Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả điều trị. Đối với những bệnh nặng như ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ cho việc điều trị?

Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và ung thư dạ dày

Bệnh nhân ung thư dạ dày, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề về dinh dưỡng, khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa như:

  • Dạ dày bị loại bỏ một phần hoặc toàn bộ do phẫu thuật
  • Dạ dày bị hoại tử do thương tổn nặng nề.
  • Các tuyến, các mô tế bào và những dây thần kinh của dạ dày bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
  • Mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn uống do bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối gây ra hoặc do ảnh hưởng của các loại thuốc điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị.

Những vấn đề này góp phần khiến cho sức khỏe suy yếu, do thiếu hụt rất nhiều dưỡng chất. Chính vì vậy dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, hỗ trợ phục hồi sức khỏe, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp bệnh nhân có thêm thời gian cần thiết để điều trị.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?

Những trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ thấp thu. Ngoài ra cần đặc biệt tránh các loại thực phẩm ít dung nạp, khó dung nạp, có thể dẫn đến các vấn đề chuyển hóa. Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, có thể lựa chọn một số loại thực phẩm trong danh sách dưới đây:

1. Thực phẩm giàu tinh bột

Đây là một trong những nhóm thực phẩm cung cấp nhều tinh bột cho cơ thể. Để dễ tiêu hóa, bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, dễ hấp thụ bao gồm:

  • Mì, nên ưu tiên các loại mì sợi mỏng, nhuyễn.
  • Cháo loãng.
  • Một số loại bánh mì mềm.

Bên cạnh các loại thực phẩm giàu tinh bột nên ưu tiên kể trên, bệnh nhân cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột nhưng khó tiêu, bao gồm: các loại bánh dạng chiên, rán, bánh nướng, các loại ngũ cốc có đường, ngũ cốc khô,…

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột, ưu tiên các thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa

2. Một số loại trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp cho cơ thể đa dạng các vitamin, chất xơ, khoáng chất và một số thành phần dinh dưỡng khác. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể lựa chọn một số loại trái cây như:

  • Chuối (giúp bổ sung khoáng chất, vitamin,…).
  • Đu đủ (cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa).
  • Táo, lê (giúp cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng đa dạng).
  • Cam, chanh, dứa,… (giúp cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C, cải thiện sức đề kháng).

Tuy nhiên, khi bổ sung các loại hoa quả cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, không nên dùng quá nhiều các loại quả có vị chua vì có thể làm tăng acid dạ dày. Hạn chế ăn các loại quả có quá nhiều xơ có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Nếu cảm thấy khó ăn, bệnh nhân cũng có thể dùng hoa quả dưới dạng nước ép để dễ hấp thu.

người bị ung thư dạ dày nên bổ sung các loại hoa quả
Người bị ung thư dạ dày nên bổ sung các loại hoa quả

Xem thêm: Nhận Biết 7 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

3. Bổ sung rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với mọi người, người bị ung thư dạ dày cũng không ngoại lệ. Những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư dạ dày nên bổ sung thêm các loại rau xanh như:

  • Bắp cải, giúp cung cấp vitamin K1 và vitamin U, cải thiện các vết thương dạ dày.
  • Rau chân vịt, cung cấp nhiều nước, vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời giúp cải thiện nhu động ruột.
  • Rau thì là, cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, các khoáng chất như Kali, Magie, Canxi, một số chất có lợi như fennel, các chất kháng khuẩn tự nhiên,…
  • Các loại rau mầm, cải xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe và giúp các tổn thương chóng lành.
bổ sung rau xanh cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Rau xanh là thực phẩm có lợi cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối

4. Bổ sung Protein

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần được bổ sung nhiều protein, calo,… Đây là những chất cần thiết để giúp bệnh nhân duy trì được sức khỏe. Nguồn cung cấp Protein cho bệnh nhân ung thư dạ dày rất đa dạng, trong đó có một số thực phẩm được khuyên dùng như:

  • Các loại thịt, ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gà, thịt cá và nên nấu mềm.
  • Bổ sung Protein tự nhiên thông qua sữa, các chế phẩm từ sữa như pho mát.
  • Các loại trứng như gà, vịt.
bổ sung protein cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Có thể bổ sung Protein cho bệnh nhân ung thư dạ dày với các loại thịt mềm, sữa, các loại đậu, hạt,…

5. Bổ sung các loại nấm

Nấm là một trong những thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đây cũng là nguồn cung cấp Protein thực vật, tốt cho những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhưng không ăn được thịt. Trong một số loại nấm cũng có khá nhiều Polysaccharides, Calcium và một lượng chất xơ nhất định. Đây là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Một số lưu ý khi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Khi đang mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, tuân thủ các phương pháp điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trong giai đoạn điều trị, bệnh nhân tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác. Kiêng cà phê đậm, trà đặc vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nên chia bữa chính thành các bữa nhỏ để dễ tiêu hóa. Khi ăn không nên cố gắng ăn quá no vì sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
  • Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn có thể được tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Thời gian giữa các bữa cần khoa học, tránh ăn khuya, bỏ bữa, ăn muộn.
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để cơ thể được khỏe mạnh.
  • Giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, suy nghĩ tích cực để việc điều trị có hiệu quả tích cực hơn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

10 loại thức ăn gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa?

Thực phẩm góp phần cung cấp dinh dưỡng, năng lượng để duy trì sức khỏe và thực hiện các hoạt...

Phương Pháp Xét Nghiệm Marker Ung Thư Dạ Dày

Marker ung thư dạ dày là những dấu ấn của bệnh ung thư dạ dày tồn tại trong máu của...

Ung thư dạ dày: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính thường gặp. Bệnh nguy hiểm, dễ di căn và có khả năng...

kinh nghiệm điều trị ung thư dạ dày

Các phương pháp chữa ung thư dạ dày phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa ung thư dạ dày. Có đôi khi người bệnh chỉ cần sử...

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày

Thừa cân, hút thuốc lá, ăn mặn... có thể gây ung thư dạ dày nhưng không phải ai cũng biết....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *