm và kiểm tra định kỳ sẽ giúp kiểm soát và đánh giá lại mức độ hiệu quả của quá trình quản lý điều trị nhiễm khuẩn Hp. Hãy nhớ rằng tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ và dùng thuốc, sinh hoạt theo lời dặn dò luôn mang đến hiệu quả tốt cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin tham khảo cho vấn đề: “Hp dạ dày có chữa khỏi được không?”. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

HỮU ÍCH

Nội soi tiêu hóa là gì? Cách thực hiện như thế nào?

Nội soi tiêu hóa gồm những gì, khi nào cần thực hiện?

Nội soi tiêu hóa được chỉ định khi hệ tiêu hóa có các triệu chứng bất thường như đau vùng...

thuốc dân gian chữa đau dạ dày

7+ Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả, dễ kiếm và dễ thực hiện

Đa phần các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày đều chỉ đáp ứng tốt với các trường hợp...

Thông tin về tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc và cách điều trị

Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không và phác đồ điều trị

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Là vấn đề có không...

THOÁT KHỎI cảnh sống chung với TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, KHUẨN HP nhờ Sơ can Bình vị tán

THOÁT KHỎI cảnh sống chung với TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, KHUẨN HP nhờ Sơ can Bình vị tán

Trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn HP đã quá quen thuộc với cuộc sống thường thật của chúng ta, chúng...

Người bị đau dạ dày kiêng ăn gì ngày Tết để có niềm vui trọn vẹn?

Dịp Tết có thể ăn uống thả ga, nhưng đừng để nó trở thành nguyên cớ khiến bệnh trầm trọng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *