Chớ nên xem thường bệnh chuyển sản ruột ở dạ dày [CẢNH BÁO]
Chuyển sản ruột ở dạ dày là một vấn đề ở hệ tiêu hóa, hiện tượng này được xem là dấu hiệu của tiền ung thư. Nếu người bệnh chủ quan có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn ung thư vô cùng nguy hiểm.
Chuyển sản ruột ở dạ dày là gì?
Chuyển sản ruột là hiện tượng các tế bào đã thay đổi hình thái và cấu trúc để trở thành một loại tế bào có hình thái và cấu trúc khác trước. Chuyển sản ruột thường xuất hiện nhiều nhất ở dạ dày. Chuyển sản ruột ở dạ dày xảy ra khi các tế bào trong dạ dày thay đổi và có cấu trúc tương tự tế bào ruột.
Bệnh thường xuất hiện ở những người bị trào ngược axit mãn tính hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn Hp cũng có thể là nguyên nhân gây ra chuyển sản ruột ở dạ dày. Sự tương tác giữa vi khuẩn và thức ăn trong hệ thống tiêu hóa có thể tạo ra một số hóa chất khiến các tế bào biến đổi hình thái và cấu trúc.
1. Triệu chứng
Chuyển sản ruột ở dạ dày thường không có triệu chứng cụ thể. Các triệu chứng xuất hiện thường là triệu chứng do các vấn đề tiêu hóa khác, chẳng hạn như trào ngược axit dạ dày, GERD, viêm dạ dày Hp,…
Bác sĩ chỉ chẩn đoán được chuyển sản ruột khi lấy sinh thiết để kiểm tra các mô trong niêm mạc và đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc phải các vấn đề về tiêu hóa cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh từ sớm.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Các nguyên nhân được đưa ra chỉ mang tính giả thuyết và chưa được chứng minh hoàn toàn.
Chuyển sản ruột có thể do nhiễm Hp, trào ngược dịch mật ở dạ dày hoặc do các tác nhân khác. Trong đó, nhiễm vi khuẩn Hp được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển chuyển sản ruột dạ dày.
Các tế bào bất thường trong đường tiêu hóa có thể trải qua giai đoạn loạn sản nếu không được điều trị. Khi tế bào ở mức độ loạn sản (ác tính) nguy cơ chuyển sang giai đoạn ung thư là rất cao.
Nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp xuất hiện ở trong đường tiêu hóa nhưng đối với một số trường hợp, vi khuẩn này không phát triển và không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Các nhà khoa học cho rằng, vi khuẩn Hp chỉ phát triển ngoài tầm kiểm soát khi cơ thể thu nạp thức ăn hoặc tiếp xúc với hóa chất làm mất cân bằng môi trường trong hệ thống tiêu hóa.
Các vi khuẩn đều có xu hướng tấn công niêm mạc, đó là lý do các nhà khoa học nghi ngờ vi khuẩn Hp gây ra chuyển sản ruột ở dạ dày. Nghiên cứu và thực hành Gastroenterology thống kê có đến 38,6% những người bị biến chứng đường ruột dương tính với vi khuẩn Hp.
Xem thêm: Vi khuẩn hp sống được bao lâu trong và ngoài dạ dày?
Gen
Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra chuyển sản ruột ở dạ dày. Những người có người thân cận huyết gặp các vấn đề về tiêu hóa, ung thư dạ dày sẽ có nhiều khả năng phát triển các tình trạng tương tự.
Hút thuốc
Hút thuốc là thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến sự tiến triển của quá trình chuyển sản ruột. Hút thuốc làm hư hại ống dẫn thức ăn, gây mất cân bằng thực quản và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bùng phát và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân nói trên, các nhà khoa học cho rằng chuyển sản ruột ở dạ dày có thể tăng lên nếu bạn phải sống trong môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống nhiều muối, lạm dụng rượu, hoặc do bạn bị trào ngược axit mãn tính,…
Chẩn đoán chuyển sản ruột ở dạ dày
Bác sĩ sẽ lấy sinh thiết dạ dày để xét nghiệm nhằm xác định xem các tế bào này đã thay đổi cấu trúc và hình thái tương tự tế bào ruột hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm mô tế bào trong ống thức ăn và các khu vực khác để xem xét liệu các tế bào bất thường có xuất hiện ở các cơ quan này hay không.
Trước khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ nghiên cứu về chuyển biến của dạ dày và hệ tiêu hóa. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để quan sát niêm mạc dạ dày nhằm chẩn đoán tình trạng trước khi đưa ra phương án điều trị.
Điều trị chuyển sản ruột ở dạ dày
Hầu hết các trường hợp chuyển sản ruột dạ dày đều dương tính với vi khuẩn Hp. Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị kháng vi khuẩn để giảm đi tổn thương ở niêm mạc và tình trạng tiến triển của bệnh.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế vi khuẩn Hp, bao gồm:
- Amoxicillin
- Metronidazole
- Clarithromycin
- Tetracycline
Điều trị kháng sinh thường kéo dài trong khoảng 2 tuần. Các bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc làm giảm axit để giúp giảm tổn thương lên niêm mạc dạ dày và thực quản.
Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt
Thay đổi chế ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát được phạm vi hoạt động của vi khuẩn Hp.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung những thực phẩm nguyên chất và tự nhiên ví dụ như rau xanh, trái cây, đậu, hạt và ngũ cốc. Những thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng và các chất oxy hóa có thể làm giảm tổn thương niêm mạc và hạn chế biến chứng.
Tuy nhiên, tình trạng có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp tục duy trì chế độ ăn thiếu khoa học. Các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm gây viêm có thể kích thích vi khuẩn trong dạ dày và gây tổn thương niêm mạc.
Ngoài ra, bạn nên cai thuốc lá, không dùng rượu bia và chất kích thích khi mắc phải các vấn đề về dạ dày.
Chuyển sản ruột ở dạ dày là một tổn thương nguy hiểm được đánh giá là dấu hiệu tiền ung thư. Do đó, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Người Bị Viêm Dạ Dày Hp Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?
- 10 Cách Giảm Cơn Đau Dạ Dày Tức Thời – Nhanh Cấp Tốc
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Tôi đi nội soi dạ dày có sinh thiết, kết quả là bị chuyển sản ruột hang môn vị.Tôi xin hỏi bệnh của tôi có nặng không? Và có thuốc gì điều trị khỏi không ak.xin cám ơn bác sĩ.